MỤC LỤC
An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hằng năm lượng nước lũ tràn về đây rất sớm và trùng với thời gian thu hoạch xong lúa hè thu. Trong các tháng tiếp theo của mùa lũ, thu nhập và đời sống của người dân không cao và tương đối bấp bênh do chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt thủy sản như giăng câu, giăng lưới, bắt ốc. Trước tình hình đó, Phòng Nông Nghiệp và Xây Dựng huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã khuyến khích phát triển nhiều mô hình sản xuất trong mùa lũ nhằm tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi và diện tích mặt nước để nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó có mô hình trồng ấu, rau nhút và nuôi trồng thủy sản (Phòng Xây dựng và Phát triển Nông thôn huyện Phú Tân - tỉnh An Giang, 2003).
Tân Trung là một xã có diện tích tự nhiên khoảng 790 ha gồm 2406 hộ, hoạt động chính của người dân trong xã là sản xuất nông nghiệp và đa số có mức sống trung bình. Đây là một hình thức nuôi cá khá đơn giản và tận dụng tốt nguồn thức ăn tự nhiên rẻ tiền như: cá tạp, cua, ốc bươu vàng…nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao (Tuấn Khanh, 2004). Tuy nhiên ngoài những thành công trước mắt, mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế khi mà mức độ thâm canh ngày càng cao, giá cả thị trường bấp bênh, kỹ thuật nuôi chưa thích hợp,.
Do đó để khảo sát hiện trạng nuôi cá lóc trong vèo, tìm hiểu những khó khăn trở ngại của nông dân và đánh giá được hiệu quả kinh tế của hình thức nuôi này, chỳng tụi đó tiến hành tổng kết và theo dừi mụ hỡnh này trong mựa nước lũ năm 2004 nhằm giúp người dân có thể duy trì và thực hiện mô hình này một cách có hiệu quả hơn mỗi khi lũ về.
Trong tự nhiên cá đẻ ở nơi yên tĩnh, có nhiều cây cỏ thực vật thủy sinh, đẻ vào sáng sớm sau mỗi trận mưa rào 1-2 ngày.
Tuy nhiên, với phương pháp nuôi cá lóc trong ao đất (cá lóc là đối tượng nuôi chính) thì cá chậm lớn, kích cỡ cá lúc thu hoạch không đồng đều, tốn nhiều công lao động trong khâu thu hoạch và tỷ lệ hao hụt khá cao sau khi thu hoạch do cá bị ngạt sình. Rừng có thể kết hợp nuôi cá lóc là rừng có nhiều lung bào trũng, cây thưa vừa phải hoặc đất có khoảng trống và cây dày đặc, có nơi ngập từ 0,3 m trở lên trong suốt thời gian 5-7 tháng hay quanh năm. Nguồn thức ăn của cá lóc chủ yếu có từ tự nhiên như: cá sặc bướm, cá rô đồng, cá nhỏ, tép, ốc, nhái, cào cào, động vật phù du, ấu trùng muỗi…Để tăng sinh khối lúc thu hoạch cá lóc, người nuôi phải nuôi thêm cá sặc bướm, cá rô đồng,… Thu hoạch cá thường dùng lưới chụp đìa và mỗi năm đìa có thể chụp cá 2-3 lần.
Nhìn chung với cách nuôi này có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có nhưng thời gian nuôi cá lóc rất dài, tỷ lệ hao hụt cao, năng suất cá không ổn định, diện tích nuôi quá rộng nên gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý, dễ xảy ra nạn trộm cắp và phòng chống rái cá ăn thịt cá lóc nuôi. Ưu điểm của phương pháp này là cá lớn nhanh nhưng nhược điểm là tốn kém chi phí ban đầu cho việc đóng bè, tốn nhiều dây, cột để neo bè, không an toàn lắm nếu nuôi cá lóc trong mùa lũ, phải chọn lựa vị trí đặt bè thích hợp. Hằng năm khi lũ về với nguồn nước dồi dào nên thức ăn tự nhiên rất đa dạng như các loài phiêu sinh vật, động vật đáy.., thành phần chủng loài tôm, cá, cua, ốc cũng rất phong phú góp phần làm tăng sinh khối lúc thu hoạch khai thác.
Bên cạnh đó nghề nuôi cá lóc trong vèo cũng phát triển nhanh từ những năm 2002 đến nay ở các huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang, Đồng Tháp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 2003; Dương Nhựt Long, 2004). Theo Nguyễn Văn Dính (2004) thì nuôi cá lóc trong mùng lưới là giải pháp xóa đói giảm nghèo nhanh nhất đối với nông dân vì có thể nuôi đến 200 con trong 1m3 nước mà vẫn có lời, không tốn chi phí đào hầm, ít hao hụt.
Thời vụ nuôi, cách thức họ chuẩn bị ao, vèo trước mỗi vụ nuôi, cách chọn vị trí để đặt vèo trong ao, thời gian mà họ thả cá giống, cách quản lý chất lượng nước cũng như phương pháp phát hiện và phòng trị bệnh trên cá lóc nuôi trong vèo của họ. - Về chi phí cố định gồm có: đào ao, sên vét ao, vèo cá, vợt, dây, sàng ăn, máy xay thức ăn, hệ thống ống dẫn, máy bơm nước, thùng chứa thức ăn và một số chi phí khác phát sinh trong quá trình nuôi. Kết quả của chi phí cố định được tính toán sau khi trừ ra chi phí khấu hao hằng năm hay vụ (Phụ chương 4).
- Về chi phí vận hành gồm có: vôi bột, cá giống, vitamin- premix, thuốc phòng và trị bệnh, thức ăn, xăng, dầu, điện, lao động thuê, lao động gia đình, và một số chi phí khác…. Xét trong quá trình thực hiện mô hình này thì trong một số yếu tố mà chúng tôi đã dự kiến như: vốn sản xuất để mua thức ăn và tự sản xuất giống, thị trường đầu ra, chất lượng nước, cá giống tốt, thức ăn tốt, mức lũ, kỹ thuật nuôi, chính sách của chính quyền địa phương thì yếu tố nào quan trọng nhất quyết định sự thành công của mô hình. - Đặc điểm nông hộ: tìm hiểu về độ tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong gia đình, kinh nghiệm mà họ thực hiện mô hình.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm, nơi bán sản phẩm, giá cẩn phẩm,loại người mua sản phẩm của người dân tại địa bàn nghiên cứu. - Các số liệu kinh tế như chi phí đầu vào và đầu ra của sản phẩm - Năng suất (cách tính theo phụ chương 3).
- Khả năng kết hợp với những mô hình canh tác khác: nuôi kết hợp một số loài cá khác ngoài vèo.
Chuẩn bị ao Chuẩn bị vèo Cấp nước Đặt vèo Thả cá giống Cho cá ăn. Phạm vi xã Phạm vi huyện Phạm vi tỉnh Phạm vi quốc gia Quản lý chất lượng nước Quan sát sức khoẻ cá Quản lý dịch bệnh Sang thưa.