MỤC LỤC
Mức tiêu thụ gạo trên thế giới hiên nay luôn phụ thuộc sâu sắc vào tình hình sản xuất và khả năng cung cấp của các nước sản xuất gạo. Theo các chuyên gia FAO, để đảm bảo tình hình tiêu thụ ổn định thì mức tăng sản xuất lúa gạo hàng năm, phải gấp từ 1,5 đến 2 lần mức tăng dân số.
Bên cạnh việc đổi mới cơ chế quản lý, nhiều chính sách mới cũng được ban hành, như chính sách phát triển hàng hoá nông sản xuất khẩu, chính sách trợ giá cho sản xuất lương thực cùng với luật đất đai, luật HTX của Nhà nước đã thực sự là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa phát triển. Tỉnh Quảng Bình đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống lúa và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trên cơ sở đầu tư về thuỷ lợi (xây dựng hệ thống hồ đạp chứa nước như đập Phú Vinh, Vực Nồi..), đầu tư về phân bón, bảo vệ thực vật và phát triển hệ thống cung ứng giống, vật tư đồng thời đẩy mạnh hoạt động khuyến nông.
Theo Khush G.S (1990)với thời gian sinh trưởng dài, tỷ lệ sản xuất chất khô lớn, nhưng tỷ lệ hạt/rơm rạ lại thấp, riêng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 130 ngày đến 150 ngày thì tỷ lệ này đạt cao nhất. Tính chống chịu của cây là khả năng thích ứng với điều kiện môi trường biến đổi ở một giai đoạn sinh trưởng nào đó, so với môi trường chuẩn và khả năng chống chịu lại sự tấn công của sâu bệnh hoặc khả năng phục hồi, bù đắp những thiệt hại do sâu bệnh hay yếu tố ngoại cảnh bất lợi gây ra và khả năng phục hồi của giống lúa. Tuy nhiên, giống những cây trồng thường gắn liền với môi trường sinh thái và có sự thay đổi trong trong một khoảng thời gian nhất định theo từng năm, nên ngoài tiêu chuẩn đánh giá năng suất cuối cùng, người ta còn quan tâm đến yếu tố cấu thành năng suất.
Các chỉ tiêu: số nhánh hữu hiệu, số hạt trên bông và P1000 hạt biến động rất nhiều dưới những ảnh hưởng của những biến động canh tác khác nhau và sự thay đổi của khí hậu thời tiết hoặc môi trường.
Thí nghiệm được bố trí trên đất chuyên lúa một năm 2 vụ của trại giống lúa Phúc Lý thuộc huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Sang tháng 1 nhiệt độ giảm xuống kéo dài giai đoạn cây lúa ở ruộng mạ, sau đó tăng lên vào tháng 2 thuận lợi cho giai đoạn bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh của lúa. Vào tháng 3 nhiệt độ giảm xuống chút ít, tháng 4 nhiệt độ tăng là điều kiện tốt cho lúa trổ bông vào chắc và chín.
Số giờ nắng trong 3 tháng này thấp đã kéo dài giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và hạn chế hiệu suất quang hợp của cây lúa.
+ Thu hoạch: Trước khi thu hoạch mỗi công thức 10 khóm đem vào phong theo dừi cỏc chỉ tiờu cần thiết. - Sâu cuốn lá: Tính tỉ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lỏ bị cuốn thành ống.Theo dừi trong giai đoạn từ đẻ nhỏnh đến chín. - Sâu đục thân: Tính tỉ lệ dãnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín.
- Số liệu thu thập được xử lí theo phương pháp thống kê sinh học trên máy tính cầm tay và máy vi tính.
Nói về mối liên quan giữa thời giai sinh trưởng và phát triển với năng suất cây trồng Shouichi Youshida [13,143]cho rằng: " Các giống có thời gian sinh trưởng quá ngắn có thể không cho năng suất cao vì sự sinh trưởng dinh dưỡng hạn chế. Cây lúa trải qua nhiều thời kì sinh trưởng và phát triển khác nhau nhưng có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. * Thời gian làm đòng: Đối với những giống có thời gian sinh trưởng dài, quá trình làm đòng thường lồng vào cuối giai đoạn đẻ nhánh, làm cho hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng.
Nắm bắt được thời gian nàycủa các giống là cơ sở quan trọng để bố trí thời vụ sao cho lúa trổ bông trong điều kiện thuận lợi, đặc biệt tránh gió tây khô nóng đến sớm trong điều kiện vụ đông xuân ở miền Trung.
Mặt khác ta sẽ tác động các biện pháp kỹ thuật như có mật độ sạ cấy phù hợp, bón phân cân đối, điều chỉnh lượng nước theo từng thời kỳ nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ sớm, đẻ khoẻ và tập trung. * Động thái đẻ nhánh: Qua bảng và đồ thị chúng tôi nhận thấy các giống lúa thí nghiệm đẻ nhánh theo cùng một quy luật: tốc độ đẻ nhánh tăng dần và đạt đến điểm tối đa sau đó giảm dần và đi đến không đổi. Vì vậy tốc độ ra lá và số lá trên cây liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa Song song với sự tăng trưởng chiều cao cây và sự đẻ nhánh là sự gia tăng về số lá.
