MỤC LỤC
Qua quá trình khảo sát hộ thì kết quả cho thấy đa phần tất cả nông hộ trên địa bàn xã đều tiêu thụ sản phẩm Keo thông qua hình thức bán cáp cây đứng theo diện tích và trữ lượng, chỉ có 2 hộ bán theo trữ lượng cây tất cả đều được thương lái thu gom do anh Lê Hồng Sơn đứng ra làm chủ. Với hình thức thu mua này thương lái sẽ đến tận rừng của nông dân và khảo sát để dự đoán sản lượng gỗ của rừng đó và đưa ra mức giá phù hợp, khi thương lái khai thác sẽ phải tiến hành tất cả các chi phí khai thác gồm nhân công, làm đường, vận chuyển. Đối với nhóm hộ cận nghèo và hộ trung bình tổng chi phí bình quân cho 1 ha có sự chênh lệch ít khoảng 13,1 triệu đồng, trong đó hộ cận nghèo có chi phí cho giai đoạn kiến thiết là 8,3 triệu đồng, chiếm 62,9% tổng chi phí cho kỳ sản xuất.
Hiệu suất đầu tư (BCR) của từng nhóm hộ là khác nhau, phụ thuộc vào năng suất rừng trồng, mức độ đầu tư trồng rừng và giá cả thị trường, BCR của 3 nhóm hộ tại xã Hương Phong đạt 2,8 lần đối với nhóm hộ khá, 2,7 lần với nhóm hộ trung bình và 2,3 lần với hộ cận nghèo. Trồng Keo tai tượng tại xã Hương Phong cho thấy giá trị lợi nhuận ròng đối với nhóm hộ khá lợi nhuận ròng cao nhất đạt 20,338 triệu/ha và nhóm hộ trung bình đạt 19,2triệu/ha, còn thấp nhất là nhóm hộ cận nghèo chỉ đạt 14,767 triệu/ha.
Trong khi đó mức hưởng lợi Keo giảm dần từ nhóm hộ trung bình đến nhóm hộ cận nghèo, đặc biệt nhóm hộ cận nghèo thu nhập thấp chỉ đạt 10,35 triệu đồng/hộ/năm tạo khoảng cách rất lớn so với nhóm hộ khá, nguyên nhân chủ yếu do đất sản xuất hạn chế cộng thêm chi phí đầu tư thiếu thốn dẫn. Vấn đề này sẽ thuận lợi cho những nhóm hộ có diện tích sản xuất lớn và có khả năng đầu tư chi phí ban đầu nhưng lại gặp bất lợi cho những hộ hạn chế về chi phí đầu tư với diện tích đất sản xuất nhỏ, đây là khó khăn làm suy giảm thu nhập từ trồng Keo cho nông hộ trên địa bàn xã. Hiệu quả từ cây Keo có sự chênh lệch lớn theo loại hộ và hoàn toàn khác nhau đối với hộ trồng Keo và hộ không trồng Keo, thu nhập của nông hộ trồng Keo nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vài diện tích khai thác Keo nguyên liệu, loại hộ có thu nhập cao là loại nhóm hộ có diện tích khai thác Keo nguyên liệu lớn.
Nhóm hộ có trồng Keo có tổng thu nhập cao hơn so với nhóm hộ không trồng Keo, bởi vì nhóm hộ có trồng Keo được hưởng lợi từ sản phẩm Keo và cả các dịch vụ liên quan đến trồng Keo trong khi đó nhóm hộ không trồng Keo chỉ được hưởng lợi từ các dịch vụ liên quan đến trồng Keo. Qua đây cho thấy nhóm hộ trồng Keo tập trung chủ yếu vào sản xuất và thu lợi nhuận từ sản lượng Keo nguyên liệu, nguồn thu nhập chủ yếu là sản phẩm Keo nên mức thu nhập lớn hơn rất nhiều so với nhóm hộ không trồng Keo hộ (tham gia phục vu sản xuất keo), chủ yếu là công lao động thuê nên mức thu nhập thấp.
Về vai trò cải thiện thu nhập được nhóm hộ khá đánh giá là rất đáng kể chiếm tỷ lệ khá cao là 53,56%, trong đó đánh giá là đáng kể chiếm 44,44%, đa phần nhóm hộ khá sở hữu diện tích Keo rất lớn nên nguồn thu nhập từ hoạt động trồng Keo cao. Đối với nhóm hộ cận nghèo đánh giá là đáng kể chiếm tỷ lệ tương đối cao đạt 50%, còn hộ trung bình đánh giá là đáng kể chiếm 44,44%, qua đây cho thấy vai trò quan trọng đối với thu nhập của 2 nhóm hộ này, vì đa phần lao động làm thuê Keo là thuê từ nhóm hộ cận nghèo và hộ trung bình, nên nguồn thu nhập từ cây Keo đóng vai trò làm thay đổi cơ cấu thu nhập của 2 nhóm hộ cận nghèo và trung bình. Nhưng, với thực trạng trồng Keo trên địa bàn xã Hương Phong, việc phát triển thêm diện tích trồng Keo la rất khó khăn.Các nhóm hộ chủ có ý định giữ nguyên diện tích trồng Keo, chỉ có một hộ sẽ có ý định mở rộng diện tích với lý do sắp được xã cấp thêm đất trồng rừng, còn ngoài ra các nhóm hộ không có điều kiện để mở rộng diện tích trông Keo.
