MỤC LỤC
Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn, thông thường là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời hạn thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định, hạng mục công trình hay các dự án đầu tư có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhanh chóng phát huy tác dụng, đảm bảo thu hồi vốn nhanh.
Từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa nhằm đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời. Phương pháp so sánh bằng số tương đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp so sánh này là kết quả của phép chia giữa chỉ số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Quá trình hình thành và phát triển NHNo & PTNT huyện Kế Sách Trước đây, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kế Sách là chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp Hậu Giang với tên ban đầu là Ngân hàng nông nghiệp huyện Kế Sách, sau khi tách tỉnh Hậu Giang năm 1992 thì Ngân hàng nông nghiệp huyện Kế Sách chính thức trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, sau một thời gian hoạt động Ngân h àng nông nghiệp huyện Kế Sách với quyết định số 280/QĐ – NH05 của Thống Đốc NHNN ngày 15/10/1996 cho nâng cấp và đổi tên thành chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kế Sách, trụ sở đặt tại Số 17 - Đường 3/2 - Ấp An Thành - Thị trấn Kế Sách – Huyện Kế Sách - Tỉnh Sóc Trăng, là chi nhánh trực thuộc trực tiếp NHNo &. Đây là đối tượng có nhu cầu vốn không lớn nhưng thường xuyên và vô hạn, vì theo chủ trương của Chính phủ cho vay kinh tế hộ là phát triển “Nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá” đòi hỏi nguồn vốn rất lớn và với thực trạng nông nghiệp nông thôn hiện nay thì cần có thời gian để thực. Bên cạnh đó, đối tượng chủ yếu của Ngân hàng là cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực này thì luôn không ổn định và có tính chất thời vụ, cho nên cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Nguyên nhân có sự gia tăng này là do Ngân hàng đã đa dạng hoá kỳ phiếu có kỳ hạn như: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng trả lãi trước, 12 tháng trả lãi khi đáo hạn, lãi suất đa dạng nên có lợi thiết thực đến quyền lợi của người gửi tiền, phong cách phục vụ nhanh chính xác nên họ an tâm và tin tưởng mua kỳ phiếu ngày một tăng. Mặc dù nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với Ngân hàng vì các tổ chức kinh tế có thể rút ra khi cần thiết nên Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ như tranh thủ được nguồn tiền gửi không kỳ hạn sử dụng cho vay ngắn hạn để hưởng chênh lệch lãi suất trong huy động và cho vay, ngoài ra Ngân hàng còn thu được tiền từ việc thu phí chuyển tiền thanh toán qua mạng như chuyển tiền điện tử. Đây là hình thức tiền gửi "Tiết kiệm bằng VND bảo đảm giá trị theo giá Vàng", theo đó mọi khách hàng là cá nhân có nhu cầu gửi tiết kiệm, tự nguyện tham gia gửi tiền theo hình thức này, đều có thể gửi tiền với số tiền gửi (bằng VND) tối thiểu quy đổi t ương đương giá trị 01 chỉ vàng AAA 99,99% hoặc 1 chỉ vàng SJC theo giá vàng NHNo niêm yết tại thời điểm khách hàng gửi tiền.
Bên cạnh đó, do Ngân hàng đã thực hiện theo quyết định 67/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ trong việc cho vay đối với hộ nông dân (với số tiền đến 30 triệu đồng thì không phải thực hiện hợp đồng thế chấp, cầm cố để tạo điều kiện người dân tiếp cận được nhiều hơn vốn vay của Ngân hàng và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi) do đó đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất nông nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận tiện cho các hộ nông dân vay vốn; tăng cường sự hướng dẫn, tư vấn của CBTD,. Đây là nguồn thu đầu tư tín dụng nhằm bảo đảm nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, nó cũng thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của CBTD có thực hiện đỳng hợp đồng tớn dụng hay khụng, đồng thời phản ỏnh rừ nột hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn có doanh số thu nợ ngày càng cao và tỷ trọng chiếm càng lớn, đó là do Ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu để quay đồng vốn nhanh và giảm rủi ro đồng thời do nhu cầu vốn của người dân chủ yếu là ngắn hạn và họ có ý thức trong việc trả nợ cho Ngân hàng.
