Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986-2010

MỤC LỤC

Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài 1. Về tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về hiện sinh trong văn học chủ yếu chỉ mô tả các trạng huống hiện sinh riêng lẻ tương ứng với từng kiểu dạng con người cụ thể, chưa chỉ ra được những sắc thái mới của các phạm trù hiện sinh truyền thống trong bối cảnh xã hội hiện đại với những thay đổi dễ nhận thấy về điều kiện lịch sử, xã hội và tầm đón nhận của người đọc. Thứ nhất, khảo sát truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010 theo hướng vừa chú trọng đến diện lại vừa đồng thời tập trung vào điểm (diện tức là xét đến phạm vi rộng của đối tượng nghiên cứu là các tác giả, tác phẩm văn học nằm trong giai đoạn nghiên cứu, điểm là một số tác giả cụ thể mà tác phẩm của họ có những biểu hiện tiếp thu tinh thần hiện sinh rừ nột).

Chủ nghĩa hiện sinh - lịch sử ra đời và những phạm trù cơ bản 1. Lịch sử ra đời của chủ nghĩa hiện sinh

Con người không thể làm chủ được mình, không tự điều khiển được cuộc đời mình; Đời người có giới hạn, thần chết lại vội vã: Sự thật đầy bi đát của cuộc sống đó là sinh ra để rồi chết đi; Sự cô độc và bí mật: Con người có khuynh hướng sống đơn độc và chết cô độc; Sự hư vô: Con người là một thực thể của hư vô; Sự cải hóa cá nhân: Con người phải sống một cách đầy ý thức về vận mệnh của mình, sống một cách đặc biệt chứ không phải chỉ sống qua ngày; Vấn đề nhập thế: Con người là tự do và buộc phải thực hiện tự do đó bằng cách hành động, lựa chọn, nhập thế; Vấn đề tha nhân: Trong đời sống, con người không thể chỉ sống một mình mà còn là sống với người khác, đó là tha nhân; Đời sống dám liều : Con người phải hành động, dám sống, dám liều theo ý mình bất chấp ánh mắt của tha nhân. Những tầng bậc tâm lí hiện sinh là: tâm lí phản tỉnh (tự thức nhận về giá trị đời sống; có hai hình thức khác là ưu tư và âu lo); tâm lí tự quyết (tự. chọn lấy, quyết định lấy cuộc hiện sinh của mình); tâm lí phản kháng, nổi loạn (chống lại những thế lực xâm phạm vào hiện sinh của bản thân); tâm lí dự phóng (những toan tính, dự định để thành toàn hiện sinh); tâm lí dấn thân, hành trình (là. thực hiện sự tự “quăng ném” mình lên phía trước); tâm lí thông cảm (khuynh hướng tương tác, cộng thâu vào với nhau giữa các hiện hữu để làm đầy lên những khuyết thiếu); tâm lí tự do; tâm lí siêu nhân (vượt lên tất cả những trói buộc của đời sống thông tục, trở thành chủ nhân đời sống của mình) và tâm lí hiện hữu [71, tr.28-33].

Các tiền đề hiện sinh và dấu hiệu của dòng hiện sinh mới trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010

Bước sang giai đoạn sau 1986, “trung tâm hứng thú triết học của các nhà hiện sinh chủ nghĩa - con người như là một thực thể hiện sinh, nó phải tự biết mình là ai, đang ở đâu, cần và sẽ phải làm gì” - chuyển thành trung tâm hứng thú nghệ thuật của nhiều nhà văn hiện đại, hậu hiện đại” [76, tr.36]. Tuy nhiên, đó không phải là gương mặt hiện sinh đã từng thấy trong những năm tháng chiến tranh, dòng hiện sinh mới là dòng suy tư giữa những bộn bề bon chen của đời sống kinh tế thị trường, khi công nghệ mới đang vừa nới giãn đồng thời vừa xóa nhòa đường biên giữa hai thế giới ảo - thực.