Do đó nhu cầu nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước, các cơ quan tổ chức về nguồn vốn là một trong những nhu cầu tất yếu và cấp bách hiện tại của nhóm hộ cận nghèo và hộ trung bình, hiện nay tỷ lệ vay vốn 2 nhóm hộ chiếm 51% và chưa có khả năng chi trả. Đối với hộ cận nghèo lựa chọn lớn nhất là nguồn vốn, chiếm tỷ lệ 90%, còn hộ trung bình lực chọn chiếm tỷ lệ 60%.Ngoài ra các nhu cầu về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được nhúm hộ đỏnh giỏ khụng cao.Qua đõy thấy rừ sự khỏc biệt khỏ lớn giữa các nhóm hộ về nhu cầu được hỗ trợ, đa phần nhóm hộ nghèo – trung bình mong.
- Đất đai còn chưa có độ phì nhiêu cao, vùng địa hình đồi dốc khó khai thác ra thì tính chất đất nhiều nơi toàn soi đá, điều này khiến cây keo không thể sinh trưởng nhanh và chất lượng cây không tốt đã ảnh hưởng không hề nhỏ với những hộ sở hữu. - Xã vẫn chưa tự lai giống keo được và cũng không có cơ sở bán giống, người nhân phải mua giống ngoài xã. Giá cả vẫn bấp bênh chưa có con số chính xác khi bán sản phẩm chỉ cáp bán, đây là vấn đề thể hiện tính cập nhật thị trường trên địa bàn còn thấp.
- Đã phát hiện một số bệnh lạ ở cây keo song hộ dân vẫn chưa có kinh nghiệm xử lí và phòng ngừa. - Một số hộ dân trồng keo vẫn còn bảo thủ, tự trồng theo cách riêng của hộ, khiến năng suất cây trồng thấp.
(Nguồn: Thảo luận nhóm, 2016) Thảo luận nhóm với vấn đề giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động trồng keo được đưa ra 4 giải pháp chính, trong đó: giải pháp về kỹ thuật được xếp vị trí quan trọng đầu tiên khi đã thống nhất được ý kiến của dân. Trước thực trạng đó cán bộ xã cần thường xuyên mở lớp tập huấn cho nhiều đối tượng hơn nữa, để củng cố kiến thức về trồng keo, cách ứng phó với các dịch bệnh…từ đó hộ dân áp dụng đúng theo kĩ thuật chứ không phải trồng cách của bản thân. Nhưng do điều kiện về kinh tế và ý thức chưa chú trọng đầu tư vào trồng rừng nên một số hộ không bón phân dẫn đến kéo dài thời gian để thu hoạch và giảm sản lượng thu nhập sẽ thấp, nhưng mức chênh này không quá lớn để hộ dân nhận thấy cần phải sử dụng phân bón.
Người dân mong muốn xã có một đại lý cung ứng dịch vụ đầu vào tin cậy, chất lượng và có hồi phục lại vườn cây ươm giống của xã để phục vụ đảm bảo nguồn giống cho người dân vì hiện nay xã chưa có một vườn cây ươm giống nào. UBND Huyện và xã cần quan tâm hơn nữa đối với những hộ nghèo, đưa ra những chính sách đầu tư riêng cho hộ cận nghèo có tham gia trồng keo, để hộ có thể thoát nghèo sớm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.Làm tốt công tác dự báo thời tiết phòng chống cháy rừng để giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.
Về xu hướng phát triển trồng Keo thì hầu hết người dân mong muốn phát triển trồng Keo, nhưng xét về thực trạng trồng Keo trên địa bàn việc mở rộng diện tích Keo là rất khó.Vì thế các nông hộ đều có ý định giữ nguyên diện tích trồng Keo của mình trong tương lai. Đối với nhu cầu hỗ trợ của nhóm hộ có sự khác biệt của từng loại hộ, trong đó loại hộ khá có nhu cầu hỗ trợ về kỹ thuật, còn hộ cận nghèo và hộ trung bình có nhu cầu cần hỗ trợ về vốn. Trong quá trình đầu tư sản xuất trồng Keo người dân có những thuận lợi về diện tích đất tự nhiên rất lớn phù hợp cho phát triển trồng Keo, được sự quan tâm và chỉ đạo từ huyện, người dân có kinh nghiệm sản xuất lâu năm và nguồn lao động tại chỗ dồi dào… Bên cạnh đó ngoài những thuận lợi thì nông hộ gặp những khó khăn nhất định như sau: nguồn giống phải nhập từ địa phương khác, độ phì nhiêu của đất thấp, địa hình đồi núi dốc khó khăn trong việc vân chuyển và làm tăng chi phí khai thác.
Nhờ vào trồng Keo nên đời sống của người dân được cải thiện, thu nhập được nâng cao qua đó thể hiện được vị trí quan trọng và tiềm năng phát triển của cây Keo trong tương lai. Cần có chính sách dự báo giá cả kịp thời để người dân yên tâm sản xuất, đồng thời đảm nhiệm tốt công tác dự báo thời tiết, khí hậu để hạn chế rủi ro về thiên tai trong quá trình sản xuất.
Hài lòng của gia đình về các khía cạnh đời sống