Đồng thời do các CBTD ý thức được phần nào hậu quả những rủi ro xảy ra trong chăn nuôi ở những năm trước như dịch bệnh ở heo, cúm ở gà vịt, cho nên việc đầu tư vào các trọng điểm, thường xuyên giám sát các món vay và tăng cường đôn đốc thu hồi nợ đến hạn. Trong năm 2006, Chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 3,26%, năm 2007 tăng lên 4,50% tỷ lệ này tăng lên là do nợ quá hạn cao là do khách hàng không sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận với Ngân hàng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chưa có biện pháp tốt trong sản xuất dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả đồng thời do CBTD chưa kiểm tra, quản lý nợ chặt chẽ.
- Do đặc thù là một huyện thuần nông, nông nghiệp chiếm tới 80%, đời sống của người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, nhìn chung kinh tế của huyện cũng chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên tích luỹ của người dân không cao, về phía Ngân hàng chưa tổ chức được mạng lưới huy động vốn đến tận cơ sở xã, ấp từ đó vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Kế Sách đạt thấp. - Địa bàn nông thôn rộng sông rạch chằn chịt giao thông đi lại không thuận tiện, món vay nhỏ lẻ, đội ngũ CBTD tại Ngân hàng còn thiếu nên phần nào hạn chế việc đẩy nhanh tốc độ tăng dư nợ cho vay, việc kiểm soát vốn vay bị hạn chế, không kịp thời, cũng như việc đánh giá tài sản thế chấp chưa sát thực tế, khi phát sinh nợ quá hạn chưa kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để xử lý kiên quyết thu hồi nợ quá hạn. Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng với những tồn tại và hạn chế của NHNo & PTNT huyện Kế Sách, tôi xin đưa ra một số giải pháp dưới đây, mong rằng những giải pháp này có thể góp phần đưa hiệu quả hoạt động Ngân hàng ngày một cao hơn.
- Đối tượng cho vay chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Kế Sách là các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh mang nhiều rủi ro, dẫn tới nợ quá hạn. - Tăng cường tuyên truyền, quảng bá thương hiệu NHNo, thực hiện giao dịch ân cần, lịch thiệp; giao dịch, thanh toán nhanh chóng - an toàn - chính xác, tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức thích hợp nhằm ổn định và thu hút thêm khách hàng đến giao dịch, gửi tiền vào Ngân hàng. - Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống đã và đang áp dụng Ngân hàng cần phải nghiên cứu thị trường, phong tục, tập quán của người dân trong khu vực để đưa ra các hình thức huy động vốn cho phù hợp.
- Để củng cố, giữ vững và phát triển khách hàng nhằm chiếm thị phần tín dụng trên địa bàn huyện thì cần sắp xếp, bố trí, phân công từng CBTD phụ trách địa bàn tiếp cận trực tiếp khách hàng và không ngừng đổi mới phong cách phục vụ, có quy chế hướng dẫn cụ thể cho vay riêng cho từng đối tượng, cũng như nâng hạn mức tín dụng, áp dụng khung lãi suất tiền vay linh hoạt nhằm giúp cho người dân có đủ vốn để đầu tư, khuyến khích họ mở rộng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đồng thời phải phù hợp với khả năng tài chính và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. - Áp dụng mô hình cho vay khép kín theo quy trình: Sản xuất - Thu mua - Chế biến - Tiêu thụ không những giúp Ngân hàng cân đối nguồn vốn, kiểm soát được qui trình luân chuyển vốn, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích mà hộ sản xuất không phải lo đầu ra của sản phẩm, doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu. - Thực hiện phân loại khách hàng và phân loại nợ trên địa bàn quản lý, xử lý nợ theo quy định; Xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ, đảm bảo an toàn, hiệu quả của vốn đầu tư, giảm thiểu chi phí, công sức; Nâng cao chất lượng thẩm định hộ vay, thường xuyên kiểm tra hộ vay sử dụng vốn và xử lý nợ vay kịp thời nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng.