MỤC LỤC
Khi SI trong nước phát triển sẽ tự chủ được việc cung ứng linh kiện, vật liệu hoặc các bán thành phẩm trong nội địa làm cho nền công nghiệp SXLR ôtô chủ động, không bị phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về các yếu tố đầu vào này. Hơn nữa, SI còn tham gia vào thị trường xuất khẩu và tạo ra thị trường quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu thô, hạn chế được một phần việc xuất các nguyên vật liệu thô ra nước ngoài. Vì vậy, phát triển SI sẽ góp phần hiệu quả trong khai thác nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng cho SXLR ôtô và là biện pháp quan trọng trong giải quyết tình trạng nhập siêu ở các quốc gia đang phát triển.
Trong mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh, giáo sư Michael Porter cũng đã khẳng định vai trò của công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan trong nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngành công nghiệp và vùng lãnh thổ. Theo giáo sư Porter, SI đóng vai trò là ngành thượng nguồn, nó tạo điều kiện lợi thế cho ngành công nghiệp hạ nguồn (ngành SXLR ôtô) vì chúng sản xuất các điều kiện đầu vào cho ngành này, đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến và quốc tế hóa. Việc tạo ra một mạng lưới liên kết đa doanh nghiệp, trong đó có sự liên kết giữa các doanh nghiệp SI và các doanh nghiệp SXLR theo không gian nhất định sẽ tạo ra một hệ thống hoạt động linh hoạt và hiệu quả do không bị hạn chế về khoảng cách và thời gian.
Đối với nước đang phát triển, vốn đầu tư và công nghệ từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng rất quan trọng trong phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như công nghiệp ôtô. Việc phát triển SI cho ngành SXLR ôtô là cần thiết để tạo ra lợi thế chi phí so với các nước trong khu vực nhờ giảm được các chi phí vận chuyển lưu, lưu kho bến bãi, các loại phí và thuế nhập khẩu v.v so với việc nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm trung gian này từ nước ngoài. Nếu chủ động được nguồn linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm trung gian ngay trong vùng nội địa thì các doanh nghiệp SXLR và sản xuất ôtô nước ngoài sẽ hạn chế được các rủi ro về thiếu hụt và vận chuyển chậm trễ các yếu tố đầu vào cho sản xuất.
Khi vấn đề về dung lượng thị trường được giải quyết thì nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của các ngành công nghiệp chế tạo là nguồn nhân lực.Nguồn nhân lực cho SI bao gồm công nhân có tay nghề, kỹ sư điều khiển toàn bộ dây chuyền, kỹ sư khuôn mẫu, công nhân kỹ thuật bậc cao… Nguồn nhân lực ảnh hưởng việc đầu tư mới và mở rộng quy mô sản xuất, hiệu quả sản xuất của dây chuyền, chất lượng sản phẩm SI và khả năng nghiên cứu và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Công nhân có trình độ cao vận hành máy móc cũ sẽ cho ra sản phẩm có chất lượng cao hơn sản phẩm được sản xuất bởi máy móc hiện đại nhưng được vận hành bởi các lao động tay nghề kém. Nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao như chuyên gia đầu ngành, công nhân có tay nghề cao và có khả năng sáng tạo, kỹ sư lành nghề… thì hoạt động R&D thực hiện được.
Việc áp dụng thành tựu mới của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực của SI ảnh hưởng có tính chất “dẫn dắt” sự phát triển khu vực hạ nguồn nhờ tạo ra những chi tiết, bộ phận hoặc vật liệu mới, góp phần tạo ra sự thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm ở khu vực hạ nguồn. Sự phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử cho phép làm các bên cung và cầu gần lại với nhau và giảm thời gian giao dịch giữa họ, nhờ đó mở rộng không gian tổ chức quan hệ giữa khu vực hỗ trợ và khu vực hạ nguồn. Trong ngắn hạn trình độ của khoa học, công nghệ hiện tại trong nước sẽ quyết định các doanh nghiệp SI trong nước sẽ tham gia sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng tương ứng.
