Tổ chức xã hội truyền thống của người Cơ tu tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1. Các khái niệm cơ bản

Cơ sở lý thuyết

Trong nội hàm lý thuyết, mặc dù những phân tích đầu tiên của Claude Levi Straus không áp dụng cho các tổ chức xã hội tộc người mà tập trung vào mảng cấu trúc của những hệ thống thân tộc và sau này là cấu trúc của huyền thoại; và các hệ thống tổ chức theo cách nhìn của Radclife-Brown, dù được thừa nhận là có sự liên kết nhưng vấn đề giải thích những liên kết đó trong khung phân tích của thuyết cấu trúc đã không được giải quyết thỏa đáng,…; nhưng với quan điểm nhấn mạnh sự giao tiếp xã hội, đề cao vai trò các mối liên đới giữa các bộ phận trong một cấu trúc [131], lý thuyết này đã chỉ ra rằng phân tích cấu trúc là cách phân tích nhằm làm nổi bật các quy luật cơ bản chi phối các mối quan hệ trong các tổ chức [130]. Ở đây, chúng tôi không bàn luận đến các yếu tố khuynh hướng này/ hay trường phái kia bị lợi dụng để phục vụ cho một mưu đồ chủ ý nào đó của các cá nhân hay tập thể, chỉ nhìn dưới góc độ nhân học xã hội/ văn hoá, đây là trường phái mà các nhà khoa học có khả năng luận giải tốt các vấn đề biến đổi khi đối mặt với các xã hội không còn sự khép kín, nhỏ hẹp trong một không gian nào đó, mà là một xã hội pha trộn, hỗn hợp của các cộng đồng dân cư, các thể chế chồng xếp nhau..; thì việc nghiên cứu hay phân tích sự biến đổi ấy tốt hơn hết là phải khảo sát các chức năng trong sự kết hợp, chuyển hoá và đa dạng hoá, hơn là sự biệt lập, thoát ly, tách rời một cách trừu tượng.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tổ chức xã hội là nghiên cứu từng đơn vị tổ chức cụ thể, nhưng không được xem nhẹ mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức ấy thông qua các quan hệ xã hội trong và ngoài tổ chức, nhằm tiếp cận một cách hệ thống cơ cấu, vai trò, chức năng của các tổ chức xã hội trong một chỉnh thể xã hội nhất định. Trong thao tác thảo luận nhóm, chúng tôi thực hiện với 3 nhóm đối tượng là người già, trung niên và thanh niên với hướng thảo luận tập trung vào các vấn đề về tổ chức gia đình, dòng họ, làng, các biểu hiện của luật tục trong các cấp độ của tổ chức xã hội, quan hệ xã hội giữa các cá nhân trong mỗi tổ chức và với cộng đồng….

Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Khái quát về huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 1. Địa hình

    Ở chừng mực nào đó, đặc điểm này giúp các nhóm cộng đồng ở mỗi khu vực có điều kiện bảo tồn các sắc thái văn hóa, nâng cao tinh thần đoàn kết gắn bó với nhau; nhưng mặt khác, sự chia cắt của địa hình cũng tạo điều kiện cho tính tự cung tự cấp, khép kín tồn tại dai dẳng, khiến các cộng đồng dân cư khó hội nhập với các môi trường xã hội bên ngoài. Rừng Nam Đông thuộc một phần của Vườn quốc gia Bạch Mã có rất nhiều loại động vật đặc hữu như vượn đen Siki, voọc chà và chân nâu, cầy lơn tranh, cheo cheo, sao la, mang Trường Sơn, mang lớn, ngoài ra còn có một số phân loài đặc hữu địa phương như sóc chồn Pira, thỏ nâu… và một số loài phụ khác [5:13].

