MỤC LỤC
Với cơ sở vật chất hiện có của ngành y tế Cần Thơ, cũng đáp ứng phần nào nhu cầu về hoạt động y tế dự phòng như phòng chống dịch, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân,… Nhưng thực trạng ngành y tế Cần Thơ hiện nay cũng không nằm ngoài tình trạng chung của tình hình y tế cả nước, trong thời gian qua ngành y tế Cần Thơ cũng đối mặt với những vấn đề nổi cộm như: tình trạng dịch bệnh bùng phát, thuốc, phương tiện làm việc còn thiếu cho phòng và dập dịch, trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ người dân của đội ngũ y nhân viên y tế chưa tốt. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sự hài lòng công việc của nhân viên trong tổ chức được hiểu là sự hài lòng của nhân viên về các nhân tố có liên quan đến công việc, thể hiện dưới các dạng chủ yếu như: mức độ hài lòng của nhân viên với thu nhập, tính chất công việc, môi trường làm việc, khả năng thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp, phong cách lãnh đạo, văn hoá tổ chức… Do đó phạm vi nghiên cứu của đề tài là xác định các nhân tố nào có liên quan đến công việc và tác động đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên y tế dự phòng tại các Trung tâm y tế dự phòng trên địa bàn TP Cần Thơ, từ đó thiết lập mô hình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng công việc của nhân viên y tế tại các Trung tâm y tế dự phòng TP Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có 7 nhân tố chính có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhân viên y tế tuyến cơ sở, đó là : Mối quan hệ với lãnh đạo; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Lương và phúc lợi; Học tập, phát triển và khẳng định; Môi trường tương tác của cơ quan; Kiến thức, kỹ năng và kết quả công việc; Cơ sở vật chất.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên tương đối hài lòng với công việc hiện tại của họ, đồng thời xác định, đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên và đề xuất 4 giải pháp, trong đó các NHTM cần đặc biệt chú trọng cải thiện nhân tố chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, áp lực công việc và nhân tố lãnh đạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 12 nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc như: Thu nhập; Điều kiện làm việc; Phúc lợi; Đào tạo và hỗ trợ trong công việc; Sự phản hồi; Quan hệ đồng nghiệp; Quan hệ với cấp trên; Sự yêu thích công việc; Sự tưởng thưởng; Cơ hội thăng tiến trong công việc; Đặc điểm công việc; Giao tiếp thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu như một nữa bác sĩ, y tá không hài lòng với công việc của họ, các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự không hài lòng công việc của nhân viên là: Tiền lương; Thiếu thiết bị và đồ dùng cần thiết để chăm sóc bệnh nhân; Đánh giá thực hiện không đầy đủ và phản hồi; Các kênh giao tiếp kém; Sự thiếu tham gia trong qui trình ra quyết định; Sự thiếu quan tâm đến phúc lợi của nhân viên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng có một số nhân tố chung ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong tổ chức như: tiền lương, đặc điểm công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, phức lợi, môi trường làm việc….Mặt khác, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào một trong những mô hình phân tích định lượng kết hợp với phân tích định tính, chủ yếu sử dụng các lý thuyết về hài lòng công việc của các tác giả nghiên cứu trước đó, sử dụng các thang đo likert 5 mức độ và phương pháp phân tích nhân tố để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu. Nếu xét về phương pháp phân tích, hầu hết các nghiên cứu tập trung sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích tần số, phân tích bảng chéo (Cross – tabulation), các công cụ kiểm định thông dụng, sau đó sử dụng kiểm định cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi qui đa biến để xây dựng các mô hình kinh tế lượng để đo lường các chỉ tiêu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp.
Thông qua các nghiên cứu được lược khảo cho thấy, có rất nhiều nghiên cứu mức độ hài lòng của nhân viên hay người lao động trong tổ chức, trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: từ trong các doanh nghiệp sản xuất, giáo dục, ngân hàng, y tế…. Do đó, trong đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ kế thừa các phương pháp của các nghiên cứu trước đó và sẽ có điều chỉnh về thang đo để phù hợp với đề tài nghiên cứu, trong tình hình thực tế đang diễn ra tại địa bàn nghiên cứu. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết cần kiểm định, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lược khảo những nghiên cứu trước có liên quan đến nghiên cứu của đề tài, cuối cùng là đối tượng thụ hưởng và đóng góp của luận văn.
Trong chương này trình hệ thống tài liệu nghiên cứu trước bao gồm các tài liệu về nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng trong ngành dịch vụ nói chung và mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ của các cơ sở y tế trong lĩnh vực dịch vụ y tế. Trình bày phương pháp luận gồm: Các khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; Các lý thuyết về hài lòng công việc; Các thang đo hài lòng công việc;. Tiếp theo là mô hình nghiên cứu gồm: Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình nghiên cứu; Mô hình nghiên cứu; Đề xuất mô hình nghiên cứu; Phương pháp thu thập số liệu như số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp; Thang đo về hài lòng công việc như quá trình hình thành thang đo, ký hiệu thang đo; Cuối cùng là phương pháp phân tích bao gồm: Các phương pháp thống kê, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và ước lượng mô hình bằng phân tích hồi qui đa biến.
Trong chương này trình bày những thuận lợi, khó khăn của hệ thống Y tế dự phòng TP Cần Thơ và tình hình nhân lực y tế tại các Trung tâm y tế dự phòng TP Cần Thơ. Bên cạnh đó, trong chương này cũng trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến hài lòng công việc của nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế dự phòng TP Cần Thơ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN