MỤC LỤC
Ở nước Việt Nam,một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho xây dựng thị trường chứng khoán là việc thành lập ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước( Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Ngày 1/8/1998 Chủ tịch uỷ ban Chứng khoán ra quyết định số 128/1998/QĐ-UBCK ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giao dịch Chứng khoán, khẳng định trung tâm giao dịch là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Như vậy, cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán là sự mở rộng và phát triển ngày càng đa dạng hơn của hệ thống tài chính trên cả bốn thành phần thị trường tài chính, tổ chức tài chính, công cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính. Hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu… Khi chứng khoán của doanh nghiệp được niêm yết, thông qua giá chứng khoán hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh.
Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Như vậy, có rất nhiều yếu tố tác động lên của thị trường chứng khoán và nhà nước cần có các biện pháp, chính sách hợp lý để thị trường chứng khoán có thể phát triển toàn diện.
Trên thị trường không chính thức, các hoạt động mua bán cổ phiếu diễn ra hết sức sôi động với hơn 100 loại cổ phiếu được giao dịch khá thường xuyên, tiêu biểu là cổ phiếu của Công ty Sữa Việt Nam, Giống Cây trồng miền Nam, Dầu Tường An, Dược Hậu Giang, Bảo Minh. Cùng với tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế Việt Nam, tình hình hoạt động kinh doanh của phần lớn các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng đạt những kết quả khả quan, đặc biệt các công ty này đã có những tiến bộ đáng kể trong công tác công bố thông tin.
So với GDP tính theo giá thực tế năm 2007, thì tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 43%Tuy nhiên, nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, thì tổng giá trị vốn hóa thị trường của Việt Nam mới đạt khoảng 30,7 tỉ USD, còn thấp xa so với quy mô của các thị trường trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới. Số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chính thức có trên 307 nghìn tài khoản, mặc dù tăng nhanh so với các thời điểm trước đây, nhưng so với dân số thì chiếm chưa đến 0,4%, thấp rất xa so với nhiều nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới (Trung Quốc là 7%).
Giá giao dịch trên OTC suy giảm cực mạnh, lùi về mệnh giá và thậm chí tuột khỏi 10.000 đồng, trong đó có cả ngành ngân hàng, sau giai đoạn đỉnh cao năm 2007. Tõm lý nhà đầu tư nội vốn quan sát động thái mua bán của khối ngoại để ra quyết định cũng hoảng sợ và xả hàng theo, góp phần kéo Vn-Index lùi gần 70% giá trị.
Các cổ phiếu của cổ đông sáng lập và thành viên ban điều hành không nhằm mục đích đầu tư mà là để quản lý kiểm soát, còn đối với các đối tác chiến lược là để giữ lại để có phần được kiểm soát và dựa vào triển vọng phát triển của công ty trong một thời gian dài. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của CBV-20 chiếm tới hơn 70% tổng giá trị vốn hóa thị trường của gần 200 chứng khoán niêm yết hiện nay và tổng giá trị giao dịch của CBV-20 chiếm hơn 60% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đầu tư vào CBV- SmallCap Growth là đầu tư vào danh mục bao gồm 10 công ty tăng trưởng trong 30 công ty CBV-Small Cap có tỉ lệ P/B trung bình trong 6 tháng gần đầy cao nhất, hay có giá thị trường gần đây cao nhất so với giá trị sổ sách của cổ phiếu. Những vấn đề này có thể giải thích từ bản thân nội tại của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính của doanh nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh và dự báo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.Đối với doanh nghiệp niêm yết mà hiện nay hệ số P/E của cổ phiếu đó thấp hơn mức P/E của thị trường có thể thị trường chưa có điều chỉnh kịp thời đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nói cách khác là hiện cổ phiếu đó đang bị đánh giá thấp bởi thị trường, kết quả kinh doanh không thực sự ổn định, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là kém hay dự báo không khả quan về tương lai hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Đối với doanh nghiệp niêm yết mà hiện nay hệ số P/E của cổ phiếu đó cao hơn mức P/E của thị trường là do doanh nghiệp có sự tăng trưởng ổn định qua các năm, tình hình tài chính lành mạnh và có khả năng tự chủ về tài chính, ngành nghề sản xuất kinh doanh có khả năng cạnh tranh cao hay nhà đầu tư kỳ vọng vào sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
- Yếu tố lạm phát ảnh hưởng đến chỉ số P/E, lạm phát cao, hàng tồn kho và chi phí khấu hao có khuynh hướng giảm đi vì chi phí thay thế hàng hoá và trang thiết bị tăng theo mức giá chung của thị trường, do đó, tỷ lệ P/E có khuynh hướng thấp hơn trong suốt thời gian lạm phát cao bởi lợi nhuận đã bị bóp méo đi, lớn hơn với con số thực tế. Chỉ số lợi suất danh mục thị trường hàm chứa các yếu tố như tốc độ tăng trưởng GDP, giá các tài sản tài chính khác, thị hiếu kỳ vọng của nhà đầu tư,…do đó chỉ số danh mục thị trường có thể coi là tổng hoà của các yếu tố thị trường và đại diện cho thị trường.
