MỤC LỤC
Chiều cao của ván khuôn phải cao hơn chiều cao của cấu kiện cần đổ bê tông khoảng 5 cm (0,05m)(để tránh vương vãi bê tông trong quá trình thi công ). Khi thi công, vữa bê tông được vận chuyển đến sát hố móng bằng xe cải tiến, sau đó công nhân sẽ tiếp tục đưa bê tông vào vị trí bằng cầu công tác và bê tông sẽ được đổ thẳng từ cầu công tác xuống( để quá trình đổ bê tông được chính xác cần làm các máng đổ bê tông bằng tôn). Do mặt bằng thi công rộng, khối lượng công tác lớn và các công tác có thể thi công gối tiếp nhau, nên phân đoạn để tổ chức thi công dây chuyền, Công tác đổ BT móng sử dụng nhiều máy móc, nhân lực và thi công phức tạp nhất nên chọn làm công tác chủ đạo, Phân đoạn các công tác trước và sau công tác BT theo phân đoạn của công tác BT.
Do điều kiện về mặt trận công tác và nhân lực cho phép nên ta sử dụng 2 tổ đội BT tham gia vào công tác BT để rút ngắn thời gian thi công. Căn cứ vào cơ cấu thành phần tổ đội chuyên nghiệp, mặt trận công tác ta Lập tiến độ thi công dựa trên hao phí thời gian cho từng loại công tác. Quá trình đổ bê tông lót (1): Chọn tổ công nhân 8 người thi công trong 24 ngày, mỗi ngày một phân đoạn, thời gian gián đoạn là 2 ngày.
Ghi chú: Công tác bảo dưỡng bê tông không đưa vào dây chuyền vì thời gian bảo dưỡng nằm trong thời gian gián đoạn của bê tông, đồng thời trong quá trình thực hiện các công tác khác tổ công nhân bê tông sẽ làm luôn công tác bảo dưỡng bê tông.
Khi bốc xếp, panel được bốc lùi lại phía sau một nhịp so với vị trí cần lắp; dàn vì kèo và dàn cửa trời được khuyếch đại và xếp theo đúng tư thế làm việc. Do trong quá trình cẩu lắp, tổ hợp dàn có tư thế không đúng với tư thế làm việc nên cần phải gia cố thanh dàn bằng một số nẹp gỗ rồi mới cẩu lắp. Khi lắp dàn, đối với dàn đầu hồi, ta cố định tạm bằng 2 dây neo, điều chỉnh chính xác sau đó bắt tạm 50% số bulông.
Đối với các dàn tiếp theo, sau khi điều chỉnh xong, dùng 2 tăng đơ cố định tạm vào dàn đã lắp xong và bắt tạm bulông. Như vậy với cần trục đi biên, một vị trí đứng của cần trục có thể lắp được 2 cột (tại vị trí khe lún lắp được 3 cột). Theobảng thông số khi cần trục đi giữa nhịp chỉ có thể lắp từng dàn vì kèo và lăp panel mái cho từng bước cột.
Công tác xây được thực hiện xen kẽ vào tiến độ lắp ghép để công tác này không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung của công trình. Công tác cuối cùng phải hoàn thành trước khi xây móng tường hồi 1 là 2 ngày (để đảm bảo công việc xây được tiến hành liên tục). Khối lượng công tác cần thực hiện ở tường hồi trục (22) hoàn toàn tương tự như ở tường hồi (1), Do đó tường hồi(22) cũng được chia làm 2phân đoạn.
Thời điểm bắt đầu sớm nhất của công tác này là sau khi xây xong tường biên (F) Công tác trát tường được thực hiện theo phân đoạn của công tác xây. - Do khối lượng của các công, mặt bằng thi công rộng nên đủ điều kiện để áp dụng phương pháp cơ giới hoá trong công tác đổ BT mái. - Cát được trở đến bằng ôtô, Sau đó công nhân san và dùng máy đầm bàn để đầm đến độ chặt theo thiết kế.
- Tuy khối lượng công tác lớn nhưng thi công ở mặt bằng nên điều kiện thuận lợi, Do đó lựa chọn biện pháp trộn bê tông bằng máy trộn, đổ bằng thủ công, đầm bắng máy đầm dùi. Các máy đào, máy trộn bê tông, máy đầm, cần trục bốc xếp và lắp ghép đã được tính cụ thể ở phần trước.
- Sơ đồ mạng là một đồ thị có hướng bao gồm các đỉnh và các cung biểu thị sự phụ thuộc logic về trình tự công nghệ và các mối liên hệ về tổ chức giữa các công việc khi thực hiện tiến trình sản xuất nào đó. + Thể hiện được những tuyến công tác chủ yếu quy định đến thời gian, có thể tối ưu hoá các chỉ tiêu ví dụ như thời gian xây dựng. + Có thể cho phép tự động hoá việc tính toán, tự động hoá việc tối ưu hoá các chỉ tiêu của quá trình sản xuất.
Thời gian dự trữ của từng loại vật liệu phu thuộc vào chất lượng vật liệu, mức độ cung cấp, năng lực quản lý của các ngành các địa phương. Trong quá trình xây dựng công trình phải sử dụng rất nhiều loại vật liệu, ta phải tiến hành lập kế hoạch dự trữ cho từng loại để đảm bảo đáp ứng cho kế hoạch thi công. Trong phạm vi đồ án này ta chỉ lập biểu đồ chi phí vật liệu cho một loại vật liệu là cát dùng trong công tác bê tông và công tác đúc cột.
Qua bảng ta tính toán nhu cầu cát hàng ngày trong giai đoạn thi công phần ngầm ta vẽ được biểu đồ tiêu thụ vật liệu hàng ngày và tiêu dùng vật liệu cộng dồn. Qua biểu đồ ta xác định được: ngày bắt đầu vận chuyển là ngày thứ 1, kết thúc là ngày 20 Ta có biểu đồ vận chuyển và dự trữ vật liệu cát thể hiện trong hình vẽ sau Nguồn cung cấp cát cách công trình 30 Km. Căn cứ vào nhu cầu cát hàng ngày và số xe có thể huy động của nhà thi công, tính toán được biểu đồ vận chuyển và dự trữ cát.
Có tổng mặt bằng thi công ta mới quy hoạch đúng vị trí của các tài sản thi công, sử dụng có hiệu quả nhất khu vực đất đai và các công trình phục vụ cho các quá trình chính. * Ý nghĩa : Biểu đồ dự toán là một đồ thị quy đổi mọi hao phí lao động, vật tư, máy móc.v.v sử dụng trong quá trình thi công về những mốc thời gian quan trọng, có ý nghĩa về mặt công nghệ theo giá trị tiền tệ. Biểu đồ dự toán là một căn cứ quan trọng để thực hiện công tác quản lý tài chính, cũng như đánh giá tính kế hoạch khả thi của dự án.
- Các giai đoạn có thời gian đan xen nhau nên việc tính chi phí cho từng giai đoạn được thực hiện trên nguyên tắc gần đúng, đảm bảo độ tin cậy. Để tính kho bãi chứa các loại vật liệu ta căn cứ vào biểu đồ chi phí dự trữ vận chuyển của từng loại vật liệu để xác định.
Ptr : Lượng điện dùng chiếu sáng trong nhà Png : Lượng điện dùng chiếu sáng ngoài nhà. Biện pháp an toàn lao động trong quá trình tổ chức thi công là một trong những công tác quan trọng. Xuất phát từ quan điểm "Người là vốn quí nhất của xã hội" Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, chính sách qui định trách nhiệm và hướng đến các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác bảo hộ và bồi dưỡng người lao động.
Ngành xây dựng cơ bản đề ra phương châm nhiệm vụ trong công tác thiết kế tổ chức thi công là "Nhanh nhiều tốt rẻ và an toàn lao động" Vì vậy trong tổ chức thi công phải được bố trí hợp lý, phân công lao động phù hợp với sinh lý người công nhân, tìm ra những biện pháp cải thiện điều kiện lao động nhằm giảm bớt những khâu lao động nặng nhọc cho người công nhân, tiêu hao lao động ít hơn. Phải thường xuyên kiểm tra bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động, tích cực tìm biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo mặt trận công tác tổ chức sản xuất, làm việc ban đêm phải có đủ ánh sáng và các phương tiện phục vụ thích hợp, trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ lao động như : quần áo bảo hộ, dày, ủng, găng tay, mũ, kính. Trong đơn vị tổ chức xây dựng công trình phải tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập công tác an toàn lao động.
Trong khu vực lao động phải có nội qui an toàn lao động cụ thể và phải được thường xuyên quan tâm đôn đốc nhắc nhở của các cấp lãnh đạo và của cán bộ phụ trách an toàn.