MỤC LỤC
Xây dựng bảng hỏi để đo lường mức độ nhận thức của người dân về các hoạt động PTCĐ, thực tế việc áp dụng các phương pháp, cách tiếp cận của cộng đồng đối với hoạt động PTCĐ, vai trò của tác nhân cộng đồng. Những thông tin thu được từ quá trình trực tiếp tham gia hoạt động phát triển cộng đồng với người dân tại địa bàn, cùng với thông tin thu thập được qua xử lý tài liệu, phỏng vấn sâu, sẽ cho tác giả cái nhìn sâu sắc, đầy đủ và bao quát, khách quan, độ chính xác cao về vấn đề nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho chính người dân tộc Bana tỉnh Kon Tum nhìn nhận được một cách đầy đủ về các nguồn lực của cộng đồng, tài sản, thế mạnh của cộng đồng, từ đó nâng cao nhận thức về việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, phát huy sức mạnh nội lực để PTCĐ bền vững, không trông chờ, ỉ lại, thụ động vào sự hổ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài cộng đồng. Giúp cho các tác viên cộng đồng nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung có những hiểu biết thêm về sự cần thiết phải đẩy mạnh các hoạt động của công tác xã hội trong PTCĐ đối với người dân tộc Bana.
Đảm bảo thực hiện tốt quan điểm đoàn kết các dân tộc, tạo cơ hội bình đẳng, hổ trợ nhau cùng nhau phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Làm tài liệu nghiên cứu các đề tài tiếp theo của chính bản thân và các bạn đồng nghiệp.
Phát triển cộng đồng là một tiến trình mà ở đó sự nổ lực của người dân kết hợp với những hổ trợ căn bản của Nhà nước để làm thay đổi một cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành một cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguồn lực, về những yếu tố tác động đến việc phát triển cộng đồng,…nhằm giúp cho cộng đồng tự đánh giá đúng đắn được sức mạnh nội tại của chính cộng đồng đang sở hữu, những khó khăn, thách thức cộng đồng phải vượt qua, để xây dựng và phát triển cộng đồng bền vững trước xu thế hội nhập và phát triển của xã hội. Từ việc làm rừ cỏc lý luận về phỏt triển cộng đồng, về dõn tộc thiểu số, về những quan điểm của Đảng ta đối với vấn đề phát triển cộng đồng người DTTS nói chung và người dân tộc Ba na nói riêng… sẽ là tiền đề khoa học cho việc nhìn nhận và đánh giá thực trạng phát triển cộng đồng, những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cộng đồng của người Ba na tại Kon Tum, từ đó có những giải pháp đề xuất phù hợp với Chính quyền địa phương, các ngành chức năng, các nhà hoạch định chính sách về những chính sách hổ trợ, chế độ hổ trợ xã hội của Đảng và nhà nước ta trong việc góp phần phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong đó có người dân tộc Bana tỉnh Kon Tum.
- Về đặc điểm kinh tế: Ngoài dân tộc Kinh sinh sống với các hoạt động kinh tế phát triển, sản xuất chính của đồng bào DTTS chủ yếu là làm nương rẫy; cây lương thực chính là lúa, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn làm lương thực phụ và chăn nuôi, nấu rượu. Qua các cuộc vận động phát triển kinh tế - xã hội, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước đã tác động mạnh đến suy nghĩ và hành động của đồng bào các DTTS, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi về cơ sở vật chất nhằm nâng cao sự hiểu biết, trình độ dân trí về tổ chức sản xuất, biết kỹ thuật canh tác lúa nước, trồng cây công nghiệp và kỹ thuật bảo vệ rừng.
