Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ tại UBND xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm.

Điều kiện, tiêu chuẩn cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng

Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khi có đủ các điều kiện theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Việc cử cán bộ, công chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 03/2011/TT-BNV.

Hình thức và nội dung đào tạo

+ Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh cán bộ, ngạch công chức và chức danh lãnh đạo quản lý. + Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng, bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Vai trò của công tác đào, tạo bồi dưỡng

Cấp xã là cấp chấp hành, thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính trị với nhân dân; hàng ngày tiếp xúc và làm việc với nhân dân, nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; tổ chức và vận động nhân dân thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế xã hội, tổ chức đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư. Mặt khác, từ thực tiễn địa phương, cán bộ, công chức cấp xã cũng là người xây dựng Nghị quyết của tổ chức Đảng, Nghị quyết HĐND và lãnh đạo hệ thống chính trị cơ sở, vận động quần chúng nhân dân theo từng tổ chức chính trị, từng giới để thực hiện Nghị quyết đã đề ra.

Quy trình đào tạo bồi dưỡng Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Vấn đề này đã, đang và sẽ tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm, nhất là khi Việt Nam đã trở thành viên của WTO, vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao thì nó càng trở nên cần thiết. Kết quả của chương trình đào tạo được thể hiện trong công việc trình độ, kỹ năng của người lao động có được tăng lên hay không, nhận thức của họ về chương trình đào tạo, khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng này vào thực tế công việc tại tổ chức.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở

Mặc dù có những khác biệt nhất định như vậy, song tiêu chí chung để đánh giá chất lượng của một khóa đào tạo CBCC là sau khóa học, người học biết chủ động liên hệ giữa kiến thức đã được tiếp nhận để có những đề xuất cụ thể, sát thực tế trong lĩnh vực công tác, từ đó tìm kiếm được cách thức giải quyết công việc khoa học. Một tiêu chí đánh giá khóa đào tạo, bồi dưỡng CBCC có chất lượng cao là khi kết thúc khóa học, công chức ý thức được rằng mình là một người lao động làm công việc đặc biệt như: làm việc trong bộ máy Nhà nước, sử dụng công sản vào thực thi công vụ, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, phục vụ lợi ích công.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CBCC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MINH NGHĨA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

Phương hướng về công tác đào tạo bồi dưỡng trong thời gian tới 1. Phương hướng chung

- Đối với đại biểu HĐND các cấp: 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo quy định. - Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Tuyển chọn cán bộ, công chức trẻ, có năng lực, trình độ trong diện quy hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng tại các nước phát triển và các nước trong khu vực.

Giải pháp

- Đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, nhất là việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo sau đại học. - Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và nội dung chương trình đào tạo cán bộ, công chức ở các cơ sở đào tạo. - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng khoa học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

Xác định nhu cầu đào tạo, gắn kết đào tạo với sử dụng CBCC Một vấn đề quan trọng để cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng là phải đổi mới tư duy, quan điểm cũng như cách tiếp cận. Đào tạo, bồi dưỡng không thể tách rời mà phải gắn với việc sử dụng CBCC, tức là đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo vị trí việc làm, tránh đào tạo, bồi dưỡng sai địa chỉ, không đúng mục đích, đào tạo tràn lan, thiếu định hướng rừ ràng mà hậu quả ai cũng thấy là "số lượng đào tạo, bồi dưỡng khá lớn mà vẫn chưa khắc phục được tình trạng hụt hẫng cán bộ". Do vậy,cần phải quán triệt toàn diện từ các cấp ủy Đảng,cáccấp chính quyền lãnh đạo xã đến các Chủ tịch,phó chủ tịch,các đơn vị ,các đoàn thể quần chúng đến từng CBCC xã về công tác ĐTBD CB,CC aphair nhận thức được rằng ĐTBD CB,CC là một khâu quan trọng của công tác cán bộ , là hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo đội ngũ CBCC đáp ứng được những điều kiện luôn thay đổi trong môi trường thực thi công vụ và sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội.

Lãnh đạo xã quan tâm tạo điều kiện sắp xếp công việc, động viên CBCC yên tâm đi học, Khuyến khích CB,CC học thêm ngoài giờ hành chính như tin học, ngoại ngữ , Đại học, sau Đại học, văn bằng hai. Kết hợp biểu dương , khen thưởngđề bạt, Bổ nhiệm những CB,CC có thành tích suất sắc để khích lệ động viên toàn thể CB,CC trong cơ quan hăng hái học tập noi gương tạo ra một môi trườn học tập. Do vậy thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ là căn cứ đặt nền móng cho việc xây dựng đội ngũ CBCC có đủ năng lực phẩm chất vừa hồng vừa chuyên, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH ở xã cùng với cả nước thực hiện tốt mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Khuyến nghị

Hầu hết các khóa học đào tạo, bồi dưỡng đều có đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng như: đánh giá phản ứng của người học về nội dung, chương trình, giảng viên, cách tổ chức…; đánh giá kết quả học tập thông qua những bài kiểm tra để biết học viên tiếp thu được gì từ khóa học. Tuy nhiên, nội dung đánh giá vô cùng quan trọng để biết được mục tiêu khóa học có đạt được không để có hướng điều chỉnh cho phù hợp hiện đang bị bỏ ngỏ, đó là việc đánh giá những thay đổi trong công việc, xem người học đã áp dụng được những điều đã học vào công việc, những thay đổi đối với việc thực hiện công việc như thế nào. Từ đó, đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức xem việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC có tác động, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức hay không.

- Khi tiến hành cử CBCC đi đào tạo phải chú ý đảm bảo số lượng, chất lượng cán bộ làm việc tại cơ quan nhằm tránh tình trạng giải quyết công việc cho nhân dân chậm trễ. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng để tuyển dụng những sinh viên đủ tiêu chuẩn sắp tốt nghiệp ra trường nhằm tạo một đội ngũ CBCC trong tương lai. - Áp dụng việc kiểm định chất lượng đào tạo, qua đó hình thành mạng lưới kiểm định chất lượng đào tạo trong toàn hệ thống từ bản thân UBND đến các trường và trung tâm dạy nghề.

- Cấp kinh phí đào tạo thường xuyên để các trường dạy nghề, trung tâm giảm bớt khó khăn trong quá trình đào tạo, hỗ trợ thiết bị giảng dạy. - Mở rộng quan hệ hợp tác với trung tâm đào tạo quốc tế, các dự án quốc tế, nhằm cung cấp những kiến thức thông tin mới nhất trên thế giới. - UBND tạo mọi điều kiện để gắn kết doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nhằm xây dựng mối quan hệ giữa nơi cung cấp nhân lực đào tạo và nơi có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo.