MỤC LỤC
Việt Nam có 3.260 km bờ biển với 1.000.000 km2 mặt biển đặc quyền kinh tế, vì vậy sự chi phối của biển trong đó muối hòa tan trong nước biển và nước mạch mặn đã gây ra quá trình hóa mặn những dải đất gần biển và nhiễm mặn cục bộ theo mùa ở những dải đất tương đối xa hơn vào mùa khô lúc mức nước sông xuống thấp. Trầm tích biển có chứa lưu huỳnh cùng xác thực vật có chứa lưu huỳnh lắng đọng trong nền biển cũ gặp o xy hóa tạo thành acid sunphuaric và các muối sunphat có khả năng thủy phân giải phóng ion OH3+ để tiếp tục công phá phần khoáng của đất rồi lại tiếp tục thủy phân làm cho quá trình hóa phèn càng ngày càng trầm trọng.
Quá trình hình thành phức hệ hữu cơ đặc trưng cho điều kiện nhiệt đới ẩm Việt Nam
Cũng có lúc, phù sa ngọt phủ nên đất phèn tạo thành một loại đất không hẳn là phù sa ngọt nhưng cũng đã thay đổi tính chất của phèn làm thay đổi mức độ yêu cầu khắc phục yếu tố hạn chế song lại chưa là phù sa điển hình nên không lưu ý đến việc cung cấp đều đặn dinh dưỡng cho đất thì năng suất cũng sẽ tụt nhanh và đất cũng dễ trở thành thoái hóa. Các quá trình thổ nhưỡng đặc trưng và chủ đạo vừa mô tả ở trên giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ độ phì nhiêu của đất, mặt tiêu cực, mặt tích cực để xử lý tốt nhất mới quan hệ tương hỗ với các nhân tố sinh học, nhân tố vũ trụ và tác động con người.
Nếu là biện pháp công trình (ruộng bậc thang hoàn chỉnh hoặc nửa hoàn chỉnh, biện pháp đào mương, đắp bờ hoặc kết hợp cả hai…) thì ngoài tác dụng ngăn chặn hiện tượng bào mòn tới mức thấp nhất còn có tác dụng tích cực khác như kéo dài thời gian giữ ẩm khi chuyển từ mùa mưa sang mùa khô hạn; nếu là biện pháp sinh học (trồng cây theo đường đồng mức, trồng cây trên đỉnh đồi, trồng bằng phân xanh, trồng xen, trồng gối…) thì ngoài tác dụng hạn chế bào mòn còn cung cấp thêm cho đất một lượng chất hữu cơ để góp phần giữ ẩm để giải phóng lân và để giảm độ chua theo cơ chế tạo phức tạp với Ferralit và Al và sau khi khoáng hóa cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng chính, đặc biệt khi gieo trồng các cây bộ đậu là phân xanh hoặc cây bộ đậu ăn hạt; nếu áp dụng biện pháp "hè phủ xanh, đụng phủ khụ" thỡ cũng phỏt huy khỏ rừ vai trũ giữ ẩm cho đất. Các biện pháp công trình từ bậc thang dần dần tới bậc thang hoàn chỉnh, từ bờ mương riêng biệt đến kết hợp mương với bờ và tùy theo độ dốc đã triệt tiêu hoàn toàn quá trình xói mòn hoặc hạn chế bình quân tới 75%; biện pháp sinh học hạn chế được 50%; các cây phân xanh có khả năng cung cấp 10-30 tấn chất xanh trong điều kiện chăm sóc bình thường; các cây bộ đậu có thể cung cấp 30-80 kg N tùy theo loại đất….
Tổ tiên ta cũng có kinh nghiệm bồi dưỡng đất bằng chất hữu cơ bằng bèo dâu, các loại đỗ đậu, sử dụng phân chuồng trong canh tác lúa nước như bèo dâu chỉ phù hợp với một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp lại không còn đất phát triển trong vụ đông cùng với những khó khăn về sâu bệnh, về cường độ lao động…. Sử dụng phân chuồng, chủ yếu là phân lợn là một kinh nghiệm quý báu của nhân dân mà ta hiếm nước đang phát triển quen dùng là một nhân tố nâng cao độ phì nhiêu thực tế, nhưng vì chăn nuôi của ta trước đây và cả hiện nay chưa phải là chăn nuôi thâm canh nên lượng chất hữu cơ trong đất trồng lỳa nước cũng đang giảm đi rừ rệt.
Đối với quá trình thoái hóa theo kiển phèn hóa thì phải rửa phèn, bón lân, dùng giống chịu phèn, lên líp kết hợp với đào mương để trồng sắn, trồng dứa… có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa nước khi chưa có đủ nguồn nước ngọt để rửa phèn. - Giai đoạn 2: Do rừng bị chặt không còn thảm xanh che phủ, năng lượng ánh sáng mặt trời làm tăng nhiệt độ đất, tăng cường quá trình phân hủy các sản phẩm hữu cơ phần dưới đất (hệ thống rễ) và khoáng hóa nhanh chóng, đây là nguồn hữu cơ, cơ bản cung cấp cho cây trồng trong năm sau.