    Khái quát về người Cơ tu

      Các nhóm Cơ tu vùng thấp ở Nam Đông, A Lưới, Thừa Thiên Huế vẫn tự ý thức mình thuộc về nhóm Cơ tu vùng cao ở tỉnh Quảng Nam, nơi đầu nguồn các con suối, nơi cư trú ban đầu của tổ tiên, và rất hãnh diện với những thành tựu văn hoá chung mà người Cơ tu có đuợc trong quá trình phát triển, thông qua nghệ thuật điêu khắc của ngôi nhà Gươl, điệu nhảy Yayã hay các giá trị văn hoá truyền thống. Đặc điểm chia cắt của địa hình đồi núi Nam Đông một mặt tạo nên ranh giới tự nhiên ngăn cản khả năng giao lưu giữa các nhóm cư dân sinh sống gần kề, khiến người Cơ tu ở mỗi bản làng có điều kiện bảo tồn, giữ gìn các vốn cổ, nâng cao tinh thần đoàn kết gắn bó với nhau trong cộng đồng; mặt khác lại tạo điều kiện cho tính tự cung tự cấp, khép kín tồn tại dai dẳng, khó hội nhập để tiếp thu thông tin từ bên ngoài, tạo đà cho sự phát triển của cộng đồng.

      Bảng 1.1: Phân bố dân số người Cơ tu ở Huyện Nam Đông
      Bảng 1.1: Phân bố dân số người Cơ tu ở Huyện Nam Đông

      Tổ chức gia đình

      Quan niệm về gia đình

      Như vậy, tổ chức xã hội truyền thống người Cơ tu được hình thành từ cơ sở kinh tế nương rẫy còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, với một tính chất xã hội khép kín, đề cao tính sở hữu cộng đồng và tinh thần tập thể chi phối đến toàn bộ hoạt động trong sinh hoạt của cộng đồng. Vậy nên, khi dẫn giải và khẳng định các giá trị văn hoá có tính bản sắc của tộc người trong nghiên cứu phát triển quản lý bền vững vùng nông thôn miền núi, chúng ta không thể bỏ qua các dữ liệu về cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội: điều tạo nên bộ mặt và sự tồn tại vận hành của các tổ chức xã hội truyền thống tộc người.

      Các hình thái gia đình

      Nguyên nhân khách quan có thể do vị trí xa xôi, hẻo lánh khá tách biệt của vùng cao Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, lại dựa trên nền tảng kinh tế tự cung tự cấp lâu đời, nên hình thái đại gia đình của người Cơ tu ở vùng Quảng Nam tồn tại dai dẳng hơn, quá trình tan vỡ chậm hơn. Tuy nhiên, các tiểu gia đình này vẫn chưa đủ mạnh về kinh tế, tính độc lập còn hạn chế nên trong một khoảng thời gian dài không những vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với gia đình của những người anh (chị) và nhóm thân thuộc nói chung, mà còn phụ thuộc vào các gia đình này.

      Hình vẽ 4: Các dạng gia đình của người Cơ tu
      Hình vẽ 4: Các dạng gia đình của người Cơ tu

      Tổ chức dòng họ

      Cấu trúc dòng họ

      Cụ thể là dân số tộc người sau nhiều năm tăng lên tỷ lệ thuận với sự thoái hóa của đất đai và sự cạn kiệt của nguồn lợi tự nhiên khiến cho một bộ phận không nhỏ của cộng đồng phải bỏ làng cũ đi tìm vùng đất mới để đảm bảo đời sống. Những người thuộc phân chi là một nhóm gia đình nhỏ thuộc cùng một dòng họ ở cùng một làng hay khác làng có quan hệ thân tộc trực hệ về phía cha, là những “bếp” có cùng một ông cố, người ông chung thờ cúng một ông tổ chung.

      Vai trò trưởng họ và các mối quan hệ của dòng họ

      Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của trưởng họ là xem xét và điều chỉnh các cuộc hôn nhân thực hiện theo đúng nguyên tắc luật tục, xử phạt những vi phạm Totem; nhắc nhở các gia đình thực hiện nghĩa vụ đối với dòng họ khi cúng bái, làm nhà mồ hay trong các hoạt động chung khác. Nếu một đôi trai gái nào đó vi phạm quy tắc hôn nhân ấy sẽ bị phải chịu nhiều hình phạt nặng nề theo quy định của luật tục như phạt trâu, lợn, gà (nhất thiết là những con có lông màu trắng); bị bắt ăn những thức ăn thừa của lợn; không được lên nhà của cha me, anh em họ hàng; bị cả làng lên án khinh bỉ; nếu trong năm làng có sự biến hay dịch vong, gia đình và dòng họ có người vi phạm phải dâng lễ cho làng cúng; tùy vào tính chất nghiêm trọng, đôi trai gái phạm tội có khi bị đuổi khỏi làng suốt đời, thậm chí bị dòng tộc tẩy chay, tước hết quyền lợi và không cho mang họ cũ.

