MỤC LỤC
- Cuộc đời thơ của Yến Lan trải dài theo hoàn cảnh lịch sử của đất nước: Từ những ngày đầu của phong trào Thơ mới - với Bàn thành tứ hữu tại Bình Định, rồi khi ông tập kết ra Bắc, những ngày kháng chiến và sau khi đất nước thống nhất giai đoạn nào Yến Lan cũng sáng tác thơ không nhiều thì ít. - Nghiên cứu thơ ca Yến Lan tất nhiên còn nhiều vấn đề cần được đi sâu khai thác những khía cạnh tiêu biểu, nổi bật tạo nên một vị thế đúng và xứng đáng với những đóng góp của ông cho thơ Việt Nam nói chung; việc tiếp cận cũng cần được tiến hành từ nhiều hướng phong phú hơn.
Các sáng tác ấy đều có sự vận động biến đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thế nhưng các bài viết các công trình nghiên cứu hầu như còn thiếu một chút sự chuyên sâu để nghiên cứu những bước vận động biến đổi của nghệ thuật thơ Yến Lan qua từng giai đoạn. Tìm hiểu về đặc điểm thơ Yến Lan, luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu về.
Để khẳng định những nét tiêu biểu cũng như những nét riêng thuộc phong cách của Yến Lan (trong phạm vi giới hạn của đề tài), luận văn đặt tác giả và tác phẩm trong mối tương qua so sánh với các tác giả, tác phẩm khác qua từng giai đoạn cụ thể. Để có được những tư liệu đầy đủ và chuẩn xác hơn, chúng tôi đã thực hiện việc đi thực tế để sưu tập, chụp hình, trò chuyện và ghi âm những gì có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ.
Quan niệm thơ Yến Lan là một chỉnh thể, luận văn chú ý tìm ra những thành tựu tạo nên chỉnh thể này và quy luật cấu trúc của nó. Với từng thành tố của chỉnh thể cũng như các yếu tố thuộc phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật ấy, khi cần thiết luận văn sẽ thực hiện phân loại và thống kê qua các con số cụ thể.
Mọi đối tượng và vấn đề khảo sát của luận văn được đặt ra trong tương quan hệ thống và trong quy luật của cấu trúc này. Khi cần thiết chúng tôi sẽ có trích dẫn và phụ chú ở phần phụ lục.
Qua những thi phẩm trước cỏch mạng, điều ta nhận thấy rừ nhất trong thơ Yến Lan đó là “một tâm hồn mạnh mẽ, thơ ông không mấy khi rơi vào bi lụy như phần lớn thơ ca đương thời” [11, tr.34] không than khóc ủy mị, không buồn bã tuyệt vọng bế tắc như các thi sĩ của Thơ mới đương thời thế nên ngay từ những ngày đầu cách mạng, Yến Lan đã tiếp rất nhanh ngọn lửa đấu tranh, ông tích cực tham gia, vận động, cùng bà con đi cướp chính quyền Huyện, những tháng ngày sôi sục ấy nằm mãi trong kí ức của ông. Tuy nhiên, thơ Yến Lan giai đoạn này không hẳn đã hoàn hảo, Chế Lan Viên đã nhận xét rằng : “Đôi phen, Yến Lan chạy theo con mắt, chạy theo cảnh, theo ngoại hình, mà câu thơ nặng cảnh, nhẹ tình, nặng hình thức mà rung động nhẹ” [110,tr.9] Thế nhưng nói đi rồi cũng cần phải nói lại Yến Lan không phải là trường hợp duy nhất mà “cả một giai đoạn dài từ thưở kháng chiến chín năm nhiều nhà thơ khi đạt được thực thì mất thơ, khi giữ được thơ thì mất thực” [78, tr.6].
Tính cụ thể, cảm tính, trực quan của hiện tượng làm cho người đọc dường như tiếp xúc với chính cuộc đời thực trong màu sắc, âm thanh, thần thái vốn có của nó. Khám phá hình tượng nghệ thuật thơ Yến Lan, chúng tôi xin đi vào một vài khía cạnh, mà ở đó thể hiện được hầu như đầy đủ về đặc điểm thơ Yến Lan, trải dài suốt gần một thế kỷ.
Trăng là máu là thịt của thi nhân, thế nên có những khi dường như không thể nói hết được lòng yêu trăng của mình mà thi sĩ đã nhận rằng mình mắc một căn bệnh mà có lẽ đến bây giờ trong y bạ của thế giới cũng chưa hề từng ghi nhận tên một căn bệnh nào như thế, bởi nó là của riêng thi sĩ Yến Lan : bệnh trăng - một căn bệnh của lòng si mê, ngưỡng mộ mà không một loại biệt dược nào có thể chữa trị được hay nói cho chính xác cũng không có ai can đảm nghiên cứu để tìm cách chữa trị. Căn bệnh ấy nó khắc vào tâm hồn vào từng hơi thở chàng để rồi buổi đầu đến với nàng thơ, nó đã đường hoàng tìm được cho chàng một chỗ đứng vững chắc trên thi đàn, trong lòng bạn đọc bằng một bến sông mà nơi ấy ánh trăng như được dát bằng ngọc lưu ly, bến sông ấy có một ông lái đò say trăng đến độ để thuyền hồn bơi khỏi bến sông trăng "vượt cả bến trăng cao", một chàng kỵ mã với áo giáp như dát bằng trăng, bằng ngọc lưu ly, chàng hối hả gọi đò vì "sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi", bến sông ấy - Bến My Lăng huyền thoại.
