Đánh giá thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn ngoại thành Hà Nội

MỤC LỤC

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn ngoại thành Hà Nội theo các hạng mục

Ngoài các xã được cải tạo hệ thống điện nông trong đề án điện nông thôn như các xã Phú Diễn, Đặng Xá, Long Biên, Lệ Chi, Mai Lâm, Liên Hà, Đại Áng … thì còn có các xã bổ sung nằm ngoài đề án điện nông thôn theo nghị quyết số 30/2002/NQ-HĐ là bổ sung 20 xã còn lại vào Đề án điện nông thôn, đảm bảo toàn bộ 112 xã ngoại thành Hà Nội được đầu tư. Để phát huy hiệu quả cao các hệ thống công trình đã có trong việc phục vụ sản xuất và đáp ứng yêu cầu chất lượng tưới tiêu ngày càng cao, tưới tiêu khoa học, cấp nước theo yêu cầu sinh trưởng của cây trồng và phù hợp với cơ chế quản lý trong nông nghiệp hiện hành nên việc kiên cố hóa đồng bộ hệ thống kênh mương từ đầu mối đến mặt ruộng là một yêu cầu tất yếu khách quan được đặt ra để đáp ứng các yêu cầu trên đồng thời cũng thực hiện một bước chủ trương công nghiệp hóa. Kiên cố hóa kênh mương tưới nhằm tưới chủ động, khoa học, nâng cao hiệu quả tưới thông qua việc tiết kiệm nước, giảm giá thành sản phẩm tưới, phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất các sản phẩm hàng hóa có công nghệ, chất lượng, giá trị cao, sạch góp phần phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng sinh thái, đô thị và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Bảng 7: Đầu tư hệ thống điện nông thôn ở các vùng
Bảng 7: Đầu tư hệ thống điện nông thôn ở các vùng

ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH

Kết quả và hiệu quả đạt được

Trước tình hình đó, Uỷ ban nhân dân thành phố đã báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố xin được bổ sung vốn đầu tư và giao cho Sở Công Nghiệp soạn thảo văn bản hướng dẫn ban quản lý dự án các Huyện triển khai lập dự án cải tạo lưới điện nông thôn theo các tiêu chí chung để nâng cao chất lượng công trình và tăng hiệu quả đầu tư trên cơ sở tận dụng triệt để vật tư thiết bị hiện có còn tốt để tiếp tục sử dụng nhằm tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng và khống chế tổng mức đầu tư trong phạm vi có thể chấp nhận được. Về công suất nguồn điện, do được cải tạo nâng cấp và bổ sung nhiều TBA theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương (chủ yếu phục vụ sinh hoạt và phát triển tiểu thủ công nghiệp) nên về cơ bản lưới điện các xã sau cải tạo đã đáp ứng đủ công suất theo yêu cầu phụ tải nâng mức bình quân công suất điện sử dụng trên 1 hộ, chấm dứt các tình trạng TBA thường xuyên quá tải như những năm trước. Nhìn chung lưới điện các xã sau khi cải tạo đã đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định nên độ an toàn cao: hầu hết các tuyến dây đã được sử dụng dây bọc thay cho dây trần (trừ các tuyến dây cấp điện cho các trạm bơm ngoài đồng ) cột điện đều dùng loại cột bê tông 6.5 - 8.5m thay thế cho các cột gỗ, cột tre đảm bảo độ cứng vững và chiều cao cần thiết nên sử dụng được an toàn mức độ chống tổn thất cao, số lần sự cố giảm đi rừ rệt.

Bảng 13:  Kết quả đầu tư cho lĩnh vực điện nông thôn
Bảng 13: Kết quả đầu tư cho lĩnh vực điện nông thôn

Những tồn tại và nguyên nhân 1. Những tồn tại

Thứ hai, việc đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực của hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ cả về mặt không gian và thời gian, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các ngành và các lĩnh vực để tạo thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, dẫn đến hạn chế sự phát huy tác dụng tổng hợp của cả hệ thống cơ sở hạ tầng và hiệu quả hoạt động của từng loại công trình hạ tầng thấp. Thứ tư, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ngoại thành những năm gần đây mặc dù đã có nhiều đổi mới và hoàn thiện, nhưng nhìn chung vẫn còn nhỏ bé và ở trình độ thấp, hiệu quả và tác động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ngoại thành Hà Nội. Mặc dù vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ngoại thành, nhưng lượng vốn đầu tư còn nhỏ so với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo chiều sâu và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng ngày càng cao.