      Tổ chức vil/ vel

      • Cấu trúc, thiết chế và sự vận hành 1 Tổ chức trên làng và dưới làng

        Rừng, đất rừng, hay những sản phẩm liên quan đến rừng đối với đồng bào không đơn thuần chỉ là các hoạt động về kinh tế, trong tiềm thức mỗi thành viên, mỗi cộng đồng, rừng là nơi cư trú, là nguồn sống, là những bí mật “linh thiêng” mà con người không bao giờ giải mã được, vậy nên các tri thức bản địa về tài nguyên rừng và đất đai vẫn còn nguyên các giá trị trong mỗi người dân Cơ tu thông qua ý thức bảo vệ, khai thác rừng của họ. Có chăng sự thuận lợi của họ trong lao động so với hộ khác là được canh tác ở những mảnh rẫy có độ phì nhiêu cao hơn và dễ dàng hơn trong các khâu thao tác, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thành viên làng trong những hoạt động sản xuất… Những thuận lợi cơ bản đó cộng với tinh thần coi trọng lao động của bản thân đã khiến cho lớp người này bảo đảm cho cuộc sống của mình những nhu cầu thiết yếu, thu được một lượng lương thực để dự trữ trong nhà.

        Hình vẽ 5: Cấu trúc ngôi làng Cơ tu truyền thống theo dạng hình tròn
        Hình vẽ 5: Cấu trúc ngôi làng Cơ tu truyền thống theo dạng hình tròn

        Cơ sở của sự biến đổi

        Phải nói rằng tổ chức xã hội truyền thống người Cơ tu ra đời và mang những đặc trưng được bắt nguồn từ nền tảng cơ sở kinh tế và xã hội nhất định; trong khuôn khổ của cơ cấu xã hội chung, tổ chức làng truyền thống, tổ chức dòng họ và gia đình cũng chỉ là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên diện mạo và sắc thái văn hoá tộc người. Những vấn đề nào của đời sống bản làng bị xóa bỏ, những nền nếp, tập quán truyền thống nào được phát huy để trở thành nhân tố tích cực cho bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, mà vẫn thể hiện được bản sắc dân tộc, phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại; dưới đây chúng tôi sẽ trình bày một số biến đổi trong tổ chức xã hội truyền thống của người Cơ tu huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế từ sau năm 1975 đến nay.

        Biến đổi trong tổ chức gia đình và dòng họ

        Do sự phát triển về mọi mặt của đời sống, quy mô gia đình được thu nhỏ lại, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự độc lập về tài chính của những hộ gia đình 2 thế hệ khiến các cặp vợ chồng giảm dần sự phụ thuộc của mình vào cha mẹ, cả về tinh thần lẫn vật chất, khiến ‘chính sách kế hoạch hoá” mỗi nhà có nhiều sự thay đổi. Rừ ràng đõy là một sự biến chuyển hết sức tớch cực trong tư tưởng người dân, góp phần làm cho “chính sách kế hoạch hoá gia đình” của Nhà nước trên quy mô lớn được thực hiện có hiệu quả.Ví dụ nhưthôn Chà Măng (45 hộ), thôn Mù Nằm (33 hộ) thuộc xã Thượng Lộ, và A Lốt (55 hộ), Ka Dăng (50 hộ) của xã Hương Sơn, là những thôn miền núi hiếm hoi của tỉnh Thừa Thiên Huế được nhận phần thưởng 50 triệu đồng về sự thành công trong xây dựng mô hình qua 5 năm không sinh con thứ ba của tỉnh năm 2012; trong đó thôn Mù Nằm, xã Thượng Lộ đạt thành tích này hai lần, năm 2005 và năm 2012.