Phỏng vấn sâu về nguyên nhân vì sao tỉ lệ người dân tộc thiểu số ít tham gia đông đủ các cuộc họp tuyên truyền phổ biến tại các thôn, làng; Bà Y Khiêm, phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum cho biết: ” Cán bộ thôn cũng đi vận động rất nhiều nhưng thực tế do một số hộ gia đình phải đi làm ăn xa, do đất sản xuất trên địa bàn không còn, nên phải làm rẫy ở nơi khác có khi 1 tháng mới về một lần, một số hộ gia đình thì chỉ còn người già, người lớn tuổi không rành tiếng kinh nên không thích tham dự các lớp. Qua tham dự các buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân của cán bộ, tác giả nhận thấy kỹ năng tuyên tuyền và khả năng tham vấn về chính sách cho cộng đồng của cán bộ cơ sở còn rất hạn chế, cán bộ không có nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn, chuyên môn về CTXH chưa đáp ứng, cá biệt có cán bộ còn hiểu không đúng về chính sách, phương pháp vận động thiếu thuyết phục..thực trạng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận động chính sách tại cơ sở; làm suy giảm lòng tin của người dân vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giảm niềm tin vào cán bộ của Đảng và Nhà nước.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Với mục tiêu phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và dự nguồn cán bộ cơ sở, trong năm 2015, Sở Nội vụ đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ các mặt đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chuẩn chức danh đang đảm nhiệm hoặc được quy hoạch, trong quá trình triển khai thực hiện luôn chú trọng ưu tiên đối tượng là người dân tộc thiểu số. Thực hiện hỗ trợ xây nhà ở cho 9.860 hộ nghèo DTTS, trong đó: Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” do Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh là cơ quan thường trực hỗ trợ xây dựng mới nhà ở cho 1.772 hộ nghèo; Tập đoàn Vin Group hỗ trợ xây nhà ở cho 69 hộ nghèo; Hỗ trợ làm nhà ở cho người nghèo theo Quyết định số 167/QĐ-TTg cho 8.019 hộ nghèo; Ngoài ra, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã vận động trong lực lượng hỗ trợ xây nhà ở cho 61 hộ gia đình là bộ đội xuất ngũ có khó khăn về kinh tế, 56 nhà mái ấm cho người nghèo biên giới.
Thực hiện tốt điều này sẽ đạt được 2 mục tiêu quan trọng trong phát triển cộng đồng bền vững đối với người DTTS đó là: góp phần khôi phục lại một phần không gian sinh tồn làng truyền thống cho người dân (đây là yếu cố quan trọng trong cố kết và phát huy sức mạnh của cộng đồng các tộc người thiểu số) và góp phần quản lý chặt chẽ, đúng pháp luật tài nguyên đất, rừng ở các vùng dân tộc thiểu số. Củng cố, nâng cao chất lượng các trường nội trú; Chú trọng đào tạo các ngành nghề phù hợp như lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp; Tỉnh cần đẩy mạnh, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển giáo dục, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số bản địa, để xây dựng đội ngũ cán bộ bổ sung vào hệ thống chính trị cấp cơ sở và tăng cường nguồn cán bộ có chất lượng cho các thôn, làng người DTTS.
Việc nắm bắt tâm lý và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của thanh niên đồng bào Ba na là vấn đề quan trọng, điều đó đòi hỏi việc tổ chức các hoạt động phù hợp trên các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội, hội nhập và phát triển bền vững…để thanh niên được tham gia giao lưu nhiều hơn và đặt biệt những hoạt động hướng về cội nguồn, các hoạt động giáo dục truyền thống là rất quan trọng, bởi cái chúng ta cần là từ tâm hồn mỗi người con Ba na chứ không phải là hình thức trống rỗng gây tốn kém tiền, của của nhà nước và mất thời gian nhưng không mang lại ý nghĩa thiết thực. Qua nghiên cứu thực tiển và tham gia cùng với cộng đồng người dân nơi đây, cũng như tiếp cận về phương pháp phát triển cộng đồng đang áp dụng của lãnh đạo chính quyền các cấp, có thể nhận thấy hoạt động CTXH, phát triển cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp còn mới mẻ, song cũng đã được định hình từng bước và có những giải pháp tích cực được tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng các cộng đồng người DTTS tại Kon Tum.