MỤC LỤC
Đối với pháp nhân Việt Nam và nước ngoài: không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại trên giấy phép. - Lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Tuy nhiên, mức cho vay của Chi nhánh phải nằm trong giới hạn uỷ quyền phán xét của Chi nhánh.
Trường hợp tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng được phân công giải quyết sẽ tiến hành hướng dẫn điều kiện, thủ tục, hồ sơ (xem thêm phần phụ lục), …và giải thích các thắc mắc liên quan đến việc cho vay của Ngân hàng, tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình vay thích hợp với nhu cầu của mình. Trường hợp hồ sơ vay được chuyển về Hội sở xin ý kiến, nhân viên phòng tín dụng Hội sở tiếp nhận và thẩm định lại hồ sơ vay do Chi nhánh trình về và có ý kiến tham mưu trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách khu vực, hoặc Tổng Giám đốc, hoặc Hội đồng tín dụng ra quyết định (tuỳ theo mức cho vay). Tình hình sàn xuất kinh doanh, tình hình tài chính, công nợ của khách hàng như: đơn vị còn hoạt động hay không, xem xét doanh thu, hàng tồn kho, doanh số mua bán; tình hình lãi lỗ; xem tình hình công nợ chi tiết, chi tiết khoản phải thu, phải trả, xem xét tất cả các khoản nợ tại các Ngân hàng và đơn vị khác (nếu có), chú ý nợ quá hạn,….
Bản chính các tài liệu sau được lưu trữ tại kho quỹ: tờ trình đề xuất cho vay, gia hạn của cán bộ tín dụng, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng thế chấp, cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng, tờ trình thẩm định tài sản bảo đảm, biên bản họp Hội đồng tín dụng. Sau khi thu thập chứng từ, các hồ sơ pháp lý, các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của công ty, tiến hành xác minh thực tế và thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, mục đích sử dụng vốn vay, cũng như định giá tài sản bảo đảm vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình thẩm định.
Máy móc của công ty một số được mua mới từ Nhật, Trung Quốc, là những máy có giá trị lớn như: máy đánh bọ (dùng để nối liền hai đầu vải), máy may tự động công suất cao, các máy có giá trị nhỏ được mua lại trong nước. Do Công ty TNHH TMSX Vàng Anh chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng vải, sợi, nguyên vật liệu sẵn có trên thị trường nên mức độ phụ thuộc vào nhà cung cấp không cao. Về tỷ trọng doanh thu, sản phẩm vớ của công ty chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa (chủ yếu bỏ mối cho các siêu thị trong thành phố), nhưng sản phẩm gia công của công ty là những mặt hàng có chất lượng cao, tiêu thụ chủ yếu tại Pháp và Mỹ.
Bà Xuân là người trực tiếp điều hành mọi họat động của công ty, bà có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dệt may nên đã tìm kiếm được nhiều khách hàng và nhà cung cấp uy tín. Bộ máy tổ chức Công ty khá đơn giản gồm: bộ phận quản lý, bộ phận kế toán, bộ phận sản xuất được giao nhiệm vụ cụ thể, không có sự phụ thuộc quá lớn vào một cá nhân nào trong từng bộ phận.
Các khoản phải thu này là tiền gia công từ các đơn hàng của công ty Scavi và tiền bán sợi cho các công ty dệt may và các đại lý như: Công ty TNHH dệt may Hoàng Linh, cơ sở may Ngọc Dung,..đây là các bạn hàng chiến lược của công ty, quan hệ uy tín và không phát sinh nợ khó đòi. Công ty chủ yếu kinh doanh mặt hàng vải, sợi, nhận gia công trang phục lót và vớ nên tỷ trọng tài sản cố định và tài sản lưu động là 27% và 73% là hợp lý. - Phải trả người bán: 1.760 trđ là giá trị tiền sợi công ty mua về từ các nhà cung cấp trong nước như: công ty TNHH Việt Nam Chung Shin Textile, công ty TNHH SXTM Hồng Vinh, Công ty TNHH Yên Thái,.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu năm 2006 của Công ty khá cao (16,97%), cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. Khả năng thanh toán hiện thời năm 2006 là 1,42 lần giảm so với năm 2005 nhưng vẫn khá cao so với mức trung bình, công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh giảm so với năm 2005 xuống còn 0,46 lần nguyên nhân do tỷ trọng hàng tồn kho trong năm 2006 là khá lớn. Hệ số nợ là 52,05%, tương đối phù hợp đối với các Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và sản xuất. Vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho giảm do Công ty gia tăng dự trữ hàng hóa nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Các tỷ số lãi ròng/vốn chủ sở hữu; lãi ròng/tổng tài sản tăng cho thấy công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tóm lại tình hình tài chính của DN lành mạnh, hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Đối với nhóm khách hàng lớn, có lịch sử giao dịch uy tín với Chi nhánh hoặc đối với nhóm khách hàng giao dịch với tỷ trọng lớn, có tình hình tài chính ổn định và lành mạnh, Chi nhánh luôn ưu tiên thực hiện các chính sách ưu đãi như ưu đãi về lãi suất, biểu phí, tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị thế chấp tài sản, thời gian giải quyết hồ sơ, tư vấn cho khách hàng chọn những loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu vốn của mình… và năm 2006 vừa qua, tổng dư nợ tín dụng của toàn chi nhánh đối với nhóm khách hàng này là 329,691 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 35.16% trong tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. (Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Chợ Lớn) Hiện nay tại Chi nhánh đang chú ý và cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, cho vay ngoại tệ đối với các đơn vị có nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán mở L/C để thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, cho vay đối với các chương trình dự án đầu tư có tính khả thi. Chi nhánh Chợ Lớn chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay trả góp dưới 12 tháng, cho vay cá nhân cải thiện đời sống như cho vay tiêu dùng, cho vay thanh toán mở L/C để thanh toán hàng nhập khẩu, cho vay ngăn hạn dưới dạng chiết khấu các giấy tờ có giá như thương phiếu, hối phiếu.
• Cho vay hợp vốn: Trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng (tính tới thời điểm 31/12/2006, vốn tự có của Sacombank là 2515 tỷ đồng), khách hàng có thể được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín làm đầu mối (chủ trì) trong việc tiến hành các thủ tục cho vay hợp vốn với một hoặc nhiều tổ chức tín dụng khác. • Cho vay trả góp: đối với khách hàng là cá nhân có thu nhập thấp nhưng ổn định và có nhu cầu vay vốn với số lượng ít, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có thể thỏa thuận cho vay vốn theo phương thức trả góp, theo đó Ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận xác định mức cho vay, thời hạn, lãi suất … và mức tiền lãi phải trả cộng với nợ gốc được chia ra làm nhiều kỳ hạn để trả nợ được ấn định trong hợp đồng tín dụng. - Về địa bàn hoạt động: do hoạt động trong khu dân cư tập trung chủ yếu là đồng bào người Hoa nên cán bộ tín dụng ở Chi nhánh gặp không ít khó khăn trong giao tiếp với khách hàng, đặc biệt là với các khách hàng là hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, có tâm lý ngại công khai tình hình tài chính, ngại cung cấp thủ tục giấy tờ, gây không ít khó khăn cho nhân viên tín dụng trong công tác xác minh, thẩm định hồ sơ tín dụng.
- Về huy động vốn: Tuy Chi nhánh đã được thành lập khá lâu và có một vị trí nhất định trong hoạt động tín dụng tại địa bàn nhưng gần đây, Chi nhánh cũng chịu không ít sự cạnh tranh trong việc huy động vốn với các Ngân hàng trên cùng địa bàn (ACB, Techcombank,…) và các tổ chức có chức năng huy động vốn khác như Quỹ tín dụng, Quỹ tiết kiệm nhân dân,… khiến cho việc huy động vốn từ dân chúng của Chi nhánh bị phân tán.