Vai trò của nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN

Quy mô và cơ cấu nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn

Số lượng nguồn lực con người phản ánh qua quy mô dân số, lực lượng lao động và tốc độ gia tăng dân số trong một thời kỳ nhất định. Trên thực tế, quy mô nguồn lao động nước ta còn lớn hơn mức gia tăng của dân số bởi số người ra khỏi độ tuổi lao động trong năm vẫn có nhu cầu việc làm. Với quy mô và dân số đó thì lao động ở nông thôn vẫn còn chiếm tuyệt đại đa số về mặt số lượng, trong khi đó tốc độ gia tăng dân số ở nông thôn lại nhanh hơn so với khu vực thành thị.

Trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước xu hướng chung có tính quy luật là tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần. Tỷ trọng lao động trong ngành nông-lâm- ngư nghiệp có xu hướng giảm dần, lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, và dịch vụ tăng mặc dù tốc độ còn chậm. Nông thôn chiếm gần 75% dân số và lao động nhưng chỉ chiếm 47,38% lực lượng lao động được đào tạo cả nước đặc biệt trong gần 60% lao động làm việc ở lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thì số lao động được đào tạo mới chỉ chiếm 7%.

Như vậy cần phải có biện pháp cân đối lại cơ cấu nông nghiệp để từ đó xác định cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn một cách hợp lý.

Bảng 1: Nguồn nhân lực tính theo dân số ở nông thôn và thành thị  thời kỳ 1990 – 2004
Bảng 1: Nguồn nhân lực tính theo dân số ở nông thôn và thành thị thời kỳ 1990 – 2004

Chất lượng nguồn lao động nông nghiệp nông thôn

    Mức thu nhập thấp như vậy mà tốc độ tăng dân số còn cao, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khoẻ của dân cư nông thôn lại thấp nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao mức sống, phát triển giáo dục, đào tạo và cải thiện sức khoẻ dân cư và người lao động nông thôn. Thêm vào đó điều kiện lao động trong nhiều vùng, nhiều ngành sản xuất còn kém, thậm chí có nơi còn rất khắc nghiệt, môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng, nắng mưa thất thường, các yếu tố sản xuất nguy hiểm và độc hại vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép nhiều lần như thuốc trừ sâu, chất bảo vệ thực vật…. Trình độ trí tuệ thể hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số: trình độ văn hoá, dân trí, học vấn trung bình của một người dân, số lao động đã qua đạo, chất lượng đào tạo, mức độ lành nghề của lao động.

    Nước ta là một trong 10 nước có chỉ số xếp hạng về HDI cao hơn xếp hạng GDP/người trên 20 bậc, điều này chứng tỏ nước ta đã cố gắng gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, quan tâm đến các yếu tố sức khoẻ, y tế, giáo dục…Tuy nhiên phải thừa nhận rằng năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề, khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động của người lao đông nước ta còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong suốt mấy chục năm qua chúng ta đã cố gắng để đạt được tỷ lệ hơn 90% dân số biết chữ nhưng điều đáng buồn là hiện nay đang diễn ra tình trạng tái mù chữ nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa (có xã số người mù chữ lên đến hơn 70%, trong số trẻ em ở độ tuổi đi học chỉ có hơn 50% trẻ em học hết cấp I). Trình độ học vấn và chuyên môn của lao đọng phi nông nghiệp ở nông thông cũng thấp: khoảng 65% tốt nghiệp trung học cơ sở, 35% lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã chưa qua đào tạo tay nghề chuyên môn kỹ thuật, 54- 68% lao động không được đào tạo chuyên môn, chỉ có 8% có trình độ trung cấp trở lên làm việc tại các doanh nghiệp và 4% ở hợp tác xã và hộ gia đình.

