MỤC LỤC
Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động tín dụng ngân hàng. Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vay nợ đúng thời hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ nguồn tích lũy do đầu tư tín dụng và đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng. Hay nó là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa ba bên: ngân hàng – khách hàng – nền kinh tế xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu hiệu quả tín dụng thì cần phải xem xét cả ba phía: ngân hàng – khách hàng – nền kinh tế xã hội. 1.1.3.2 Các tiêu thức đánh giá hiệu quả đầu tư Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất của NHNo & PTNT. a) Chỉ tiêu định tính. Đảm bảo nguyên tắc cho vay: Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. b) Chỉ tiêu định lượng. Chỉ tiêu định lượng giúp cho Ngân hàng có cách đánh giá cụ thể hơn về mặt chất lượng tín dụng, giúp các Ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời những khoản vay kém chất lượng. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng Ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất:. Dư nợ cho vay bình quân. Nguồn vốn huy động bình quân. Các Ngân hàng thương mại huy động vốn để cho vay, do đó cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thông qua mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, với mỗi đồng tiền gửi vào các Ngân hàng sau khi giữ lại một tỷ lệ nhất định dưới dạng tiền dự trữ thì phải cố gắng cho vay càng nhiều càng tốt. Như vậy, Ngân hàng được coi là kinh doanh có hiệu quả khi có hiệu suất sử dụng vốn cao, hợp lý, an toàn. Doanh số thu nợ hộ sản xuất. Doanh số cho vay hộ sản xuất. Tín dụng hộ sản xuất được coi là có hiệu quả tốt đối với Ngân hàng khi doanh số cho vay cao kết hợp với tỷ lệ doanh số thu nợ hộ sản xuất trên doanh số cho vay hộ sản xuất hợp lý để hạn chế bớt rủi ro. Dư nợ xấu hộ sản xuất. Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng hộ sản xuất. Tín dụng hộ sản xuất chứa đựng nhiều rủi ro mà một cách thức đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, do đó việc đảm bảo thu hồi vốn vay đúng thời hạn là hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định hiệu quả tới đúng hộ sản xuất. Doanh số thu nợ hộ sản xuất Chỉ tiêu 4: Vòng quay vốn tín dụng=. Dư nợ hộ sản xuất bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng hộ sản xuất. Nó đo lường số lần vốn tín dụng được quay vòng trong năm. Nếu vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả tín dụng cao thông qua việc thu được nhanh, tuy nhiên nếu vòng quay quá lớn thì dư nợ cho vay thấp làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Nếu vòng quay tín dụng nhỏ chứng tỏ doanh số thu nợ thấp làm hiệu quả tín dụng giảm. Việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với Ngân hàng vì nó quyết định đến sự thành bại của Ngân hàng. Do vậy, phải nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản xuất là một yêu cầu thường xuyên đối với Ngân hàng. Để làm tốt điều đó cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất. a) Yếu tố môi trường. Môi trường kinh tế - xã hội, chính trị - pháp lý: Với một môi trường chính trị - pháp lý ổn định, thông thoáng cộng với nền kinh tế - xã hội phát triển sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho mọi thành phần, tổ chức kinh tế phát triển. Do đó nó cũng tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Môi trường tự nhiên: Khu vực hoạt động chủ yếu của hệ thống NHNo&PTNT là nông nghiệp – nông thôn nên các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các HND, do đó ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn và trả nợ của nhóm khách hàng này. b) Yếu tố thuộc về khách hàng. Với một trình độ sản xuất phù hợp và trình độ quản lý khoa học, HND biết cách vận dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, biết sử dụng các nguồn lực sản xuất hợp lý, xây dựng các phương án sản xuất có hiệu quả thu lại lợi nhuận cao trên mỗi cây trồng - vật nuôi, từ đó sẽ có khả năng tài chính để trả nợ Ngân hàng. Ngược lại thì khả năng trả nợ Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Hộ nông dân sử dụng vốn sai mục đích: Đây là yếu tố thuộc về chủ quan của hộ nông dân. Khi ký kết hợp đồng giữa Ngân hàng với hộ nông dân, cả hai bên đã đồng ý với phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhất, nhưng sau khi sử dụng vốn thì hộ có thể sử dụng sai mục đích hoặc chưa đem vào sử dụng nên HND không thu lại đồng vốn hiệu quả. Điều này rất khó để cho Ngân hàng kiểm soát từ đầu vì đây là ý định của khách hàng. c) Các yếu tố thuộc về Ngân hàng. Từ đó, đưa ra được hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu, với chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng - vật nuôi, thu hút được hộ nông dân, đồng thời cũng khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn.