        Bảng 3.1: Các loại hộ gia đình ở thôn Ta Lu xã Thượng Nhật
        Bảng 3.1: Các loại hộ gia đình ở thôn Ta Lu xã Thượng Nhật

        Biến đổi trong tổ chức làng

        Thay đổi về quy mô, tên làng và không gian cư trú

        Thiên Huế hiện nay, khi cuộc sống du canh du cư đã qua đi, khi những cuộc “săn máu” đã từng có diễn ra trong lịch sử tộc người không còn nữa, (những cuộc săn máu từng diễn ra trước năm 1945 và ít dần đến năm 1954. “săn đầu người” này đã bị loại bỏ trong đời sống tộc người. So với người Cơ tu ở vùng Quảng Nam, hủ tục này ở Nam Đông ít phổ biến hơn); mối quan hệ xã hội giữa các bản làng được mở rộng, thì đa số các thành viên cộng đồng không cổ xuý tư tưởng biệt lập, khép kín của các mối quan hệ vil/vel trước kia, họ mong muốn có cơ hội được hưởng lợi từ các điều kiện y tế, giáo dục, giao lưu, tiếp cận với hệ thống công nghiệp hoá điện, đường, trường, trạm. Và nếu chủ làng ngày xưa thường là một “già làng”, yếu tố tuổi tác được nhấn mạnh, là người đứng đầu bộ máy tự quản truyền thống, chỉ đạo, hướng dẫn dân làng thi hành những quyết định của tập thể các “già làng” hoặc của toàn dân làng (một vài trường hợp), thì hiện tại trưởng thôn chỉ là người đại diện cho một mắt xích trong hệ thống quản lý hành chính, là người truyền đạt ý kiến của xã, cùng dân làng (hay dân thôn) thi hành những quyết định của xã hoặc các cấp hành chính cao hơn. Tất nhiên, Đảng ủy và UBND xã cũng là những cơ quan được bầu cử lên, nhưng việc bầu cử ấy mang nét khác xưa của nền dân chủ mới, lấy xã làm khung biểu hiện, còn nếp sống dân chủ của xã hội Cơ tu cổ truyền thì toát lên ngay từ sinh hoạt làng. Như vậy có thể thấy, từ khi miền Nam được giải phóng đến nay, nền dân chủ được biểu hiện qua cuộc sống hàng ngày của đồng bào bị đẩy ra xa một bước [17:292-299).

        Bảng 3.2: Tên gọi các làng, thôn hiện tại trên địa bàn nghiên cứu
        Bảng 3.2: Tên gọi các làng, thôn hiện tại trên địa bàn nghiên cứu

        Thay đổi về sở hữu, phân tầng xã hội và quan hệ xã hội

        Tuy nhiên do đời sống đồng bào đã được nâng cao (có điện, nước sạch), một số con đường dân sinh nối giữa thôn, huyện được xây dựng đi ngang qua các khu rừng ma; mối quan hệ xã hội thông qua các kênh thông tin, truyền thông của thôn làng được mở rộng, mức độ chặt chẽ của luật tục bị phá vỡ…, niềm tin vào thế giới thần linh đã không còn là điểm tựa duy nhất trong cuộc sống cộng đồng làng, vậy nên sự tin tưởng tuyệt đối vào thế lực này bị suy giảm, một số người đã có các hành động xâm phạm rừng đầu nguồn, rừng ma. Thứ hai: Sau 1975, người Kinh có mặt chủ yếu là để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững vùng biên cương phía Tây của Tổ quốc (đi xây dựng kinh tế mới, tiến hành phân bổ lại lực lượng dân cư/lao động giữa các vùng miền, tham gia xây dựng lâm trường Nam Đông, vùng đệm vườn quốc gia Bạch Mã, tham gia các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể cấp xã, cấp huyện, tham gia dạy học trong các hệ thống trường học cấp 1, 2, 3; làm việc trong các bệnh viện, trạm xá…; đối với các dân tộc khác còn là chồng theo vợ, vợ theo chồng do làm ăn, chuyển công tác…).

