MỤC LỤC
Có thể kể đến một số tác phẩm như: Quan niệm của tôi về tiết liệt, Nôra đi rồi thì ra sao, Dạo bút dưới đèn, Kỷ niệm Lưu Hòa Trân, Hoa hồng không hoa… Nội dung chiếm lĩnh hầu hết những bài tạp văn này là quan điểm của nhà văn về xã hội Trung Quốc thông qua những vấn đề mà ông đề cập như vấn đề người phụ nữ, vấn đề “người ăn thịt người” hay thái độ xót xa về tình cảnh của đất nước Trung Quốc thời phong kiến. Tính ưu việt của tư tưởng ông chính là điểm không cho phép bất cứ người nào bám vào giáo điều lý luận mà vứt bỏ thể nghiệm cuộc sống đối với bản thân, đối với môi trường sống mà mình đang tồn tại, không cho phép bất cứ người nào lấy kết luận đã hình thành thay thế cho tư duy độc lập và sự thay đổi độc lập; nhưng đồng thời tư tưởng ông lại rộng mở đón nhận những thành quả văn hóa toàn nhân loại, không vì sự phủ định hàm hồ làm nó đánh mất đi khả năng được dân tộc Trung Hoa lý giải và vận dụng.
Thức tỉnh để rồi ăn năn là đau khổ, không thoát khỏi ăn năn là một bi kịch tinh thần nên văn Nam Cao đâu còn là văn, nó là tiếng kêu cứu, tiếng rên của một tâm hồn bị cào xé, nó là tâm, là huyết, là máu lệ hóa thân thành chữ nghĩa, là những vất vả quằn quại của con người trong cuộc sống hàng ngày, là tấn bi kịch tinh thần có thể hủy hoại cả đời người, có thể đánh hỏng cả những nhân cách vốn trong trẻo cao khiết. Có cái đau của sự suy sụp, sa sút về nhân cách, có cái đau về sự tha hóa về nhân tính, nhưng có thể nói, nỗi đau, sự dằn vặt, day dứt về sự nghiệp, về hoài bão, về giấc mộng không thành là nỗi đau có sức ám ảnh nhất trong sáng tác của Nam Cao, nói như nhà nghiên cứu Phong Lê thì, thế giới nghệ thuật của Nam Cao là một nỗi đau đớn vì những nỗi đau khổ thể hiện ra trong rất nhiều dạng của con người.
Rừ ràng là, qua tỡm hiểu về đề tài người trớ thức trong sỏng tỏc của Lỗ Tấn và Nam Cao chúng ta thấy, tuy có khác nhau về nghề nghiệp, về loại hình, nhân vật trí thức của Lỗ Tấn được nhấn mạnh ở phương diện tha hóa, nhân vật trí thức của Nam Cao là loại nhân vật luôn có ý thức và gắng gượng để vươn lên nhưng cả hai nhà văn Lỗ Tấn và Nam Cao đều thể hiện sự đề cao người trí thức. Chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm chân thành và sâu nặng của nhà văn qua hình tượng nhân vật Nhuận Thổ, thím Hai Dương trong Cố hương thấy được cuộc sống ngày càng xấu đi của nông dân; qua Nhuận Thổ trong Cố hương và lão Hoa Thuyên trong Thuốc thấy được sự mê muội, tê liệt ý thức của nông dân; qua thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc thấy được ý thức phản kháng và số phận bi kịch không thể thoát ra của nông dân; qua AQ trong AQ chính truyện thấy được nông dân bị biến dạng và tha hóa. Quá trình sáng tạo của ông là quá trình điển hình hóa của một ngòi bút bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực bởi vì ở đây thể hiện sự gắn bó đồng bộ giữa sự khái quát hóa và cá biệt hóa theo quy luật thẩm mỹ mà theo cách nói của chính Lỗ Tấn là: lặng lẽ quan sát, nhớ nhập tâm, sau đó mới tập trung tinh thần, đưa bút là thành chứ không hề đơn độc dùng một người mẫu.
Khác với Lỗ Tấn trong AQ chính truyện muốn khái quát về phép thắng lợi tinh thần của người Trung Quốc; Nam Cao, qua Chí Phèo đã khái quát một hiện tượng xã hội phổ biến, một hiện tượng đã trở thành quy luật nghiệt ngã ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: hiện tượng người nông dân lương thiện bị đẩy vào con người tha hóa, lưu manh hóa. Đề cập đến vấn đề khả năng cách mạng của nông dân, tỏ lòng tin vào sức mạnh tiềm tàng của họ, khẳng định nguyên lý: chỉ cần được phát động đầy đủ và lãnh đạo đúng đắn, nông dân sẽ tự giải phóng được mình, AQ chính truyện đã mang sắc thái một tác phẩm ở thời kỳ đầu Lỗ Tấn tiến xa hơn chủ nghĩa hiện thực phê phán nói chung. Ví dụ như Nhật ký người điên, toàn bộ tác phẩm có 13 đoạn, đoạn thứ nhất viết về “người điên” bắt đầu tỉnh giấc; đoạn hai và đoạn ba viết về nguyên nhân “sợ” của “người điên”, vạch trần bản chất “ăn thịt người” của xã hội cũ; đoạn bốn, năm, sáu viết về những sự nhận thức của “người điên” đối với xã hội cũ; đoạn bẩy, tám, chín, mười, tình tiết phát triển dần đến cao trào, “người điên” tiến hành đấu tranh thuyết phục ông anh, thất bại, nêu ra cảnh cáo; đoạn mười một và mười hai viết về việc sau khi đấu tranh với ông anh thất bại, “người điên” tự kiểm điểm mình; đoạn mười ba lấy tiếng kêu gọi “Hãy cứu lấy các em” của “người điên” kết thúc.
Nghệ thuật “dĩ hình truyền thần” của Lỗ Tấn, tuyệt đối không chỉ riêng là vấn đề kỹ xảo, quan trọng nhất là, nó đến từ những tự nghiệm sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống xã hội, sự nắm vững chính xác đối với những đặc trưng của tính cách nhân vật, nên mới có thể làm cho hành văn của ông như hội họa, lời nói của ông có thể xuyên qua tâm hồn của người khác, tạo nên một sức hấp dẫn sinh động như sống, cảm động lòng người, cho độc giả được hưởng thụ những mỹ cảm, tuy tác giả đã kết thúc truyện mà vẫn thấy thần diệu, ý vị tuyệt vời. Chúng ta biết rằng, trong tiểu thuyết cổ, ngôn ngữ đối thoại chủ yếu thực hiện chức năng giao lưu giữa các nhân vật còn lời tác giả chỉ đơn thuần là kết nối các nhân vật với nhau thì đến Lỗ Tấn, ngôn ngữ của nhân vật đã thực hiện nhiều chức năng khác nhau, đặc biệt là góp phần bộc lộ tính cách, tâm lý nhân vật mà không cần đến sự chỉ dẫn hay giải thích của tác giả. Đoạn độc thoại nội tâm này đã viết ra “một mẩu chuyện nhỏ” đã gây ảnh hưởng rất lớn trong đáy lòng “tôi”, đẩy mạnh “tôi” chuyển biến tư tưởng: từ coi thường nhân dân lao động, đến nhận biết những phẩm chất tinh thần cao quý của họ; từ cho mình là người cao thượng, đến nhận thấy lòng ích kỷ và nhỏ nhen của mình, do đó phản ánh những tinh thần “tôi” giải phẫu mình một cách nghiêm khắc và tự giác học hỏi với nhõn dõn lao động.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã so sánh Nguyễn Du và Nam Cao: “Nguyễn Du trong Truyện Kiều bên cạnh việc sử dụng các từ ngữ tả thực sắc sảo, vẽ ra thần sắc của từng nhân vật, tình huống còn thiên về sử dụng các từ ngữ tao nhã, quý phái theo nguyên tắc hoán dụ để miêu tả như “hoa cười ngọc thốt”, “mai cốt cách tuyết tinh thần”, đồng thời xây dựng lời trần thuật cô đúc dưới hình thức tiểu đối xứng, trùng điệp, hài hòa, có khả năng gây ấn tượng cảm xúc mạnh… Những đặc điểm này cho thấy tác giả không chỉ tái hiện chân thực cuộc sống mà còn muốn miêu tả một cách thẩm mỹ, trang trọng, cổ điển. Ngôn ngữ trần thuật, hay lời gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao được tổ chức hết sức phức tạp: chồng chất nhiều tầng bậc, đan xen pha trộn nhiều thứ tiếng nói (ngôn ngữ bên trong, ngôn ngữ bên ngoài); tiếng nói tác giả, tiếng nói người kể chuyện ngôi thứ nhất (nhân vật tôi), tiếng nói nhân vật thứ ba vô hình… Đây là một sự cách tân đặc sắc, độc đáo, hiện đại của văn phong Nam Cao. Các nhân vật chính diện của truyện ngắn Nam Cao hầu hết là những nhân vật đáng thương, nhưng nhiều nhân vật khi kể, tả về họ, tác giả lại kể, tả với giọng văn như họ là người đáng ghét: lối xưng hô xách mé, lối giễu cợt ác khẩu, lối chì chiết đay nghiến thậm tệ; lại dùng thủ pháp đặc tả, cận cảnh và so sánh – phóng đại để tô đậm, thổi phồng bơm to những cái xấu của họ.