Để tăng phạm vi phục vụ khách hàng ở nông thôn, NHNo & PTNT đã có một số cải tiến như lập các tổ cho vay lưu động, đặt văn phòng giao dịch ở cấp cơ sở, áp dụng hình thức cho vay theo tổ nhóm… Ngoài ra Ngân hàng còn phối hợp với các tổ chức quần chúng để cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người là hội viên của những tổ chức quần chúng đó như Hội nông dân, Hội phụ nữ… Nhờ vậy mà Ngân hàng đã nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng được phục vụ, trở thành người bạn đáng tín cậy của người nông dân. Các tổ chức quần chúng: Những tổ chức tham gia tích cực vào hoạt động tín dụng là Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh… Các tổ chức này hỗ trợ chính phủ trong việc cho vay theo những chương trình của Nhà nước (chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc…). Ngoài ra, các tổ chức này được xem là “người môi giới” giữa NHNo & PTNT cũng như NHPNVN và người đi vay. Cùng với chủ trương cải cách và mở rộng thị trường tài chính của Chính phủ, trong những năm qua, thị trường tín dụng nông thôn đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô và phương thức hoạt động. Trong bối cảnh chung đó, thị trường tín dụng nông thôn ở huyện Bố Trạch cũng có bước phát triển không ngừng với sự tham gia của nhiều khu vực khác nhau, cụ thể:. a) Khu vực chính thức: Gồm các TCTD là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật các TCTD và quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và các dịch vụ thanh toán, gồm có:. Để tăng cường hoạt động cho vay của Ngân hàng và thuận tiện trong giao dịch với khách hàng trên toàn huyện, ngoài giao dịch chính tại Ngân hàng còn mở thêm 03 Chi nhánh là Chi nhánh Lý Hòa, Chi nhánh Thọ Lộc, Chi nhánh Thanh Khê. Đối tượng phục vụ chủ yếu của Ngân hàng là sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản, khách hàng chủ yếu là các hộ sản xuất trên phạm vi toàn huyện. Trong những năm gần đây, dư nợ cho vay hộ nông dân chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, khoảng từ 90% trở lên. Với lợi thế về địa bàn hoạt động cũng như chính sách tín dụng khác như: cho vay tới mọi đối tượng có nhu cầu vay vốn nên lượng khách hàng của NHNo&PTNT chiếm tỷ trọng lớn nhất so với 4 đơn vị hoạt động trên địa bàn. NHCSXH huyện Bố Trạch: Là đơn vị hoạt động phi lợi nhuận, được tách ra từ NHNo&PTNT Bố Trạch. Hoạt động của NHCSXH chủ yếu là phục vụ cho các chương trình quốc gia như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình việc làm, hỗ trợ cho người đi xuất khẩu lao động, cho sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập. Nguồn vốn chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp. QTDND: Với việc huy động cho vay tới mọi đối tượng khách hàng trên địa bàn huyện, QTDND cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các hộ sản. Tuy nhiên, lãi suất cho vay thường cao hơn NHNo&PTNT, và cho vay ngắn hạn là chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn vay. Sacombank: Đây là Ngân hàng thương mại cổ phần có mặt đầu tiên tại Bố Trạch. Đối tượng khách hàng chiến lược là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiểu thương và cho vay cá nhân phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh. Dịch vụ tài chính quan trọng là nhận tất cả các loại tiền gửi bằng VNĐ, USĐ, EURO và vàng với lãi suất hấp dẫn. Với cơ cấu sử dụng cho vay bán lẻ chiếm 65% trong tổng số nguồn vốn, Sacombank đã góp phần tạo nên những chuyển động tích cực cho thị trường vốn, từ đó đã góp phần tạo nên những động lực lớn cho sự phát triển của địa phương. Ngân hàng đầu tư và phát triển: Với phương châm hoạt