MỤC LỤC
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, năng suất lao động ngày càng được nâng lên, sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều, khi đó nhu cầu giao lưu trao đổi mua bán sảy ra kèm theo đó là sự phát triển chuyên môn hóa về sản xuất, mỗi người mỗi đợn vị sản xuất chỉ sản xuất ra một loại hàng hóa hiệu quả, mà tiêu dùng của con người ngày càng tăng do đó nhu cầu trao đổi. Và khi đó, nơi nào là trung tâm, đảm bảo các điều kiện thuận tiện (là trung tâm người mua, trung tâm của người bán, thuận tiện trong việc đi lại vận chuyển..) nó sẽ trở thành địa điểm trao đổi mua bán, và được hình thành tồn tại với sự chấp nhận của người bán cũng như người nua. Khi có một chợ nào đó xuất hiện làm đảo lộn trật tự địa phương, an ninh xã hội làm ảnh hưởng tới các công trình phúc lợi, cũng như ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới việc quy hoạch tổng thể của các địa phương, quận huyện, thành phố và không phù hợp với mục tiêu đường lối của các chính sách kinh tế xã hội đối với từng vùng từng địa phương, không đúng pháp luật thì sẽ bị loại bỏ.
Cùng với quá trình phát triển của kinh tế thị trường trong nước, hơn một thập niên trở lại đây, các thành phố lớn rầm rộ với sự tăng lên một cách mạnh mẽ về số lượng các trung tâm thương mại (đặc biệt là siêu thị, sau đó là các hội chợ thương mại, cửa hàng bán lẻ, các doanh nghiệp, công ty thương mại..), chủ yếu là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. - Điểm mạnh: Hàng húa trong siờu thị thường là cỏc hàng húa cú rừ nguồn gốc xuất xứ, giỏ cả được niờm yết rừ ràng, hợp lý (giỏ cả trong siờu thị thường chỉ đăt hơn 2% so với giá bán ở các đại lý bán lẻ), măt bằng xây dựng có thể tuy theo diện tích có, không gian chiếm ít phù hợp với tình trạng thiếu thốn đất như ở các thành phố lớn. Hơn nữa, vệ sinh môi trường ở các siêu thị rất tốt, khách hàng thoải mái lựa chọn hàng hóa mà không bị bắt phải mua như ở một số chợ, sự bố trí hàng hóa mang tính khoa học dễ tìm kiếm và lựa chọn măt hàng mà khách hàng muốn.
- Điểm yếu: Chi phí cho đầu tư xây dựng ban đầu là lớn và rất tốn kém, các khách hàng đến siêu thị mua hàng thường là các khách hàng có thu nhập cao trong khi đó ở nước đa số người dân có mức thu nhập trung bình và thấp. - Điểm mạnh: Số lượng hàng hóa đa dạng nhiều chủng loại, giá cả, phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng mà đa số là người dân lao động, nó là một loại hình truyền thống ăn sâu vào tiềm thức của người dân, sự giao lưu mua bán thuận tiện.
Từ bảng trên cho thấy quận đã có rât nhiều nỗ lực cho việc xây dựng và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn để phục cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quận cũng như đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của dân cư trước tốc độ đô thị hóa rất nhanh trên địa bàn quận. Thấy rừ thực tế cần phải làm gỡ, Ban lónh đạo Quận và cỏc phũng , ban chức năng đã triển khai nhanh chóng việc đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang lại các chợ ngày một khang trang sach sẽ hơn để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng khi mua hàng hóa tại chợ thuộc địa bàn quản lý. Cho đến nay, sau 10 năm thành lập Quận cùng với quá trình đô thị hóa thì quy mô kiến trúc các chợ cũng đã được nâng lên rất nhiều so với trước tại các chợ số các quầy sạp, kiốt kinh doanh trong chợ cũng nhanh chóng gia tăng về số lượng.
