MỤC LỤC
- Ổn định sản xuất , có những phương án kinh doanh cụ thể đòi hỏi vốn lớn và chứng minh được hoạt động kinh doanh của công ty đang được quản lí tốt và có hiệu quả … để có thể lấy được lòng tin của các chủ đầu tư ( ngân hàng , Nhà nước , … ) để có thể huy động thêm được nguồn vốn , tăng số vốn điều lệ …. - Để khắc phục khú khăn về vốn cụng ty cần xỏc định rừ nhu cầu về vốn của mình đông thời cố gắng huy động được nguồn vốn của cơ quan chủ sở hữu , huy động trong nội bộ doanh nghiệp , những nguồn tài trợ ngắn hạn như đi vay để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. - Cần coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại bằng cách đề ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận lớn để có được khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng.
- Việc huy động vốn , nâng cao hiệu quả quản lí sử dụng vốn và mở rộng sản xuất kinh doanh là việc làm cần thiết nhưng không thể tách rời chức năng quản lí tài chính với các chức năng. Nghiên cứu thị trường còn bao gồm cả việc thu thập và phân tích thông tin về các đối thủ cạnh tranh , xác định được điểm mạnh , điểm yếu của đối thủ cạnh tranh đồng thời xác định được những cơ hội cũng như thách thức trong tương quan so sánh với khả năng của công ty để có biện pháp đối phó và phát huy khả năng của mình. Không chỉ đánh gía các đối thủ cạnh tranh hiện tại mà còn phải biết dự bào thị trường , dự đoán về đối thủ cạnh tranh tiềm năng nhằm luôn luôn ở thế chủ động trước mọi biến động có thể xảy ra.
- Tuy vốn của công ty chưa dồi dào nhưng trong chừng mực nào đó tiếp tục phải áp dụng các hình thức tín dụng thương mại trên cơ sở khả năng tài chính của công ty và khả năng thanh toán của khách hàng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng , khuyến khích họ tiếp tục có quan hệ thương mại với công ty , thanh toán sớm với công ty đồng thời tăng thêm uy tín của công ty , tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường thường xuyên biến động , công ty nên đa dạng hóa các nhà cung ứng một mặt để giảm bớt rủi ro đảm bảo cung cấp nguyên liệu kịp thời và đầy đủ cho hoạt động của công ty mặt khác tránh tình trạng phải phụ thuộc vào một nhà cung ứng có thể bị ép giá hoặc khi họ bị gặp rủi ro sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty.
- Những chính sách vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp , vì vậy cần ban hành một cách nhất quán và ổn định các chính sách và qui định đối với các doanh nghiệp qua đó Nhà nước góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh phát triển và góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay các doanh nghiệp rất thiếu thông tin về các qui định của Nhà nước có liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh của mình , có khi nhận được thì đã hết hiệu lực vì các chính sách thường xuyên thay đổi. - Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp như có sự ưu đãi về trả nợ gốc đầu tư , giảm tỷ lệ lãi đầu tư , ưu tiên trả nợ gốc trước , lập quỹ hỗ trợ sản xuất đối với các doanh nghiệp trong nước.
Tuy các doanh nghiệp có thể khai thác vốn từ nhiều nguồn ( vốn tự có , vốn huy động trong nội bộ doanh nghiệp , vốn đầu tư … ) song chủ yếu vẫn là đi vay các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Do vậy Nhà nước phải có những chính sách qui định để giúp doanh nghiệp và ngân hàng có những biện pháp hữu hiệu để khai thông nguồn vốn như cho phép doanh nghiệp vay vốn không phải thế chấp, không bị giới hạn theo tỉ lệ vốn điều lệ của doanh nghiệp … mà chỉ cần điều kiện phương án kinh doanh khả thi và có hiệu quả hoặc ngân hang trực tiếp tham gia quản lí số vốn đó … tránh tình trạng ngân hàng thừa vốn mà. - Nhà nước cần có các biện pháp cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính , công khai hóa các chế độ chính sách và đã đến lúc các cơ quan quản lí cũng phải chịu trách nhiệm chung về những thiệt hại do lỗi của họ gây ra cho các doanh nghiệp.