Tư tưởng hiện sinh và sự kết hợp với các trào lưu tư tưởng hiện đại

Trong một bài viết của mình, Andre Malraux cho rằng con người sinh ra trên đời như một sự ngẫu nhiên, nghĩa là con người không đòi hỏi ra đời nhưng “một khi đã bị sinh ra ở đời thì tự nhiên cảm thấy phải làm, phải hoạt động bằng đủ mọi cách để duy trì sự sống được cho không ấy và chống đối lại sự chết là bước sau chót của tất cả mọi cuộc đời” [81, tr.27]. Trong bài viết Nền tảng đạo đức luận của Sartre và Camus, Vũ Đình Lưu cho rằng: “Tư tưởng Tây phương hiện đại từ triết lý, văn chương đến nghệ thuật đang làm một cuộc thí nghiệm của một người khắc khoải, nhận thấy mỡnh lạc lừng trong một điểm khụng đỏng kể của vũ trụ bao la, sau khi đó chôn cất cho ông Trời và đạp đổ những giá trị Kitô giáo, nền tảng của 20 thế kỷ văn minh Tây phương.

Kiểu con người cô đơn

Đây là dạng cô đơn như Hamvas Bela viết: “Có một dạng cô đơn mà đặc điểm của nó là con người sống trong sự cô đơn ấy tự chứng minh mình đứng ngoài xã hội..Cái cô đơn này bắt đầu từ những nhu cầu cao hơn hẳn, từ sự phản đối cái tinh thần thấp kém trong cộng đồng, từ chối sự thống trị của cái hời hợt, nông cạn, những thị hiếu tầm thường” [55, tr.136]. “Tính chất tự do khai phóng cũng cho phép người ta lên án những giá trị Thiên Chúa giáo mà người ta cho là không còn sinh lực để khai triển nhân sinh quan mới: gần hai ngàn năm Tây phương đã sống yên ổn dưới sự che chở của một đấng Thượng đế tượng trưng cho giá trị tuyệt đối, giải thích được mọi thắc mắc, an ủi được mọi thống khổ và là nguồn gốc mọi cảm hứng nghệ thuật, đạo đức và tình cảm” [47, tr.35].

Kiểu con người nổi loạn

Cũng cần phải khẳng định, phản kháng hay nổi loạn của hiện sinh thường không nhắm đến một đích cụ thể như làm cách mạng hay lớn lao hơn là thay đổi một thể chế; nó cũng không phải là kết quả của sự bùng phát “tức nước vỡ bờ” mà là một quá trình âm ỉ kéo dài, thôi thúc mạnh mẽ kể từ khi con người thức nhận được về cuộc hiện sinh cho đến lúc trước mắt họ là cái chết. Nói theo một cách khác, “phản kháng, hay nổi loạn của hiện sinh là kết tội xã hội đã làm mất đi nét riêng tư, cái đặc hữu chỉ có ở riêng tôi làm cho tôi không còn là tôi nữa, bắt tôi phải như người khác.(..) Phản kháng, nổi loạn là biết chối bỏ, nói không với cái đang là, biết nói vươn tới cái sẽ là và trở về cái nguyên ủy tinh khôi dưới ánh sáng soi đường của nhân vị” [15, tr.25].

Kiểu con người lo âu

Nhân vật chính trong một truyện ngắn của Tạ Duy Anh đã trải qua những phút giây dài như thế kỉ ở dưới đáy của một cái vực đá âm u ngỡ như là nơi tận cùng của trái đất (Dưới đáy vực), tưởng tượng ra bao nhiêu tình huống cần phải đối phó, sợ hãi và tuyệt vọng đến điên cuồng nhưng không lúc nào hắn quên rên rỉ “Trời ơi, nếu tôi phải chết thì vô lý quá”. Tuy nhiên, chính trong cuộc chạy đua đời người đó, những giá trị hiện sinh được thăng hoa khi con người nỗ lực truy tầm ý nghĩa sống đích thực cho riêng mình, vì một lẽ đơn giản: “Đời người chỉ sống có một lần” (Thép đã tôi thế đấy) hay như quan điểm của Camus “cái chết và những đau khổ vô nghĩa càng làm tăng thêm giá trị cho sự sống, làm cho con người ham sống, sống mãnh liệt hơn lên”.

