Tác động của nợ công đến nền kinh tế Việt Nam: Phân tích và bài học kinh nghiệm

MỤC LỤC

Tác động của nợ công đến nền kinh tế chung Những tác động tích cực chủ yếu của nợ công bao gồm

Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua việc Nhà nước vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư. Nếu Việt Nam biết tận dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở tôn trọng lợi ích nước bạn, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước.

Các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học rút ra

Khủng hoảng nợ ở Achentina ( 2001)

Đầu tiên, Chính phủ các nước dễ tổn thương trước những thay đổi nhanh chóng và bất ngờ trong hành vi của nhà đầu tư, và hệ quả là những chính sách cũng bị thay đổi theo để kịp thời thích nghi. Chính phủ gặp khó khăn trong việc khuyến khích mọi người mua trái phiếu của mình và không thể tài trợ bằng các khoản cho vay nước ngoài; để xử lý vấn đề khó khăn về ngân sách, chính phủ buộc các ngân hàng phải mua một lượng lớn trái phiếu. Khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng của chính phủ trong việc hoàn trả các khoàn nợ, thì giá của chúng giảm xuống, tạo nên một lỗ hổng lớn trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó những sai lầm của chính phủ trong việc ra lệnh đóng băng tiền gửi , đột ngột thả nổi đồng peso , nâng mạnh thuế , thực thi chính sách tiền tệ lỏng làm tăng nỗi sợ hãi phá giá đồng tiền , tuyên bố vỡ nợ chính phủ một cách thiếu suy nghĩ … tất cả các động thái này đã làm kích nổ cuộc khủng hoảng , các nhà đầu tư tháo chạy , các nhà băng tê liệt , xã hội trở nên hỗn loạn mất kiểm soát hoàn toàn.

Hình 1.1 : Nợ nước ngoài của Argentina giai đoạn 1995-2008
Hình 1.1 : Nợ nước ngoài của Argentina giai đoạn 1995-2008

Khủng hoảng nợ công Hy Lạp ( 2010)

Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu EU (1981) và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy Hy Lạp đã để vuột khỏi tay một kênh huy động vốn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chi tiêu công. Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế với việc sử dụng một đồng tiền được những nền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế.

Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô do vậy, hiệu lực của những chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều.

Hình 1.2 : Tăng trưởng GDP hàng quý của Hy Lạp ( 2007-2011)
Hình 1.2 : Tăng trưởng GDP hàng quý của Hy Lạp ( 2007-2011)

Bài học kinh nghiệm rút ra

Sự sụp đổ của nền kinh tế Argentina - quốc gia từng được Quỹ Tiền tệ quốc tế ngợi ca là một hình mẫu tăng trưởng- cảnh báo các nước đang phát triển về hiểm hoạ do phát triển “quá nóng”, đầu tư tràn lan, thiếu tính toán. -Vấn đề mấu chốt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là phải vay mượn, nhất là vay vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức, thì mới có nguồn đầu tư cho tăng trưởng. - Lưu ý tiếp theo của vấn đề này là nhìn vào những điều kiện do EU và IMF đưa ra để Hy Lạp thực hiện VN sẽ thấy cần phải triệt để không để thâm hụt ngân sách lớn và nợ công tăng quá cao, quá nhanh.

Vấn đề mấu chốt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là phải vay mượn, nhất là vay vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức, thì mới có nguồn đầu tư cho tăng trưởng.

Thực trạng nợ công của Việt Nam trong 5 năm gần đây (2008-2012)

  • Tình hình vay nợ

    Các món vay nợ nước ngoài của Việt Nam phần lớn là vay nợ dài hạn và tính thanh khoản nợ công hiện vẫn khá tốt, các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp chiếm tới 80% (nghĩa vụ trả nợ đến năm 2013 chiếm khoảng 10% dự trữ ngoại hối quốc gia và nợ nước ngoài chiếm 20% dự trữ ngoại hối hiện nay). Mặc dù vậy, nợ công của Việt Nam vẫn có thể xảy ra những rủi ro về tính thanh khoản, khi thời hạn trả nợ bị xáo trộn (khoản nợ từ trung hạn và dài hạn có thể chuyển thành ngắn hạn – trong trường hợp các chủ nợ gặp khó khăn hay khủng hoảng kinh tế trong nước). Có thể thấy tình trạng tồi tệ mà Hy Lạp gặp phải là hậu quả của việc thiếu minh bạch, chính các hành vi dối trá trong thống kê của Hy Lạp đã làm giới đầu tư quốc tế mất niềm tin, dân chúng trong nước bất hợp tác đã đẩy Hy Lạp rơi vào vòng xoáy bất ổn kinh tế.

    Nổi lên nhiều lo ngại về việc các chương trình kích thích kinh tế như thế nào trong khi đồng thời phải trang trải thâm hụt ngân sách lớn ( tương đương 8,1% GDP, thâm hụt ngân sách , không kể các khoản đang cho vay) dự kiến sẽ tiếp tục cao trong năm 2010 sau khi đạt con số 9% năm 2009. Mặc dù số liệu về nợ công của Việt Nam còn có nhiều thống kê khác nhau, nhưng theo ông Nguyễn Tiến Phong (chuyên gia về giảm nghèo của Liên hiệp quốc tại Việt Nam), khoản vay một USD cũng có thể coi là nhiều và là nợ xấu, nếu đồng vốn đó không được sử dụng hiệu quả. Cùng với đó, báo cáo của UNDP cũng chỉ ra những rủi ro không nhỏ trong tình hình nợ này, như: sử dụng đòn bẩy thái quá ứng với vốn chủ sở hữu không đủ tạo thành những mức nợ thiếu bền vững (giá trị tài sản thế chấp của các doanh nghiệp thường bị thổi phồng để đáp ứng nhu cầu vay mượn, đặc biệt là khối DNNN); tình trạng dễ tổn thương trước nguồn vốn nóng (năm 2007 hàng trăm nghìn tỷ đồng – tương ứng 10% GDP đã được phát hành để trung hòa các dòng vốn bằng ngoại tệ ồ ạt chảy vào – làm lạm phát năm 2008 lên kỷ lục); thị trường tài sản bùng phát, làm gia tăng tiêu xài tài sản xa xỉ khiến thâm hụt thương mại gia tăng; dựa vào nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn (do tín dụng nội địa chủ yếu. trông cậy vào khu vực ngân hàng trong khi thị trường các công ty niêm yết và trái phiếu còn nhỏ bé).

    Bảng 2.1 xếp hạng nợ công của CIA năm 2010
    Bảng 2.1 xếp hạng nợ công của CIA năm 2010

    Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ công ở Việt Nam

    Phát triển nội lực nền kinh tế cần tập trung vào vấn đề gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách: Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất để xuất khẩu được nhiều sản phẩm tinh và ít sản phẩm thô hơn; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao nhận biết và thực hành về vấn đề thương hiệu cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới. Thứ ba, về quản lý nợ, phỏp luật quản lý nợ nờn giao trỏch nhiệm rừ ràng cho một cá nhân, thường là Bộ trưởng Tài chính trong việc: Lựa chọn các công cụ cần thiết cho việc vay nợ; xây dựng chiến lược quản lý nợ; xác định giới hạn nợ (nếu luật khụng quy định rừ) - thường là dựa vào chiến lược nợ bền vững;. Trong đó, cần tăng cường cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, làm rừ thẩm quyền, trỏch nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân; thực hiện tốt việc tiếp nhận ý kiến, phản hồi của người dân.

    Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cần phải được đơn giản hóa và thông tin đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của bộ, địa phương để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, cơ quan, tổ chức nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cải cách thủ tục hành chính.