Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp - khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm

MỤC LỤC

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp - khu chế xuất tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư nước

Vùng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển mạnh về công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, các ngành công nghiệp công nghệ cao, có ưu thế để hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ lớn trên cả nước nhờ nguồn nhân lực đã qua đào tạo bài bản; dân số đông và điều kiện tự nhiên lí tưởng thuận lợi cho phát triển dịch vụ và du lịch. Các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN, KCX của Vùng thuộc mọi thành phần kinh tế, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp có sẵn tại các khu đô thị lớn trước khi các KCN được thành lập (đa phần là doanh nghiệp Nhà nước) có xu hướng di dời sản xuất từ nội thành hay khu vực dân cư vào KCN, ít đơn vị thuê đất để thành lập mới, vì vậy quy mô vốn đầu tư bình quân của đầu tư trong nước không cao. Giai đoạn 1993-1997, lượng vốn ĐTNN vào sản xuất kinh doanh của các KCN, KCX trong vùng tăng dần nhưng tương đối thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ (13%) trong tổng vốn đăng ký ĐTTTNN qua 14 năm do việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN rất chậm, thời gian xây dựng KCN thường là 5-7 năm, cầu tiêu dùng thấp nên đầu tư kém hiệu quả, các nhà đầu tư chỉ đầu tư cầm chừng , môi trường đầu tư kém hấp dẫn hơn so với vùng KTTĐ Nam Bộ.

Đến năm 2006, tỷ trọng CNĐP trong tổng giá trị SXCN toàn ngành công nghiệp tại vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đạt xấp xỉ 40%; CNĐP đang dần vươn lên chiếm vị trí số 1 về các chỉ tiêu chủ yếu (năng lực sản xuất, sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách, thu hút lao động…) như thép nhựa,, phân bón tổng hợp NPKK, dệt may, da giày, chế biến nông-lâm thuỷ hải sản, chế biến gỗ… Ngay cả ngành cơ khí là ngành mà CN trung ương có thế mạnh áp đảo trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới thì nay CNĐP đang dẫn đầu 1 số ngành như sản xuất xe máy và phụ tùng, quạt điện, dây và cáp điện, máy điều hoà, tủ lạnh…. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hệ số lan toả của các KCN từ 1,3 đến 1,5, thông qua tạo ra các tầng lao động khác nhau, đặc biệt là tầng dịch vụ ngoài hàng rào KCN (dịch vụ nhà ở, ăn uống, sản xuất và chế biến thực phẩm, dịch vụ văn hoá…); theo hệ số này, các KCN trên cả nước hiện nay có thể thu hút khoảng 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 2 triệu lao động gián tiếp phục vụ cho sản xuất. Kết quả điều tra của Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho thấy, về cơ bản các doanh nghiệp trong các KCN thực hiện dúng quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động, (96% giao kết hợp đồng có thời hạn từ 1 – 3 năm và hợp đồng không xác định thời hạn); tiền lương thực trả cao hơn tiền lương ghi trong hợp đồng từ 14-15% (không vi phạm trong việc áp dụng tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định); trong các năm 2001-2005, tiền lương thực trả có xu hướng tăng từ 10-25%/năm; chênh lệch giữa tiền lương thực trả cho lao động có chuyên môn kỹ thuật cao nhất so với lao động phổ thông là 3,5 lần; thu nhập bình quân 1 lao động trong các khu KCN tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động trong các KCN tương đối tốt, do mới được thành lập và cú trang thiết bị, mỏy múc hiện đại; ắ số doanh nghiệp được điều tra đã có tổ chức công đoàn với 80% người lao động tham gia công đoàn; 56% doanh nghiệp đã có thoả ướ lao động tập thể và 45% có cán bộ hoà giải cấp cơ sở.

Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, về cơ bản lao động vào làm việc trong các KCN được phân công làm việc đúng ngành nghề đào tạo; phần lớn lao động Việt Nam đảm nhận công việc thuôc nghề bậc trung và bậc cao (trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị); tỷ lệ lao động gián tiếp trong các doanh nghiệp thuộc KCN rất thấp (khoảng 12%); một bộ phận lao động Việt Nam đã đảm đương công việc quản lý cao cấp; lao động là người nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp (dưới 2%), chủ yếu là lao động quản lí, chuyên gia, công nhân lành nghề bậc cao, nghệ nhân và đang có xu hướng giảm. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết và phân biệt ba phương thức hình thành và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như sau: thứ nhất, FDI đi trước và kéo các công ty khác đầu tư phát triển các hoạt động phụ trợ; thứ hai, phát triển trước công nghiệp phụ trợ rồi mới thu hút FDI; thứ ba, đồng thời với sự gia tăng FDI, ngành công nghiệp phụ trợ cùng hình thành và phát triển.

Bảng 2.3. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX vùng  kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (so sánh theo trung bình năm) giai đoạn 1993-2006 (tính theo  vốn đăng ký của các dự án được cấp giấy phép đầu tư)
Bảng 2.3. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (so sánh theo trung bình năm) giai đoạn 1993-2006 (tính theo vốn đăng ký của các dự án được cấp giấy phép đầu tư)

Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp - khu chế xuất vùng

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp - khu chế xuất

    Chiến lược phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian tới cần xác định những bước đi phù hợp trong xây dựng và phát triển khu công nghiệp, phù hợp với từng thời kỳ, từng khu vực có nhiều lợi thế, xây dựng quy hoạch cụ thể và có kế hoạch đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hôi cho phát triển khu công nghiệp, đô thị công nghiệp. Trong năm năm tới, thu hút ĐTTTNN mới và mở rộng tăng vốn dự kiên đạt khoảng 5 tỷ USD ( trong đó thu hút mới khoảng 600 dự án) với đặc điểm là sẽ tăng trong giai đoạn từ 2005-2007 phù hợp với xu thế phục hồi kinh tế thế giới, những cải cách về môi trường ĐTNN của Việt Nam, những ngành và lĩnh vực có khả năng thu hút thêm vốn đầu tư và việc gia nhập WTO của Việt Nam. Nhà nước cần dành kinh phí thoả đáng từ ngân sách nhà nước cho công tác vạn động xúc tiến đầu tư; tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và các chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN để các nhà đầu tư và người dân được biết; cung cấp miễn phí các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư; hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có công thu hút các nhà đầu tư vào KCN.

    Do những tác động quan trọng cũng như vai trò chiến lược của các KCN trong sự phát triển kinh tế cần phải có một tầm nhìn, một kế hoạch dài hạn cho sự xây dựng các KCN và đưa ra những chính sách thích hợp cho các loại hình công nghiệp cần khuyến khích đầu tư vào các khu này để tạo ra sự liên kết giữa các KCN và các doanh nghiệp KCN, phát sinh ra lực đẩy khôn ngừng khởi động sự phát triển kinh tế nước nhà, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Thực hiện các chương trình vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác cụ thể theo hướng: tiếp xúc trực tiếp ở các cấp khác nhau (kể cả Chính phủ, Nhà nước), với các công ty, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ để xúc tiến thực hiện một số dự án quan trọng được lựa chọn, đồng thời cam kết hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án này nhằm mở đường cho việc thu hút các công ty trực thuộc và hoặc có quan hệ kinh doanh với các tập đoàn nói trên đầu tư vào KCN; mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính, các công ty tư vấn, xúc tiến ĐTNN. Tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các chương trình xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực theo hướng sau: xây dựng và cập nhật thường xuyên các chương trình hành động quốc gia về tự do hoá, thuận lợi hoá và xúc tiến đầu tư mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC và ASEM; tham gia tích cực vào chương trình hợp tác và tham vấn giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước thành viên, đồng thời tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác để xác định các rào cản đối với đầu tư và kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư của khu vực nói chung và từng nước thành viên nói riêng; duy trì, mở rộng quan hệ hợp tác xúc tiến đầu tư với các tổ chức quốc tế như WB, IFC, FIAS, MIGA, ESCAP theo chương trình đã thoả thuận.