Vai trò của mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long

MỤC LỤC

Ý nghĩa của mở rộng tín dụng DNVVN trong hoạt động của ngân hàng thương mại

Ngân hàng ngày nay đang phải đối phó với những áp lực thay đổi trong quy định, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng, sự mở rộng trong xu thế quốc tế hoá thị trường ngân hàng và những đổi mới không ngừng trong trong công nghệ và tự động hoá. Tuy nhiên, các xu hướng kinh tế xã hội mạnh mẽ cũng có vai trò quan trọng không kém đối với tương lai của ngân hàng và nó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ sở khách hàng của ngân hàng. Ngày càng nhiều công ty lớn - những khách hàng vay vốn lớn nhất và tốt nhất của ngân hàng - những năm gần đây đã từ bỏ hệ thống ngân hàng để tự huy động vốn, hoặc trực tiếp từ thị trường mở, hoặc thông qua các tổ chức phi ngân hàng (như các công ty chứng khoán và các công ty tài chính).

Sự thay đổi cơ cấu đó chẳng những làm giảm doanh thu của ngân hàng trong hoạt động cho vay mà còn đưa tới sự chuyển dịch trong cơ cấu danh mục cho vay trong đó các món vay lớn, chất lượng cao trên sổ sách giảm dần và các khoản. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy đây là khu vực phát triển năng động nhất, tạo ra nhiều việc làm nhất và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp là rất lớn, nhưng khả năng huy động của doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp có qui mô vốn mô nhỏ, còn nhiều yếu kém trong quản lí và hoạt động, chưa xây dựng được uy tín trên thị trường.

Để đáp lại, ngân hàng phải cải tiến phương pháp trong việc thẩm định và đánh giá các khoản cho vay nhỏ hơn, rủi ro hơn và cung cấp nhiều dịch vụ mới tạo ra các khoản phí mới. Những khách hàng có nhiều tiềm năng, những dự án khả thi luôn được những ngân hàng tìm kiếm và sẵn sàng cấp vốn, vì chính họ là người đem lại thu nhập cho ngân hàng không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai. Tuy vậy, khách hàng thường có xu hướng tiếp tục quan hệ với những ngân hàng mà trước đó họ đã thiết lập quan hệ để tiết kiệm thời gian làm thủ tục, chi phí đi lại,… làm giảm thời giam, chi phí để có đựơc khoản vay.

Cách thức này rất phù hợp với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam khi mà các dịch vụ ngân hàng còn rất đơn điệu và không ít doanh nghiệp còn chưa biết đến nhiều dịch vụ ngân hàng. Cho vay tiêu dùng cũng là một hướng đi tất yếu của NHTM, nếu ngân hàng quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ thì có thể thực hiện dịch vụ mua bán trả góp trong cho vay tiêu dùng thông qua trung gian là doanh nghiệp sẽ có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1. Khái niệm, đặc điểm DNVVN

Các nghiệp vụ cho vay DNVVN của ngân hàng thương mại 1. Phân loại theo thời hạn tín dụng

Trên cơ sơ nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của ngân hàng mà ngân hàng thoả thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay phù hợp. Hơn nữa, ngân hàng thương mại có thể tái chiết khấu thương phiếu tại Ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp (vì vậy thương phiếu còn được coi là loại tài sản có khả năng chuyển nhượng - có tính thanh khoản cao). Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi x thời gian thấu chi x Số tiền thấu chi Hình thức cho vay thấu chi dựa trên cơ sở các khoản thu chi của doanh nghiệp không phù hợp về thời gian và qui mô.

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho doanh nghiệp vài ngày hoặc vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng. Các ngân hàng ngày càng tăng cường tài trợ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp như: cho vay theo dự án đầu tư phát triển sản xuất , kinh doanh dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Trong trường hợp thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí theo dự án được duyệt thì ngân hàng có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó trên cơ sở phải có chứng từ pháp lý minh chứng rừ ràng nguồn vốn đó sử dụng trước.

Doanh nghiệp cũng phải cam kết các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọi khoản thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định có cho vay nữa hay không dựa trên những đánh giá của ngân hàng về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo hình thức này, giá trị hàng hoá mua vào (có hoá đơn, hợp pháp, hợp lệ, đúng đối tượng) đều là đối tượng được ngân hàng cho vay; thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng.

Các khoản tín dụng dựa trên đảm bảo loại 1 thường có mức độ rủi ro thấp, song gây khó khăn cho cả ngân hàng lẫn khách hàng trong việc định giá, bảo quản, làm cho thời gian phân tích tín dụng bị kéo dài. Cầm cố là hình thức theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết (ngân hàng áp dụng hình thức này cho các tài sản mà khách hàng dễ bán, dễ chuyển nhượng).

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG

KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG

    Theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày 12/02/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc chuyển và đổi tên Sở giao dịch NHNo&PTNT I thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long có: 11 phòng nghiệp vụ, 9 chi nhánh cấp II, 2 phòng giao dich trực thuộc chi nhánh cấp I, 5 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp II. Tuy vậy, do hầu hết các chi nhánh, phòng giao dịch mới khai trương và đi vào hoạt động vài năm gần đây, nên còn gặp nhiều khó khăn về trụ sở, trang thiết bị cũng như về cán bộ.

    Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Thăng Long thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam. Việc phân định chức năng nhiệm vụ rừ ràng giữa cỏc phũng ban và sự mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch đã góp phần rất lớn vào thành công của chi nhánh trong thời gian qua. - Khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần trong và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ.

    - Các hình thức cho vay, thời hạn vay, lãi suât, phí suất tín dụng, hình thức đảm bảo được thoả thuận gữa khách hàng và ngân hàng, phù hợp với các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Chi nhánh được phép huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dich vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT. - Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất gữi, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được NHNo&PTNT cho phép.

    Ngoài ra chi nhánh còn thực hiện chức năng cân đối điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh của NHNo&PTNT trực thuộc địa bàn, hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT, đầu tư theo các hình thức: hùn vốn, liên doanh và một số hoạt động khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT với mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, tuy nhiên hoạt động huy động vốn ở khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng nhu cầu cho vay thì NHNo&PTNT đã đang và sẽ phải tăng cường hoạt động huy động vốn, trong đó hướng tới khu vực các đô thị lớn là việc làm tất yếu.

    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long
    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long