động: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng”, “Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công”. Ngân hàng đã, đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của địa phương, với khách hàng chính là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính…. b) Khu vực bán chính thức: Gồm các tổ chức quần chúng tham gia tích cực vào hoạt động tiết kiệm và tín dụng như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh.. Các tổ chức hoạt động vai trò trung gian giữa NHNo&PTNT và NHCSXH với các hộ nông dân. Ngoài ra, vốn huy động của các tổ chức này còn do các hội viên tự đóng góp rồi cho các hội viên gặp khó khăn vay nhằm giúp nhau làm ăn. c) Khu vực phi chính thức: Gồm các TCTD nằm ngoài các đối tượng chính thức nói trên, hoạt động của nó không chịu sự quản lý và kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nuớc về hoạt động tín dụng nhưng vẫn có nguyên tắc nhất định giữa người đi vay và người cho vay để tránh các rủi ro về tín dụng.
Để lấp đầy khoản tín dụng mà khu vực chính thức chưa đáp ứng được thì người dân nông thôn phải tìm đến khu vực phi chính thức là bà con, bạn bè, người thân, láng giềng, những người cho vay nặng lãi… Đây là khu vực khá hấp dẫn người dân nông thôn do: gần gũi với nông thôn, thường ngay trong ấp, thôn, bản hoạt động linh hoạt thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, ít phiền hà, tín dụng nhanh chóng đến tay người có nhu cầu vay vốn. Song, về lâu dài thì khả năng tích lũy nguồn vốn này sẽ bị hạn chế, không ổn định, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất và tín dụng của người dân, cùng với lãi suất cao hơn nhiều so với khu vực chính thức vì hộ thường vay “nóng” nên giá của khoản vay cao.
Để tạo thuận lợi cho khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển, Bộ công nghiệp đang dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ lãi suất tín dụng cho nông dân đầu tư mua thiết bị phục vụ sản xuất và sơ chế sản phẩm nông nghiệp (Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp, có văn bản tham gia ý kiến về dự thảo văn bản này). Theo dự thảo quyết định trên, các hộ nông dân, tổ hợp tác, HTX vay vốn đầu tư mua thiết bị với tỷ lệ nội địa hóa từ 60% trở lên để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản ven bờ, làm muối sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất cho vay, mức cho vay là 70% giá trị thiết bị cần mua, nhưng không vượt quá 30 triệu đồng.
Giao thông: Huyện có tuyến đường chiến lược quốc lộ 1A chạy ngang qua ở phía Đông, tuyến đường Hồ chí Minh và đường sắt Bắc Nam chạy song song ở phía Tây, nên việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong huyện trở nên dễ dàng hơn. Các lớp tập huấn, khuyến nông cho các HND, đặc biệt là nông dân giỏi được chính quyền tổ chức để truyền đạt kinh nghiệm, phương thức sản xuất, các “mô hình thử” được tiến hành trên địa bàn với sự đầu tư của Huyện về toàn bộ chi phí các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi.
Phòng tín dụng - kinh doanh: Là mũi nhọn trong hoạt động ngân hàng, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh khai thác và chiếm lĩnh thị trường huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi có thể huy động từ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cả nguồn vốn huy động được để cho vay đối với các thành phần kinh tế có nhu cầu vay vốn đầu tư nhằm mục đích kiếm lời. Đồng thời, đây là nơi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định các dự án cần vay vốn để trình lãnh đạo phê duyệt, tăng cường nguồn vốn luôn phải đảm bảo một nguồn vốn ổn định để cung cấp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.