MỤC LỤC
Có những quan điểm khác nhau về chất lượng, trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi quan niệm chất lượng gắn với sản phẩm – mà sản phẩm đào tạo ĐH ở đây là con người – chính là những sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH – nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng đất nước trong sự nghiệp CNH – HĐH. Chất lượng đào tạo có thể coi là “tập hợp các đặc tính, tiềm năng của sinh viên tốt nghiệp, đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đề ra và có khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường, của đất nước”.
Trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định 4 nguy cơ tụt hậu mà trong đó nguy cơ tụt hậu về kinh tế được nhấn mạnh, để phát triển về kinh tế thì không có con đường nào khác là phải đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, đạt về chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Chính vì vậy, tăng cường QLTH DA GDĐH là hết sức cần thiết, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong trường ĐH.
Tính đến nay, ngoài ngành sư phạm, Trường đã cung cấp cho các ngành KT - XH hàng ngàn kỹ sư nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, điện điện tử – tin học, hoá công nghệ thực phẩm và hàng trăm cử nhân luật kinh tế, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho hàng vạn người thuộc các thành phần xã hội, thực hiện chuẩn hoá và đào tạo hàng trăm học viên cao học cấp bằng thạc sỹ và đào tạo hàng chục nghiên cứu sinh cấp bằng tiến sỹ. Một trong những hỗ trợ có hiệu quả đó là các DA đầu tư hỗ trợ về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đổi mới phương pháp giảng dạy… Các DA được thực hiện sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường năng lực cho Trường ĐH Vinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực KH - CN, đẩy mạnh hoạt động NCKH, ứng dụng KH - CN tiến bộ vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Ngoài ra, kết quả điều tra trên còn cho thấy: nhận thức về tính cấp thiết của công tác tăng cường QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh của cán bộ lãnh đạo trong Ban giám hiệu nhà trường (75%) cao hơn nhận thức của các cán bộ quản lý đơn vị đào tạo, phòng chức năng, trung tâm (60,20%), và nhận thức của các cán bộ quản lý đơn vị đào tạo, phòng chức năng, trung tâm cao hơn nhận thức của chuyên viên và giảng viên (59,52%). - Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về công tác này đúng hay chưa đúng, đầy đủ hay chưa đầy đủ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác QLTH TDA: Có nhận thức đúng thì cán bộ quản lý mới dành sự quan tâm đúng mức cho công tác này, trong quá trình quản lý TDA sẽ xác định được mục tiêu cần đạt được và phương pháp phù hợp để đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất.
Theo số liệu thống kê của trường ĐH Vinh: có 100% cán bộ quản lý, chuyên viên, cán bộ giảng dạy đã đạt trình độ về phổ cập ngoại ngữ (các thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc …), trong đó, có 21,6% giảng viên có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài và phát huy tính tự chủ trong học thuật. Với cơ cấu như vậy, khả năng giao tiếp, đọc và dịch tài liệu (chủ yếu là tiếng Anh) còn nhiều hạn chế, đây là một rào cản lớn đối với cán bộ khi có cơ hội tiếp xúc làm việc với các đối tác quốc tế, dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và xu hướng hội nhập, trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo QLTH DA về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra, nhất là yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý DA và trình độ ngoại ngữ, tin học … Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn nên Trường ĐH Vinh vẫn chưa có cơ chế, chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đội ngũ. Để công việc thực sự có hiệu quả, Nhà trường đã quyết định điều động một số cán bộ giảng dạy của khoa Công nghệ Thông tin hỗ trợ DA trong lĩnh vực tin học hoá thư viện, một số cán bộ khác của khoa Lý và phòng Quản lý Khoa học và Thiết bị chịu trách nhiệm lên kế hoạch, mua sắm trang thiết bị mới, Ban Quản lý các DA xây dựng cơ bản phụ trách thiết kế, thi công sửa chữa cơ sở hạ tầng khu vực thư viện cũ….