Chủ yếu là cây lùm bụi tập trung với quy mô về diện tích ở Trung du miền núi Bắc bộ, Tây nguyên, Duyên hải Bắc và Nam Trung bộ phát triển nhóm đất xám và đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ trầm tích (phiến sa thạch, đã vôi macma (bazan, phoocphiric, granit, riolit) và biến chất (nai, phiến mica)) do quá trình hoạt động địa chất, bản chất các khối đá và tính chất phong hóa mà đất phát triển tại chỗ có độ cao từ 700-900 m, gồ ghề, chia cắt và ở độ dốc lớn. Để khai thác sử dụng đất trống đồi núi trọc hợp lý và có hiệu quả về mặt kinh tế, chủ yếu là nâng cao năng suất cây trồng trồng trong nông - lâm nghiệp, khắc phục quá trình xói mòn của đất, đề xuất cơ sở lý luận và các quan điểm khai thác sử dụng đất trống đồi núi trọc theo hướng canh tác nông - lâm kết hợp, một dạng sử dụng đất hợp lý trong việc sản xuất củi, gỗ… lương thực và thực phẩm trên cùng một mảnh đất làm giảm những tác động không thích hợp đến điều kiện môi trường.
Luật Đất đai 1988, 1993, Luật bổ sung, sửa đổi một số điều Luật Đất đai 1998, cùng với nhiều chủ trương chính sách có liên quan khác như: chủ trương Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại…. Thực hiện chủ trương Nhà nước giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) , theo Nghị định 64/CP và Nghị định 85/CP, đến 9/2000 gần 90% số hộ, 84% diện tích đất nông nghiệp đã được cấp GCNQSDĐ; cùng với các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đã góp phần thúc dẩy sản xuất nông nghiệp không những phát triển.
Nhìn chung số khoảnh thửa đất chưa sử dụng có quy mô tương đối thích hợp với phát triển trồng, khoanh nuôi rừng và phát triển nuôi trồng thủy sản; còn đối với phát triển nông nghiệp chủ yếu là vườn rừng và cây ăn trái ở Trung du Miền núi; các vùng đồng bằng tuy có nhiều khoảnh nhưng quy mô diện tích nhỏ khó sử dụng và nếu có quy mô tương đối tập trung lớn thì chủ yếu là đất cát ven biển. Ví dụ chỉ tính riêng 7 tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc là Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng; 2 tỉnh vùng Bắc bộ là Nghệ An, Thanh Hóa; 1 tỉnh vùng Nam Trung bộ là Quảng Nam tức là 10 tỉnh thuộc nhóm đứng đầu về khả năng phát triển thêm đất lâm nghiệp đã là 4.311.678 ha.
Trong quá trình phát triển của vùng, nhiều công trình thủy điện lớn Thác Bà, Hòa Bình đã được xây dựng (tương lai sẽ xây dựng thủy điện Tạ Bú) có vai trò to lớn đối với công nghiệp năng lượng của cả nước, tuy nhiên cũng đã làm ngập nhiều cánh đồng phì nhiêu là vựa lúa của vùng và cài đặt ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần được giải quyết (di dân vùng lòng hồ, tái định cư, bố trí Đất đai cho sản xuất nông nghiệp v.v….) Tỉnh Yên Bái từ khi hồ Thác Bà (diện tích lòng hồ 19,1 ngàn ha) làm ngập cánh đồng Yên Bình đã tự tỉnh tự túc được lương thực sang thiếu lương thực. Dân số tăng ồ ạt từ 1976 đến nay tăng trên 1,6 triệu người (kể cả Lâm Đồng) trong đó tăng cơ học trên 1 triệu người, đặc biệt là gần đây di dân tự do tăng nhanh, đến cuối năm 1976 đã có 71.600 hộ với 340,2 ngàn nhân khẩu di cư tự do đến Tây Nguyên (dân di cư tự do tăng nhanh do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân các tỉnh phía Bắc thực hiện Nghị định 64/CP và 02/CP về giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từng hộ đã tự thấy về lâu dài sẽ thiếu đất, nên đã chủ động di cư đến Tây Nguyên là địa bàn đất rộng, người thưa công tác quản lý đất đai đang còn là vấn đề mới) do vậy nhu cầu đất để ở và sản xuất lớn nên đã chặt phá rừng bừa bãi, diện tích rừng giảm nhanh, sử dụng đất không hợp lý đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của vùng, đặc biệt là còn có những hộ phá rừng để kinh doanh đất.