Nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

    - Trình bày lịch sử hình thành xếp hạng tín nhiệm, khái niệm và ý nghĩa của xếp hạng tín nhiệm, qua đó nêu bật sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Dựa vào lý thuyết chuyên ngành Kinh tế tài chính – Ngân hàng cùng với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu giữa hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam, hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam với kinh nghiệm của các nước và các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp trên thế giới, từ đú làm rừ những ưu điểm và hạn chế của hệ thống xếp hạng tớn nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại, qua đó đề xuất các giải pháp đối với các ngân hàng thương mại và các cấp quản lý vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

    PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

    Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) .1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của BIDV

    • Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh

      - Giai đoạn từ 2001 đến nay: BIDV đã triển khai đồng bộ Đề án cơ cấu lại được Chính phủ phê duyệt và Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ, tiến tới phát triển trở thành một ngân hàng đa năng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động ngang tầm với các ngân hàng khu vực vào năm 2010. Theo Quyết Định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, vốn cấp 1 về cơ bản gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận không chia và các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển.

      Hình 2.1: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của các khoản vay năm 2008 và dự kiến  năm 2009 của BIDV
      Hình 2.1: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của các khoản vay năm 2008 và dự kiến năm 2009 của BIDV

      Thực trạng hoạt động cho vay tại BIDV

      Cơ cấu tín dụng và chất lượng tín dụng nêu trên đã cho thấy hướng đi đúng đắn của ngân hàng trong việc thực thi chính sách tín dụng gắn liền với đánh giá định hạng DN: kiểm soát chất lượng, đa dạng hoá khách hàng, nâng cao quản lý rủi ro tín dụng, vừa đảm bảo tăng trưởng vừa kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng gắn với chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu của BIDV, giúp BIDV khẳng định vai trò là một trong những Ngân hàng thương mại quốc doanh đóng vai trò then chốt của nền kinh tế trong nước và được đánh giá, công nhận trên thị trường quốc tế.

      Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV

      • Các chỉ tiêu dùng trong hệ thống xếp hạng
        • Những ưu điểm của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV
          • Những hạn chế của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV

            Dựa trên kết quả xếp hạng của Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, các khoản nợ của từng nhóm khách hàng khác nhau sẽ được phân loại để xác định mức độ rủi ro của những khoản vay, là căn cứ để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước, tiến gần đến với thông lệ quốc tế. Từ việc dễ dàng tra cứu thông tin, ngân hàng có thể đánh giá toàn diện tình hình tổng dư nợ của các khách hàng trong toàn hệ thống, kiểm soát được chất lượng dư nợ của các nhóm khách hàng, đánh giá và điều chỉnh cơ cấu các nhóm khách hàng kịp thời sao cho mức rủi ro là thấp nhất nhưng vẫn đáp ứng được hiệu quả kinh doanh. - Theo Quyết định số 0658/QĐ-QLTD1 ngày 15/07/2009 của BIDV về việc ban hành chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, theo đó những khách hàng là DN được xếp hạng tại hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp sẽ được áp dụng chính sách khách hàng tổng thể, bao gồm 4 chính sách cụ thể: chính sách tiếp thị khách hàng, chính sách về cấp tín dụng, chính sách về tài sản đảm bảo và chính sách về xác định lãi suất cho vay.

            Trên cơ sở những mục tiêu đã đề ra, luận văn thực hiện đi sâu vào trình bày và đánh giá hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của BIDV, đồng thời so sánh với hệ thống xếp hạng doanh nghiệp của các NHTM khác hoạt động trên cùng lãnh thổ Việt Nam, từ đó sẽ giúp có cái nhìn tổng thể, cho thấy những ưu điểm cũng như những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục theo xu hướng chung trên thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO và bước đầu thực hiện lộ trình tự do hóa tài chính.