Trong tương lai, việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ và kỹ thuật sẽ đảm bảo cho việc mở rộng chủng loại sản xuất linh kiện mới cũng như không ngừng nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Sự liên kết này không phải tự nhiên hình thành mà các công ty SI phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập. "Để trở thành công ty luôn dẫn đầu thị trường không còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với.
Công nghệ và khoa học kỹ thuật trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững SI ngành SXLR ôtô. Đây là không những là tiêu chí đánh giá quan trọng nhất của sự phát triển SI nội địa mà còn là tiêu chí được các nhà SXLR ôtô quan tâm hàng đầu. Bởi vì chỉ cần sai 1 chi tiết nhỏ trong sản phẩm cuối cùng ôtô đều có thể khiến nhà SXLR phải thu hồi toàn bộ sản phẩm bị lỗi do chi tiết đó.
Tiêu chí này được thể hiện qua sự đảm bảo của các thông số kỹ thuật mà các doanh nghệp lắp ráp và các doanh nghiệp SI yêu cầu. Các thông số kỹ thuật này bao gồm sai lệch, độ bền, mẫu mã, … Ngoài ra chất lượng của các sản phẩm SI còn được thể hiện qua các chứng chỉ quản lý trong doanh nghiệp như ISO 90016, ISO 140007. Do đó đánh giá và so sánh chí phí, giá cả giữa việc sử dụng linh kiện trong nước và nhập khẩu của các công ty lắp ráp và sản xuất ôtô cũng là 1 cách để xác định mức độ phát triển của nền SI trong nước.
Chỉ khi đã phát triển ở mức độ nào đó thì các doanh nghiệp trong nước mới có khả năng cạnh tranh về giá với các sản phẩm nhập khẩu. Nếu nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài không những chi phí cho linh kiện phụ tùng sẽ tăng lên do các vấn đề lưu kho và chi phí vận chuyển từ nước ngoài về nơi sản xuất mà còn không chủ động được nguồn hàng. Muốn cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu, không chỉ có gia tăng chất lượng và chi phí hợp lý, các doanh nghiệp SI còn phải đảm bảo cung ứng cho các doanh nghiệp SXLR đúng hẹn.
Theo Cục Phát triển Công nghiệp Malaysian (MIDA- The Malaysian Industrial Development Authority) thì có hai bộ số liệu khác nhau về các doanh nghiệp SI ở Malaysia. Hai nguồn có số liệu khác nhau không có phân loại theo quy mô, năng lực cạnh tranh, ngành công nghiệp mà các doanh nghiệp này cung cấp (điện-điện tử, ôtô, máy móc, v.v.), quốc tịch (trong nước, liên doanh, hay FDI). Nguồn “Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp chính sách và kết quả phát triển công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN” trang 37.
Thứ nhất là Malaysia có hệ thống quản lý nhà nước có năng lực cao, phối hợp giữa các ban ngành tốt. Các hoạt động chính sách công nghiệp được phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ ban ngành. Thứ hai là năng lực tự nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp trong nước là tương đối tốt.
Thứ ba là nền tảng công nghiệp của Malaysia tốt hơn Thái Lan nhất là các ngành tạo khuôn mẫu, gia công cắt gọt, mạ sơn, nung sấy, chế tạo các linh kiện điện tử…. Từ những điều kiện thuận lợi phát triển, Malaysia đã thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiên phong trong nước tham gia vào cung ứng SI mà không đề cao vai trò của các doanh nghiệp FDI. Một doanh nghiệp được công nhận tư cách này sẽ hưởng 5 năm miễn 70% thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ trả 30%) thường ở mức 25% thu nhập hợp pháp (được định nghĩa là tổng thu nhập trừ chi phí kinh doanh và trợ cấp vốn).