Không gian và thời gian nghệ thuật mang cảm thức hiện sinh 1. Không gian nghệ thuật - môi trường nghiệm sinh của con người

Để tô đậm thêm dáng vẻ ấy của con người trong hành trình hướng đến hiện sinh đích thực, các nhà văn sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là cách thức xử lý không gian - thời gian nghệ thuật, kết cấu truyện theo motif và hệ thống biểu tượng nghệ thuật. Trong truyện ngắn Thương quá rau răm, cái tên cù lao Mút Cà Tha gắn liền với con sông Dài sao mà giàu sức gợi: “Mút Cà Tha nằm hiu hắt, lâu lâu mới thấy bóng dáng một con tàu lớ ngớ chạy vào rồi lại tẽn tò quay ra vì lầm đường, vì không biết đằng sau cù lao là sông cụt.

Các motif nghệ thuật thể hiện cảm thức hiện sinh 1. Motif hành trình

Anh ăn cơm hết 15 phút, rửa cặp lồng 10 phút và nghiêm túc dùng nốt 5 phút giờ nghĩ trưa để xỉa răng” [109, tr.49]; một người đàn ông luôn có ý thức quy đồng tất cả mọi sự vật hiện tượng về những con số: nhìn vào căn phòng đối diện rộng 12m2, anh nghĩ ngay đến 3m2 vượt quá tiêu chuẩn; nhặt chiếc điếu cày, anh lập tức hình thành trong đầu một nhận xét. Dễ nhận thấy tính chất phi lý thường gắn liền với những gì nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt, bởi lẽ cuộc hiện sinh mà con người mơ ước và đeo đuổi luôn là một nếp sống “hùng hổ, mãnh liệt, hết mình” chứ không thể và không phải là một vệt mòn nhàm chán như cảm nhận của nhân vật “hắn” trong Chuông chùa Bạch Vân (Trần Đức Tiến): “Tối nay về đâu cũng thế thôi.

Các biểu tượng hiện sinh

Cũng chính từ đây, bên cạnh ý nghĩa kích khởi, nhóm biểu tượng địa điểm có khi lại thể hiện sự quẩn quanh, cùng khốn của kiếp người, sự bế tắc, bất lực trước số phận như hình ảnh con đường, cầu thang, cánh buồm trong các truyện ngắn Một trăm linh tám cây bằng lăng, Cầu thang và Nước mắt đàn ông của Nguyễn Thị Thu Huệ. 1.1.423.Văn học mang cảm thức hiện sinh trong giai đoạn từ 1986 đến 2010 (qua mảng truyện ngắn) không hẳn là sự kế thừa tư tưởng hiện sinh trong văn học giai đoạn 1954 - 1975 nhưng trong một chừng mực nào đó, nó gạt bỏ những ý niệm hiện sinh tiêu cực, góp phần hoàn thiện và phát triển hạt nhân hiện sinh tích cực của giai đoạn này.

Tài liệu văn bản

Trần Thị Thục (2010), Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo, Luận văn thạc sĩ khoa học Văn học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2007), Tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của A.Camus qua một số tác phẩm, Luận văn thạc sĩ khoa học Triết học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Hà Nội.

Tài liệu mạng

Vy Huyền dịch (2005), Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn, http://thuvienhoasen.org/a21730/cai-chet-phat- giao-va-chu-nghia-hien-sinh-trong-nhac-trinh-cong-son. Nguyễn Bích Phụng (2011), Cảm thức hiện sinh trong tập thơ “Hoa giấu mặt” của Mai Văn Phấn, http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham- chon- loc/nghien-cuu-phe-binh/cam-thuc-hien-sinh-trong-hoa-giau-.