            Hình 2.3: Quy trình chấm điểm của Hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN tại BIDV
            Hình 2.3: Quy trình chấm điểm của Hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN tại BIDV

            PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

            Định hướng chiến lược phát triển của BIDV đến 2015

              Hiện nay, BIDV thường xuyên thực hiện hỗ trợ vận hành và quản lý chặt chẽ hệ thống mạng truyền thông kết nối 108 chi nhánh với gần 500 điểm giao dịch, 1000 máy ATM và sử dụng trên 130 chương trình phần mềm ứng dụng như: hệ thống thanh toán hóa đơn tập trung Directbanking, thanh toán thuê bao trả trước với mạng viễn thông Viettel và Vinaphone, cổng thanh toán trực tiếp e.Sercurity với các công y chứng khoán, thanh toán lương tự động, hệ thống SWIFT, chương trình Gateway nâng cấp và các tích hợp ứng dụng khác…. Để tăng cường tính minh bạch về thông tin tài chính với Nhà nước và các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước, năm 2008 là năm thứ 13 liên tiếp BIDV đã thực hiện kiểm toán bởi công ty kiểm toán quốc tế độc lập theo cả 2 tiêu chuẩn kiểm toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), đồng thời là năm thứ 4 BIDV chủ động thực hiện đánh giá và xếp hạng tín nhiệm theo chuẩn mực quốc tế do tổ chức Moody’s thực hiện.

              Các đề xuất hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV

              • Hoàn thiện quy trình chấm điểm tín nhiệm DN
                • Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
                  • Các giải pháp khác
                    • Kiến nghị ở cấp vĩ mô

                      Sau gần 2 năm áp dụng, từ thực tế cho thấy một số chỉ tiêu đánh giá của hệ thống xếp hạng hiện hành của BIDV còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa bao quát như: xác định ngành nghề kinh tế còn thiếu sót một số ngành hoạt động của các DN đang có quan hệ tại BIDV, một số chỉ tiêu đánh giá phi tài chính có tính chất vĩ mô so với các DN quy mô nhỏ, chưa đánh giá được hết các đối tượng khách hàng DN hoạt động trong nền kinh tế… Do đó nhu cầu tiếp tục chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV để phù hợp với xu hướng quốc tế là điều tất yếu. Từ những nhược điểm của hệ thống xếp hạng doanh nghiệp nêu trên, đề tài nghiên cứu đề xuất xây dựng thêm bộ chỉ tiêu xếp hạng đối với các nhóm khách hàng là DN nhỏ và DN mới thành lập chưa có báo cáo tài chính 2 năm liên tiếp với mục đích giúp hệ thống định hạng có đối tượng khách hàng đánh giá đa dạng, đồng thời đánh giá hoạt động của các DN sát với thực tế hơn cũng như những rủi ro trong quá trình vận hành của các DN, từ đó nhận định xu hướng phát triển của khách hàng, giúp ngân hàng kiểm soát được rủi ro trong việc cho vay. Như vậy để có thể phát triển hệ thống các tổ chức định hạng độc lập cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong việc đánh giá khách hàng, Nhà nước cần có các biện pháp mạnh hơn trong việc quy định các DN phải minh bạch hoá thông tin; xây dựng cơ sở hạ tầng để thông tin được cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác; khuyến khích xây dựng hệ thống thông tin cả từ các đơn vị, tổ chức đến cấp Nhà nước; thành lập hệ thống liên kết các tổ chức để xây dựng nguồn thông tin đầy đủ về nền kinh tế;.

                      Do đó trong thời gian tới, Tổng cục thống kê cần thực hiện nhiều hơn nữa các chương trình nghiên cứu về chỉ số tài chính trung bình cho các ngành nghề để có thể cung cấp nguồn dữ liệu đáng tin cậy, tạo điều kiện cho các NHTM trong việc phân tích, đánh giá, xếp hạng DN, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho việc khuyến khích phát triển dịch vụ đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như giúp cho các DN có thể tự xem xét và đánh giá hiệu quả hoạt động của mình, từ đó có những cải tiến trong việc quản lý nhằm đạt được những kết quả tốt hơn.

                      Hình 3.1: Sơ đồ quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đề xuất
                      Hình 3.1: Sơ đồ quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đề xuất