MỤC LỤC
Kế hoạch
Tổ chức Chỉ đạo
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [19]. Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là quy định chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi nhà trường với tư cách là một tổ chức xã hội’ [25,259].
Theo đó, đội ngũ CBQL các trường PTDTNT là tập hợp những người Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường PTDTNT trong cùng một địa phương (tỉnh, huyện) hoặc trong cả nước, cùng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ QLGD trong hệ thống các trường PTDTNT theo quy định của pháp luật. “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [31].
Như vậy, biện pháp là một bộ phận tổ thành của phương pháp, có nghĩa là để sử dụng một phương pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau và cùng một biện pháp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Từ khái niệm về biện pháp, chúng ta có thể hiểu: Biện pháp QL phát triển đội ngũ CBQL trường học là cách tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành của chủ thể QL đối với đội ngũ CBQL trường học nhằm làm cho đội ngũ ngày càng vững mạnh, hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ.
VỊ TRÍ, MỤC TIấU, VAI TRề VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG PTDTNT TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN.
- Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. - Giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giáo dục học sinh ý thức phục vụ quê hương sau khi tốt nghiệp.
Có thể nói, uy tín của người QL là kết quả tổng hợp của các mặt sau: đó là sự gương mẫu toàn diện, có lối sống trong sạch, trình độ nhận thức và vốn sống, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức,… Như vậy, muốn có được năng lực tổ chức – lãnh đạo, người CBQL phải: hiểu biết tâm lý, có óc thực tiễn, có năng lực hoạt động độc lập, sẵn sàng nhận các nhiệm vụ về mình, có tài chỉ đạo đúng đắn, biết xây dựng tập thể có tinh thần phấn khởi làm việc với năng suất và hiệu quả cao. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội đang gặp nhiều khó khăn, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hoá chậm, kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ đói nghèo còn cao, một bộ phận dân trí vùng khó khăn còn thấp, tình trạng dân di cư tự phát đang có diễn biến phức tạp,… Trong khi đó, chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, học sinh đi học không thường xuyên, tỷ lệ bỏ học và học yếu nhiều, hiện tượng “ngồi sai lớp“ xảy ra khá nghiêm trọng; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn thiếu và bất cập; đội ngũ CBQL chủ yếu là người Kinh, số CBQL là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp,… luôn là khó khăn, thách thức rất lớn đối với công tác QLGD. Vì lý do đó, khi phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT phải cụ thể hóa theo các đối tượng, gắn mục tiêu giáo dục với hoạt động thực tiễn địa phương, phõn định rừ ràng thẩm quyền và trỏch nhiệm của người Hiệu trưởng; có chính sách thu hút những người được đào tạo chuyên môn và năng lực QL về công tác; làm tốt công tác luân chuyển CBQL hợp lý bảo đảm tính cân đối giữa các địa phương.
Các nhân tố bên trong hệ thống GD như quy mô học sinh; số lượng và chất lượng đội ngũ GV, CBQL, nhân viên ngành GD; mạng lưới trường lớp của cấp học; các loại hình đào tạo: Chính quy tập trung, vừa học vừa làm; các loại hình trường: Công lập, dân lập, tư thục; sự phân cấp quản lý Nhà nước về công tác GD; nội dung, chương trình, SGK, phương pháp, thời gian GD,. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ và ứng dụng CNTT vào QL, vào việc đổi mới của một số CBQL trường PTDTNT còn nhiều bất cập và hạn chế; trong quá trình QL, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa nhạy bén, linh hoạt; còn lúng túng khi triển khai thực hiện; một số CBQL năng lực chuyên môn thấp, chưa đạt trình độ chuẩn nên không có khả năng chỉ đạo, kiểm tra, do đó thường né tránh việc dự giờ, góp ý để nâng cao tay nghề cho giáo viên, đây là một hạn chế lớn cho công tác phát triển đội ngũ CBQL. Công tác bồi dưỡng cán bộ tuy đã thực hiện, nhưng việc bồi dưỡng chưa đi vào chiều sâu; chưa thực hiện theo một chu trình cụ thể, thường xuyên, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL có thể cập nhật được kiến thức khoa học mới nhất và có giá trị thực tiễn trong công tác tổ chức và chỉ đạo quá trình giáo dục trong đơn vị mình QL.
Thường xuyên phải làm công tác quy hoạch và trong công tác quy hoạch cần chú ý phát hiện, bồi dưỡng những giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có năng lực chuyên môn, có uy tín trong tập thể cán bộ giáo viên ở từng đơn vị để giới thiệu tạo nguồn CBQL kế cận, đáp ứng cho việc thực hiện mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đội ngũ CBQL. Một vấn đề chúng ta phải nhận thức rằng: Việc cụ thể hóa các tiêu chuẩn của CBQL các trường PTDTNT, quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL có được thực hiện tốt hay không còn phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức đúng đắn và sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo ngành GDĐT. Cần tổ chức phối kết hợp đồng bộ cả 6 biện pháp trong công tác xây dựng, quy hoạch và phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông, để hướng tới xây dựng đội ngũ CBQL có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm và nghệ thuật quản lý, trở thành những người làm quản lý “vừa hồng, vừa chuyên” đúng như lời dạy của Hồ Chủ tịch.
Trong các biện pháp quản lý đã và đang được sử dụng, phần lớn là có mức độ thực hiện cao, tuy nhiên mức độ hiệu quả còn thấp; đa số các đối tượng đánh giá ở mức đạt yêu cầu hoặc chưa đạt. Biện pháp 4: Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý và khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho CBQL các trường PTDTNT và đội ngũ kế cận. Trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương, người cán bộ quản lý cần xác định đúng tinh thần trách nhiệm, phải tích cực tự giác học tập, rèn luyện, nêu cao tinh thần tự bồi dưỡng, rèn luyện.
Cập nhật những thông tin mới và vận dụng sáng tạo trong hoạt động quản lý, phát huy được các nguồn lực cho nhiệm vụ phát triển nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2001), Những luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.