        Bảng 3.9: Tình hình giao rừng phân theo xã ở huyện Nam Đông
        Bảng 3.9: Tình hình giao rừng phân theo xã ở huyện Nam Đông

        Đối với tổ chức gia đình và dòng họ

        Đối với tổ chức gia đình, vấn đề đặt ra ở đây là có những thay đổi về kết cấu gia đình, các hình thái gia đình cũng như các mối quan hệ của gia đình

        Theo chúng tôi, mỗi dạng cư trú mang những tính năng và vai trò trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, nên sẽ rất khập khiễng khi chúng ta đối sánh nhằm tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi nhà đất hay nhà sàn tốt hơn, điều quan trọng là cuộc sống đồng bào vẫn hướng được đến sự hiện đại, nhưng tính truyền thống, thich hợp trong văn hoá tộc người không bị phai nhạt. Đây là vấn đề mà các cấp chính quyền quản lý cần quan tâm hơn, có chính sách, chủ trương thích hợp nhằm kế thừa và sử dụng những truyền thống tốt đẹp đã có trong gia đình người Cơ tu phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội vùng nói chung; bên cạnh đó cũng cần tìm ra các biện pháp đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực do mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường thâm nhập, những tàn dư trong.

        Trong mối quan hệ dòng họ hiện nay ở người Cơ tu, mặc dù những người trong họ vẫn quan tâm đến nhau, vẫn có thói quen “một giọt máu đào hơn ao

        Xu hướng chung hiện nay là có sự “tranh chấp, hơn thua ngầm” giữa các dòng họ qua suy nghĩ dòng họ nào có nhiều người được cử vào các cấp hành chính thôn/làng, được làm cán bộ, được hưởng lương của Nhà nước thì dường như các thành viên họ đó sẽ hãnh diện hơn đối với các họ khác trong làng; hoặc thậm chí có xuất hiện tâm lý yên tâm trong các cá nhân khi dòng họ của họ có người nằm trong hệ thống lãnh đạo ở địa phương. Như vậy, nếu đứng ở trục xem xét quy mô của các tổ chức xã hội truyền thống tộc người Cơ tu, chúng ta thấy có ba cấp độ tổ chức là làng, dòng họ và gia đình, trong đó dòng họ là một thực thể độc lập, là “chiếc cầu nối” giữa gia đình và xã hội, là một mắt xích quan trọng tạo nên bộ mặt xã hội bản làng.

        Đối với tổ chức làng

          Bởi lẽ, tập quán tin vào lời nói và hành vi của các già làng/hội đồng già làng cũng là những “đối tượng” đại diện cho chủ nghĩa kinh nghiệm, mà chủ nghĩa kinh nghiệm thì luôn tạo nên sự đề kháng với cái mới, với những gì tách khỏi lối mòn của cổ truyền, đặc biệt trong bối cảnh chế độ sở hữu cộng đồng mất dần, tính cộng đồng suy giảm, hiệu lực của tổ chức tự quản yếu đi, luật tục không còn chặt chẽ, và thế cô lập cư trú lẫn quan hệ làng khép kín đã bị phá vỡ. Nếu chúng ta nhìn nhận các đặc điểm về tâm lý, tình cảm, tính cộng đồng, đặc trưng trong sản xuất và thang bậc lịch sử mà cộng đồng dân tộc đang trải qua theo hướng tôn trọng truyền thống, xác định đúng các yếu tố chức năng cổ truyền quản lý vẫn cần thiết trong bối cảnh” chuyển dịch cơ cấu chức năng” vận hành làng bản theo hướng có lợi cho sự phát triển bền vững, thì chắc chắn mô hình quản lý xã hội, biện pháp quản lý xã hội vùng đồng bào DTTS nói chung và ở vùng Nam Đông nói riêng sẽ đạt được những kết quả khả quan, không chỉ có lợi cho đời sống xã hội chính trị, mà còn trong phát triển kinh tế.

          Bảng so sánh thông qua một vài tiêu chí nêu trên cho thấy mỗi một hình thức quản lý đều thể hiện mặt tích cực và hạn chế của mình
          Bảng so sánh thông qua một vài tiêu chí nêu trên cho thấy mỗi một hình thức quản lý đều thể hiện mặt tích cực và hạn chế của mình