MỤC LỤC
Sau khi tiến hành cải cách nền kinh tế năm 1986 nền kinh tế Việt Nam dần mở cửa để cho nền kinh tế phát triển theo quy luật vốn có của nó-nền kinh tế thị trường cũng là lúc các nhà đầu tư nước ngoài thăm dò và bắt đầu bỏ vốn để đầu tư vào Việt Nam. Nhưng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một quốc gia, nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định và nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.
Việc huy động vốn trong xã hội, mà chủ yếu là từ khu vực tư nhân và dân cư an toàn hơn nhiều so với việc in tiền hay vay từ nước ngoài bởi nó hạn chế được lạm phát hay nguy cơ nợ nước ngoài, cũng theo hướng này, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy nhanh, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sự lớn mạnh, ổn định nguồn lực vốn trong nước giúp hạn chế những mặt tiêu cực của nguồn lực nước ngoài tới nền kinh tế, đồng thởi tạo dựng một khung xương vững chắc cho nền kinh tế, chống lại những cơn sóng gió từ thị trường kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Như chúng ta đã biết, đầu tư phát triển là một điều sống còn trong thời đại ngày nay, chỉ có đầu tư phát triển và mở rộng sản suất thì mới có thể có khả năng tồn tại và phát triển trong thời đại này, và không chỉ có đầu tư trong nước mà các doanh nghiệp còn vươn cánh tay của mình ra nước ngoài.Trong phạm vi của đề tài này thì chúng ta chỉ xem xét tới ảnh hưởng của hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài đối với các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào. Trước hết chúng ta xét tới FDI: thực tiễn thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư này chỉ thực sự tích cực và góp phần làm dịu lạm phát khi chúng làm tăng cung những hàng khan hiếm, tăng nhập khẩu phụ tùng thiết bị sản xuất và công nghệ tiên tiến, từ đó làm tăng tiềm lực xuất khẩu, khả năng cạnh tranh, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nước chủ nhà và giúp hạn chế sức ép tăng tỷ giá tiền tệ thực tế.
Với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đầu tư từ khu vực nhà nước luôn chiến tỉ lệ cao trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tỉ lệ này đạt khoảng 50% và hiện có xu hướng ngày càng tăng. Chi phí đầu tư phát triển của NSNN cho các ngành kinh tế thì tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải, bưu chính viễn thông chiếm khoảng 35,3%, lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiến khoảng 22,5%, cho các lĩnh vực còn lại bao gồm khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao chiến khoảng 36,7%. Không ít các công trình xây dựng khi mới bàn giao đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã nhanh chóng xuống cấp và hư hỏng…Việc sai phạm dẫn tới những tổn thất về chất lượng không chỉ từ phía các đơn vị thi công mà ngay từ các đơn vị tư vấn thiết kế, các cơ quan thẩm tra, thẩm định kinh tế….
Mặt khác trong khi nhà nước có những nỗ lực nhằm cải cách những doanh nghiệp hiện có và làm cho nó hiệu quả hơn thì những DNNN mới thành lập chỉ vì lí do có những do có những dự án về cơ sở hạ tầng thay thế nhập khẩu. Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư góp phần quan trọng vào nguồn vốn đầu tư phát triển chiếm khoảng 25%và ngày càng quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay kih mà xu hướng đầu tư nước ngoài đang giảm sút, thì đây sẽ là một nguồn bù đắp quan trọng. Tuy nhiên, dòng đầu tư nước ngoài vào Việt nam thực sự có những bước đột phá hơn hẳn sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế WTO( 2006) và bình thường hóa quan hệ Việt Mĩ( hiệp định PNTA- 2006).