    Sự hạn chế này do hàng loạt yếu tố, nó không chỉ thuộc vào trách nhiệm của bản thân người lao động mà còn là yếu tố chủ quan của cơ chế chính sách đào tạo và sử dụng lao động phổ thông cũng như lao động trí thức chưa hợp lý, vì thế chưa tạo ra được động lực kích thích tính tích cực xã hội của họ. Cũng do những đặc điểm này của sản xuất nông nghiệp theo hướng nhỏ, lẻ thêm vào đó cơ chế tập trung bao cấp, quan hệ hiện vật tồn tại trong thời gian dài ở nước ta nên đã hình thành nên một tập tính ở người lao động đó là lười hạch toán, ngại trao đổi, buôn bán và hình thành một loạt thói quen không thích hợp với điều kiện ngày nay. Mặc dù tốc độ tăng năng suất lao động khu vực này mỗi năm đạt 4-5% nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp và cơ giới hóa song hiện tại năng suất lao động trung bình còn thấp chỉ vào khoảng 737 ngàn đồng/người/năm bằng 12,3% năng suất lao động của một lao động công nghiệp và bằng 18% năng suất lao động khu vực dịch vụ.

    Bảng 4: Dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt đông kinh tế thường xuyên chia theo   trình độ học vấn khu vực nông thôn năm 2002
    Bảng 4: Dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt đông kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn khu vực nông thôn năm 2002

    GIẢI PHÁP GểP PHẦN SỬ DỤNG ĐẦY ĐỦ HỢP Lí NGUÔN LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

    Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong khu vực nông thôn

    Hiện nay bản thân ngành chăn nuôi cũng mất cân đối nghiêm trọng nên cũng cần thiết phải đổi mới cơ cấu ngành chăn nuôi sao cho hợp lý, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm từ 30- 35% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ), phát triển đa dạng ngành chăn nuôi tạo ra nhiều sản phẩm phong phú chất lượng cao. Hiện nay vấn đề lao động việc làm, sử dụng có hiệu quả bộ phận lao động nông nghiệp, nông thôn trở nên cấp bách, nó không chỉ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế khi vực nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn lao về phương diện chính trị- xã hội. Các chương trình việc làm và trợ giúp việc làm quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được cụ thể hoá phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và sinh thái của từng vùng để từ đó lựa chọn các biện pháp tạo việc làm có tính khả thi cao; tránh tình trạng hình thức theo kiểu “làm thì láo báo cáo thì hay” hoặc thả nổi, cho rằng đó là công việc tự thân của nông dân, nông nghiệp nông thôn.

    Phát triển công nghiệp nông thôn, khôi phục và mở mang các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới theo phương châm “mỗi làng một nghề” từ đó làm biến đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần về số hộ thuần nông, tăng tỷ lệ hộ phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra cũng cần tăng cường liên doanh liên kết, hợp tác và đầu tư với các nước trong khu vực và trên thế giới trong quá trình phát triển nông nghiệp để tranh thủ vốn, công nghệ và kỹ thuật sản xuất, chế biến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu, đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng làm tăng hiệu quả sản xuất, thu hút và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động nông thôn. Ngoài quy mô và số lượng đào tạo phải chú ý đến chất lượng và lấy chất lượng là yếu tố hàng đầu, đi đôi với nhu cầu đa dạng hoá về ngành nghề nên hướng vào đào tạo một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, sử dụng công nghệ hiện đại phục vụ cho nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

    Thực hiện gắn bó chặt chẽ giữa đào tạo nghề kỹ thuật với quá trình lao động sản xuất, thực hiện học đi đôi với hành, gắn cơ sở dạy nghề trung tâm đào tạo nghề các huyện, thị trấn với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn với những hình thức thích hợp hiệu quả.

    KẾT LUẬN

    Như vậy tiền công lao động hợp lý, tổ chức lao động đúng đắn là cơ sở để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. Mặc dù nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn ở nước ta có những đặc điểm riêng khác biệt và việc sử dụng đầy đủ hợp lý nguồn lao động trong nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự phấn đấu nỗ lực của các ngành, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước và quan trọng hơn đó là sự phát triển của chính nền nông nghiệp sẽ giúp cho nguồn nhân lực nước ta từng bước được nâng cao. Đồng thời sẽ đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

    Trong tương lai không xa nguồn nhân lực trong nông nghiệp sẽ tự tin vững bước đưa nền nông nghiệp nước ta tiến sâu vào hội nhập. Nguồn lao động nông nghiệp sẽ cung nguồn lao động trong các ngành khác góp phần đưa đất nước Việt Nam sánh ngang cùng bạn bè thế giới.