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Quan điểm phát triển

    Nghị quyết 15 của Bộ chính trị và Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội đã chỉ rừ “Phỏt triển nụng nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng nụng nghiệp, đô thị, sinh thái; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên phát triển nông nghiệp sạch, các nghề, làng nghề truyền thống, làng nông nghiệp du lịch sinh thái; đầu tư phát triển công nghệ mới, tạo giống mới phục vụ sản xuất nông nghiệp; chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch”. Để thực hiện được tốt nghị quyết thì việc xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng hiện có ở ngoại thành phải có sự chuẩn bị chu đáo, quy hoạch tổng thể và chi tiết theo hướng hiện đại hóa nhưng phải phù hợp với thực tế, tránh những khiếm khuyết hiện tại đã mắc phải. Nhưng thời gian tới, hệ thống giao thông phải được hoàn chỉnh đồng bộ, phải tạo được hệ thống giao thông công cộng nối liền thành phố trung tâm với các đô thị và các điểm dân cư ngoại thành cho cả đường liên huyện, liên xã, liên thôn để tạo mối liên hệ giữa các điểm dân cư, giữa các trung tâm xã, các thị tứ với hệ thống đô thị toàn thành phố nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết cho việc triển khai các hoạt động cơ giới sản xuất nông nghiệp, lưu thông phân phối hàng hóa.

    Bảng 18  : Một số chỉ tiêu cơ bản trong thời gian tới ngoại thành  Hà Nội
    Bảng 18 : Một số chỉ tiêu cơ bản trong thời gian tới ngoại thành Hà Nội

    Giải pháp chung 1. Giải pháp về vốn

      Tuy nhiên, phương thức này vẫn có hạn chế: trong điều kiện hiện nay, việc huy động mang tính chất Nhà nước, tính chất nghĩa vụ của công dân đối với xã hội và được sử dụng các công trình ngoài thôn làng, thậm chí ngoài xã dẫn đến sự không trùng khớp giữa việc huy động đóng góp và hưởng thụ thành quả khi công trình hạ tầng được tạo ra, làm cho tính chất nghĩa vụ của người dân tăng lên. Nghị qưyết Đại hội Đảng VIII đã xác định “Tranh thủ thu hút nguồn tài trợ phát triển chính thức ODA đa phương và song phương, tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ và quản lý, đồng thời dành một phần vốn tín dụng đầu tư cho các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. Khắc phục tình trạng đào tạo theo diện hẹp, ngành hẹp, chuyên môn hóa quá sớm, nâng cấp, phát triển ngành cũ, điều chỉnh lại nội dung và cơ cấu ngành, môn học, xây dựng một số ngành đào tạo mới, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề đào tạo các trường đại học như Đại học Thuỷ lợi, Lâm nghiệp, Nông nghiệp cần kết hợp xây dựng những ngành trọng điểm, mũ nhọn.

      Các giải pháp gắn với từng nội dung đầu tư 1.Hệ thống điện nông thôn

        Để thực hiện thành công việc đào tạo và phát huy vai trò nguồn nhân lực ở nông thôn thì việc đổi mới,cải tiến, nâng cấp nội dung, chương trình và phương pháp hình thức đào tạo cùng với xây dựng và thực hiện các quy định, chế độ, chính sách phù hợp là hết sức cần thiết và cấp bách. Điều này góp phần thực hiện công bằng xã hội, vì dân cư thành thị đã được hưởng lợi từ các cơ sở hạ tầng do nhà nước đầu tư xây dựng, mặt khác giao thông nông thôn phát triển sẽ góp phần cải thiện đời sống của dân cư thành thị (ví dụ như giá của một số mặt hàng nông sản sẽ giảm đi…). Thứ tư, để có một lượng vốn lớn và đầu tư có hiệu quả cho các hệ thống công trình thuỷ lợi (bao gồm cả xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa…) thực hiện yêu cầu “hãy bắt đầu từ thuỷ lợi hóa” để phát triển nông nghiệp nông thôn, thì vốn đầu tư phải gắn với các giải pháp chống tham nhũng, lãng phí một cách kiên quyết và hữu hiệu.