Đối chiếu vận tốc ra lá với các giai đoạn sinh trưởng của các giống chúng tôi nhận thấy vận tốc ra lá lớn nhất vào thời kỳ lúa đẻ nhánh là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng mạnh.
Giống cao cây có một số đặc điểm có lợi như trồng được ở những chân ruộng thấp không chủ động tưới tiêu, có thể hạn chế cỏ dại nhờ tăng trưởng chiều cao cây nhanh chóng. Khi được bón đạm, cây sinh trưởng nhanh, diện tích lá tăng mạnh, lúa sớm che khuất lẫn nhau dẫn đến khả năng quang hợp giảm trong khi cường độ hô hấp tăng. Nhìn chung các giống lúa thí nghiệm có chiều cao cây từ thấp đến vừa phải, trừ giống TB12 các giống còn lại đều có chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng.
* Chiều dài bông: Chiều dài bông liên quan đến tổng số hạt và số hạt chắc trên bông cũng như khả năng kết hạt (dày,thưa), do vậy nó cũng phản ánh phần nào khả năng cho năng suất của cây lúa.
Tuy nhiên do chỉ xuất hiện hai loại bệnh này là chủ yếu nờn chưa rừ về khả năng kháng các loại sâu bệnh khác của các giống thí nghiệm. Thân lúa có thành ống dày, số bó mạch nhiều và đường kính bó mạch lớn thì chống đổ tốt với điều kiện các lóng phía dưới ngắn và vững chắc. Lúa có khả năng đổ cao vào khoảng 2-3 tuần sau trổ, lúc bông mang hạt đang tăng nhanh trọng lượng trong khi hàm lượng tinh bột trong thân giảm nhanh ảnh hưởng đến việc tạo thành xenlulọza.
Hệ quả thường thấy nhất là tỉ lệ lép tăng dẫn đến năng suất giảm.Vụ lúa đông xuân ở Quảng Bình thường có nhiều đợt gió mạnh vào cuối vụ, dễ gây nên tình trạng đổ ngã.
Nó một mặt phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, mặt khác chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh trong thời kỳ phân hoá đòng. Đem kết quả về tổng số hạt/bông đối chiếu với số bông/m2 thì thấy có mối tương quan nghịch giữa hai yếu tố này, thể hiện rừ nhất là ở 2 giống Xi23 và TB12. * Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông có được là kết quả của một quá trình lâu dài từ khi cây lúa phân hoá đòng, trổ bông, phơi màu đến vào chắc.
* Năng suất lý thuyết: Được tính trên lý thuyết dựa vào các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết phản ánh khả năng cho năng cho năng suất cao nhất mà giống có thể đạt được.
Hơn nữa khi cơ cấu dinh dưỡng và bữa ăn của người Việt Nam cũng như nhiều nước sử dụng gạo đang thay đổi theo hướng tăng chất, giảm lượng thì yêu cầu về chất lượng gảo ngaỡy mọỹt cao hồn. Phẩm chất gạo được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: kích thước hạt gạo, tỉ lệ gạo xay, tỉ lê gạo giã, độ bạc bụng, độ nở..Các chỉ tiêu phẩm chất gạo đươc thể hiện thông qua bảng 11. Trong quá trình làm hạt thời tiết quá nóng hay hay quá lạnh kéo dài, thu hoạch sớm hay phơi sấy không đảm bảo đều làm tăng độ bạc bụng, làm giảm phẩm chất cũng như giá trị cảm quan cuớa cồm.
*Độ nở: Độ nở cũng là một chỉ tiêu phẩm chất khá quan trọng vì nó liên quan đến thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng: một số người thích gạo nở, một số thích gạo dẻo trong khi một số lại thích nở vừa.
Còn chỉ tiêu về số hạt chắc/bông và sốnhánh hữu hiệu có hệ số biến động khá cao chứng tỏ điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn đến hai chỉ tiêu này. + Thời gian sinh trưởng: Các giống đều có thời gian sinh trưởng trung bình phù hợp với việc bố trí cơ cấu 2 vụ lúa trong năm ở địa phương. + Các chỉ tiêu về phẩm chất: Ngoại trừ TB12 có dạng hạt ngắn, mập các giống còn lại có dạng hạt thon dài được nhiều ngưòi tiêu dùng ưa chuộng.
+ Hệ số biến động một số chỉ tiêunghiên cứu: Hệ số biến động chiều cao cây và chiều dài bông thấp chứng tỏ các giống thí nghiệm có độ đồng đều khá caovề chiều cao cây và chiều dài bông.
+ Các đặc trưng hình thái: Các giống thí nghiệm hầu hết có dạng cây gọn trừ CH206 và TB12 là 2 giống có dạng hơi xoè. + Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Các giống lúa thí nghiệm khác nhau nhiều về các yếu tố cấu thành năng suất. Tuy nhiên CH208 có nhiều khả năng bị đổ vào giai đoạn sắp thu hoạch, điều này làm hạn chế một phần năng suất của nó.
Trong khi đó, hệ số biến động số nhánh hữu hiệu và số hạt chắc/bông cao cho thấy hai chỉ tiêu này còn biến động lớn.