Để biết được mức độ ảnh hưởng nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa cao của công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 60 người gồm: Ban giám hiệu nhà trường, Cán bộ lãnh đạo các khoa đào tạo, phòng, ban chức năng và các trung tâm về nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh. Kết quả điều tra trên cho thấy nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác QLTH TDA GDĐH của trường ĐH Vinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song nguyên nhân quan trọng nhất là do: Cơ chế quản lý và điều hành công tác DA GDĐH hiện nay chưa phù hợp, trình độ nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý, thực hiện TDA GDĐH của cán bộ còn yếu; trình độ ngoại ngữ, tin học, ….
Tại chương 2, điều 12, tiêu chuẩn 8 Hoạt động HTQT , mục 2 có nội dung như sau: “Các hoạt động HTQT về đào tạo có hiệu quả thể hiện qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường”. Mục đích 1: Cung cấp cho đất nước, khu vực những giáo viên, cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý có trình độ ở bậc ĐH , thạc sỹ, tiến sỹ đảm bảo kiến thức chuyên môn vững vàng, tư cách đạo đức trong sáng, gắn bó với lý tưởng, nghề nghiệp có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường kinh tế – xã hội.
XXI của GDĐH, vào điều kiện thực tế của trường, trong đề án quy hoạch xây dựng trường ĐH Vinh đến năm 2010 nêu lên 10 nhóm biện pháp nhằm từng bước phát triển trường ĐH Vinh nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, khằng định vị thế của nhà trường trong toàn ngành. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của trường ĐH Vinh, phù hợp với quy định của Bộ GD - ĐT , của Ngân hàng Thế giới về sử dụng Quỹ NCCL.
Công tác thông tin tuyên truyền là một trong những biện pháp có hiệu quả, giúp Nhà trường và các đối tác khác trong và ngoài nước có cùng chuyên ngành và cùng mối quan tâm có đều kiện để chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm trong công tác QLTH các DA GD… Vì vậy, để biện pháp này được thực hiện tốt, Nhà trường cần chủ động quan tâm hơn nữa về công tác thông tin, tuyên truyền trên diện rộng. Tham gia thành phần 2 của DA trong việc trực tiếp xin tài trợ từ Quỹ NCCL , Ban QLTH TDA GDĐH Trường ĐH Vinh luôn luôn ý thức được việc phát huy tính gắn kết giữa các hoạt động của thành phần 1 và thành phần 2, giữa các hỗ trợ về mặt thể chế, điều hành hệ thống và hỗ trợ kinh phí thông qua các khoản tài trợ trực tiếp đối với từng mục tiêu phát triển cụ thể trong các TDA QIG A, B và C.
Các biện pháp 1 và 3 tuy có tính cấp thiết cao nhưng tính khả thi không cao, điều này cho thấy biện pháp đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện DA GDĐH và biện pháp tăng cường các nguồn lực hỗ trợ cho công tác QLTH DA GDĐH phụ thuộc nhiều vào cơ chế chính sách của nhà nước, ít phụ thuộc vào chủ quan của đội ngũ cán bộ và giáo viên, do vậy, tính khả thi không cao. Hiện nay, do nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp cho các hoạt động của các trường ĐH, cao đẳng trong hệ thống GDĐH còn eo hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của các trường, nên việc tăng cường hoạt động HTQT để tranh thủ sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài dành cho công tác đào tạo của các trường ĐH là yêu cầu mang tính cấp thiết và cần phải được giải quyết kịp thời.
Giúp cho các tổ chức GD quốc tế có cơ hội tìm hiểu thêm về tình hình GDĐH Viêt Nam, về các trường ĐH nói chung và trường ĐH Vinh rói riêng, tạo cơ hội để các trường có thể thiết lập các mối quan hệ hợp tác GD với các trường ĐH khác nhau trên thế giới, thông qua đó, có thể nhận được sự hỗ trợ thiết thựec về vật chất cũng như hỗ trợ về khoa học, giáo dục. - Động viên các tổ chức và trí thức người Viêt Nam đang định cư ở nước ngoài chăm lo, đóng góp tài năng và trí tuệ cho việc phát triển GD - ĐT nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường ĐH nói riêng.