Hiện có 23 tổ chức tài trợ ODA đa phương cho Việt Nam, bao gồm ADB, WB, JBIC, KFW, AFB(5 nhóm ngân hàng), Ủy ban Châu Âu( EC), Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ( OPEC), quỹ Kuwait, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc( UNDP), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, tổ chức y tế thế giới(WTO), chương trình lương thực thế giới( WTO), IMF,…. Trong ngành năng lượng điện, vốn ODA còn đầu tư để phát triển hệ thống đường dây và mạng lưới phân phối điện, bao gồm các dự án đường dây 500 KV , gần 50 trạm biến áp của cả nước, cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và thành phố. Pháp với vốn viện trợ cam kết lớn thứ hai trong các nhà tài trợ và đứng đầu khối EU là 370,4 triệu USD cũng cho biết nguồn vốn ODA sẽ được sử dụng trong bốn lĩnh vực ưu tiên là giao thông đô thị , đường sắt, môi trường( quản lí nhà nước và rác thải), phát triển nông thôn.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn tạo ra nhiều hàng hóa trong thị trường trong nước góp phần thay thế hàng nhập khẩu, và khu vực này cũng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao nhất làm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế cho nước ta với kim ngạch xuất khâủ bằng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cá nước. Ví dụ trong các năm qua khi đầu tư trong nước tập trung vào ngành thủy sản tăng diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng làm cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển, ngay lập tức có công ty nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản hoặc trong ngành công nghiệp may mặc là nơi thu hút vốn đầu tư khá do vận dụng được nguồn lao động rẻ. Các năm qua vốn đầu tư trong nước tăng thêm song lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng ngày càng giảm- không chỉ ở FDI mà ngay cả ODA nếu không có biện pháp điều chỉnh để tăng trở lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì các năm tới trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong năm Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội như, hỗ trợ người nghèo ăn Tết; hỗ trợ người lao động mất việc làm; trợ cấp cho công chức thu nhập thấp; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo; triển khai chương trình giảm nghèo nhanh bền và vững ở 62 huyện nghèo nhất; hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư; xây dựng nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp tập trung cho người có thu nhập thấp; điều chỉnh tăng lương tối thiểu…. Chẳng hạn sự đầu tư ồ ạt của nguồn vốn nước ngoài trong thời gian qua đã làm cho thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản của nước ta nóng lạnh bất thường,gây ra tình trạng bong bóng làm cho giá trị của cổ phiếu,bất động sản vượt quá mức giá trị thực của nó gây ra tình trạng đóng băng ở mức giá cao.
Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh tế vĩ mô ổn định,không gặp những rủi ro do các yếu tố chính trị xã hội hay môi trường kinh doanh gây ra.Nền kinh tế có thể chủ động kiểm soát được quá trình tăng trưởng,chủ động tái lập được trạng thái cân bằng mới và đó cũng đồng thời là việc tạo ra cơ sở cho sự ổn định lâu dài và vững chắc,ổn định về tốc độ tăng trưởng,lãi xuất,tỷ lệ lạm phát,tình hình thâm hụt ngân sách,tỷ giá hối đoái,…Chính phủ có thể can thiệp bằng những công cụ điều tiết vĩ mô như chính sách tài. Trong sự vận động khác nhau không ngừng, luôn biến động của thế giới bất kỳ quốc gia nào cũng phải hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.Vì vậy Việt Nam hiện nay đang nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để thúc đẩy phát triển kinh tế Đảng và nhà nước đã có những nhận định đúng đắn đối với vai trò của đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là vai trò của hai nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Đặt nguồn vốn đầu tư trong điều kiện hơn 10 năm đổi mới chúng ta đã thu được những thành tựu quan trọng đáng tự hào và đã có nhiều cố gắng để giải quyết mối quan hệ giữa hai nguồn vốn,đặc biệt chúng ta đã và đang hoàn thiện hàng loạt các chính sách kinh tế cũng như các biện pháp ưu đãi phù hợp dựa trên những nguyên tắc về kinh tế thị trường một cách triệt để nhằm thỏo gỡ những khú khăn những bất cập cũn tồn tại.