Để nâng cao công tác nghiệp vụ quản lý chợ trong các năm 2001 – 2003 UBND quận Cầu Giấy đã cấp kinh phí cho cán bộ nhân viên BQL các chợ tham gia lớp học “Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chợ” do Bộ Thương mại phối hợp với Sở Thương mại Hà Nội tổ chức tại trường đào tạo cán bộ ngành thương mại. Giữ gìn vệ sinh môi trường: Thực hiện phong trào “Vì môi trường xanh, sạch, đẹp, phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác phế thải ra đường và nơi công cộng” BQL các chợ cùng Hội phụ nữ chợ luôn quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường, 100% số hộ kinh doanh đều có túi đựng rác thải và đổ rác đúng nơi quy định, việc thu gom rác được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vi dụ trong năm 2005 quận đã cấp kinh phí cải tạo PCCN cho ban quản lý chợ Cầu Giấy là 653,5 triệu đông và 100% số vốn được cấp được trích từ Ngân Sách của Quận điêu này thê hiên sự quan tâm tích cưc của ban quản lý đối với các chợ.
- Do thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nên ý thức của các hộ kinh doanh (đặc biệt là chị em phụ nữ) được nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tương đối tốt, không còn các hiện tượng trây ì, nợ đọng thuế, lệ phí chỗ ngồi. - Ban chấp hành hội phụ nữ các chợ thường xuyên tổ chức gặp mặt, tặng quà cho các cháu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, hoàn cảnh khó khăn, tặng quà nhân ngày 1- 6 và tết trung thu, thăm hỏi ốm đau hiếu hỉ, đặc biệt là ủng hộ quỹ vì người nghèo hàng năm từ 35 đến 40 triệu đồng. Mặt khác, những mặt hàng kinh doanh của những hộ trong và ngoài chợ là giống nhau cùng với tâm lý của người đi chợ là không muốn gởi xe vào chợ mua hàng mà muốn mua ở lề đường đã gây nên những bất lợi cho các hộ kinh doanh trong chợ.
Ví dụ như: Chợ hợp nhất tại địa điểm phường Yên Hòa mới xây dựng có công suất thiết kế khoảng 194 điêm kinh doanh nhưng hiện tại chỉ có khoảng 170 số hộ kinh doanh trong đó chỉ có khoảng 150 hộ kinh doanh cố định, hay tai chợ Cầu Giấy được thiết kế 2 tầng với số điểm kinh doanh tại chợ là 204 điểm trên thực tế chỉ có khoảng 157 hộ kinh doanh buôn bán tại chợ. Việc xây dựng chợ có công suất không phù hợp so với mật độ dân cư ngoài việc tính toán không chính xác mật độ dân số trong vùng, đặc điểm dân số ; trong nhiều trường hợp còn do sự phối hợp không đồng bộ giữa việc xây dựng chợ và phát triển các khu dân cư. Đối với các chợ liên phường, liên quận, các cơ quan chức năng ở các phường, quận không có sự phối hợp trong giải quyết dẫn đến tình trạng giải tỏa các hộ buôn bán ở địa bàn phường này, quận này thì các hộ kinh doanh chuyển sang địa bàn phường khác, quận khác.
Thứ hai, các cơ quan chức năng không kiên quyết xử lý những trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh ngay từ ban đầu hình thành dẫn đến tình trạng phát sinh các chợ tự phát, đặc biệt là mọc nhánh từ các chợ truyền thống. Mặt khác, nhiều chợ được xây dựng cách nay khá lâu, các quầy sạp được thiết kế để kinh doanh những mặt hàng phổ biến lúc bấy giờ nhưng hiện nay không còn phù hợp và không được sửa chữa lại đã làm cho việc khai thác mặt bằng kinh doanh không hiệu quả. Thứ mười, sự phát triển mạng lưới siêu thị, cửa hàng bán lẻ, sự hình thành mạng lưới chi nhánh, đại lý của các cơ sở sản xuất ở thành thị đã làm giảm lượng hàng hóa bán ra ở các chợ, đặc biệt là chợ bán buôn, chợ chuyên doanh.
- Với mức sống ngày càng được nâng cao; sự hình thành và phát triển nhanh chóng mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng bán lẻ; đã tạo ra sự thay đổi về cơ cấu mặt hàng kinh doanh ở các chợ: các mặt hàng thực phẩm chế biến, hàng may mặc, vải sợi, hàng công nghệ phẩm,… từng bước bị thu hẹp. - Công tác quản lý Nhà nước đối với các chợ tự phát, chợ tạm và chợ cóc mặc dù có nhiều cố gắng nhưng kết quả mang lại còn nhiều hạn chế chợ tự phát hình thành không những ở những chỗ không có chợ mà còn hình thành ngay cả xung quanh chợ chính thức gây ách tắc lối vào chợ chính.