Tất nhiên 500 cũng chưa thể đại diện được cho thị trường, nhưng nó có khả năng thay thế khá tốt, vì có rất nhiều cố phiếu có đặc tính giống nhau, đồng biến, nên việc loại bớt một số tài sản có cùng tính chất vẫn đảm bảo danh mục vận hành theo các đặc tính chung của thị trường. Như vậy lợi suất danh mục thị trường là một bộ phận cấu thành của lợi nhuận đầu tư dựa trên việc tăng hoặc giảm các mức giá của các chứng khoán trên thị trường ta sẽ đánh giá được giá trị thị trường của công ty.
Trong tình hình thị trường có nhiều biến động do tác động của các yếu tố khác nhau, các chuyên gia về tài chính đều nhận thấy rằng việc tính toán và công bố chính thức hệ thống các số liệu tài chính nói chung và chỉ số lợi suất danh mục thị trường nói riêng là rất cần thiết để tạo lập cho thị trường một cơ sở để định giá doanh nghiệp, định giá các tài sản tài chính và định giá các chứng khoán. Chỉ số lợi suất danh mục thị trường được xây dựng dựa trên tất cả các tài sản trên thị trường vì vậy nó giúp nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát để từ đó có những quyết định đầu tư hợp lý và đúng đắn.
Điều khác biệt duy nhất của lãi suất so với các loại giá cả khác là nó chính là giá của một loại hàng hóa rất trừu tượng.Đó là cái giá phải trả cho "sự trì hoãn thanh toán, cụ thể hơn là chi phí cơ hội do việc không có sẵn tiền mặt gây ra, chẳng hạn bất tiện khi cần thanh toán mà không có tiền hoặc có nhu cầu sử dụng bây giờ nhưng không thể thỏa mãn được ngay lập tức, v.v.Trong quan hệ tín dụng lãi suất được thể hiện là lãi suất cho vay đối với người cho vay. Lãi suất và lợi suất danh mục thị trường luôn là vấn đề được bất cứ nhà đầu tư nào quan tâm, bởi nó sẽ quyết định lợi nhuận của họ, chúng cao hay thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đầu tư của các cá nhân, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của nhiều doanh nghiệp.Hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau, việc giảm lãi suất sẽ có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán bởi khi giảm lãi suất sẽ có sự cắt giảm lãi suất cho vay kinh doanh.
Các mô hình sử dụng trong tính toán phân tích lợi suất danh mục thị.
Một danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các chứng khoán đang được giao dịch trên thị trường, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hay bất động sản… Danh mục thị trường là một danh mục đầu tư bao gồm tất cả những tài sản có nguy cơ chiếm rủi ro trên thị trường và mỗi tài sản trong danh mục này chiếm một tỷ lệ đúng bằng giá trị thị trường của tài sản đó trong tổng giá trị của toàn bộ thị trường. Gordon chúng ta có thể hiểu tại sao việc gia tăng lạm phát ,và tăng giá ảnh hưởng nhiều tới việc tăng hoặc giảm giá trị của cổ phiếu.Mô hình Gordon chỉ thích hợp nhất với những công ty đang tăng trưởng với một tỉ lệ bằng hoặc thấp hơn mức tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế và cú chớnh sỏch chi trả cổ tức ở tương lai rừ ràng và đáng tin cậy.
Tuy nhiên trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, cầu chứng khoán mạnh dẫn đến cổ phiếu bị định giá quá cao trong bối cảnh cung chứng khoán mới phát hành bị hạn chế qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng” và xuất hiện hiện tượng “bong bóng”. Mặc dù năm 2008 thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động tiêu cực nhưng như nhà đầu tư, tỷ phú Warrant Buffet đã nói “ Hãy biết sợ khi người khác đang tham lam và tham lam khi mọi người đang sợ hãi”, do vậy với những nhà đầu tư thông minh và sáng suốt thì chiến lược mua cổ phiếu vào lúc thị trường khủng hoảng là không có gì đáng ngạc nhiên.