Thật vậy, nếu như tiếng gió xô đẩy bờ lau xào xạc cuốn đi nhắc nhở mọi người về sự hiện diện của thời gian hiện thực đang không ngừng trôi đi, thì sự việc bên cầu trúc đỏ, phơi ra một mái đầu bạc bất động của “ông lão quên về, đứng thả câu”, điều đó cho thấy một sự hòa nhập trọn vẹn giữa tâm hồn ông lão với làn gió, với ngọn lau, cho ta thấy rằng có một thời gian thường tại, không trôi đi, một khoảnh khắc cũng là mãi mãi. Qua thế giới hình tượng nghệ thuật ấy ta có thể cảm nhận được nguyên tắc nắm bắt đời sống của Yến Lan ngay từ khi bắt đầu sỏng tỏc thơ, ụng đó rừ ràng khuynh hướng: Lấy cuộc sống của mình, của những người xung quanh mình làm đề tài, từ cảnh sắc phong vị miền Trung và những sắc thái tâm hồn dân dã mà tạo nguồn xúc cảm.
Đó là cảm xúc về vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên, trạng thái hưng phấn hay tuyệt vọng trong tình yêu, và cả tâm trạng cô đơn, bế tắc của các cá nhân trước cuộc sống được thể hiện bằng hệ thống ngôn từ đầy cảm xúc như: bâng khuâng, mong manh, nhè nhẹ, đường trăng, hiu quạnh, du dương, tha thiết, dịu dàng, da diết… Bên cạnh cái nền chung đó, chúng ta cũng ghi nhận sự cố gắng cách tân của một số tác giả, đem đến cho từ vựng Việt Nam một số từ ngữ mới, gợi cảm hơn và hình tượng hơn. Nhắc đến tứ tuyệt, đến thơ Đường luật thông thường người ta hay liên tưởng đến lớp thi liệu cổ đầy tính ước lệ; nếu không phải tùng, trúc, cúc, mai thì cũng là phong, hoa, tuyết, nguyệt rồi là hệ thống ngư, tiều, canh, mục…thế nhưng vào đến Việt Nam theo thời gian, lớp lớp các thi nhân của chúng ta từng bước Việt hóa, đưa thơ Đường dần rời xa chốn cao sang ấy mà đi gần đến với đời sống dân dã hơn.
Đây chính là cơ sở để các thể loại thơ tự do phát triển, mở đến thơ không vần, thơ văn xuôi, thơ dài…những thể thơ đầy năng động biến hóa, phù hợp với yêu cầu, nội dung, dung nạp được nhiều liên tưởng, suy nghĩ, thích hợp với sự vận động của tư duy nghệ thuật. Trong những ngày đầu dựng xây đất nước, tìm kiếm con đường phát triển tốt nhất cho dân tộc, sao cho mọi người cùng được lao động, cùng được chia phần một cách công bằng, mô hình hợp tác xã là sự lựa chọn sống còn của ngày ấy để thực hiện sự công bằng.
Hai câu thơ diễn tả hai trạng thái cảm xúc gọi đò, cùng nhịp 3/2/3 nhưng nếu ở câu thứ nhất: “Chàng gọi đò,/ gọi đò,/ như hối hả” một trạng thái vội vã, gấp rút, và sau đó câu thơ trở về nhịp 3/5 quen thuộc để lại một cảm giác nôn nóng đợi chờ, thì ở câu thứ hai, vẫn một nhịp ấy nhưng câu thơ tiếp theo nhịp thơ vỡ vụn 2/1/5 thì một cảm giác hụt hẫng đến rúng động cả tâm can người đọc về một sự tiếc nuối: hạnh phúc đợi chờ đến mà không nắm bắt thì nó lại ra đi. Nhưng với những tìm tòi và cách tân của ông: ngôn ngữ của cảm xúc, chuyển đổi cảm giác, những câu thơ vắt dòng hiện đại, những kiểu phối thanh hiệp vần tạo cảm xúc nhẹ nhàng sâu lắng cho thơ; tuy có những lúc có quá đà, khiên cưỡng nhưng nhìn chung hiệu quả nó mang lại cũng thật đáng trân trọng, đã góp phần vào thắng lợi của Thơ mới trong những ngày đầu và khẳng định vai trò vị trí của thơ ca trong sự nghiệp cách mạng cũng như trong đời sống của văn học dân tộc sau này.