MỤC LỤC
Mở rộng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho một số đối tượng khác (chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh) nhằm tạo thêm các kênh mới để thúc đẩy việc nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản, góp phần chấm dứt tình trạng có doanh nghiệp thực chất đã không thể hoạt động trên thực tế nhưng vẫn tồn tại về mặt pháp lý. Quy định các biện pháp nhằm ngăn chặn doanh nghiệp mắc nợ làm thất thoát tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của Toà án: nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực hiện một số hoạt động nhất định kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản; quy định một số hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán thì mới được thực hiện (Điều 31).
Nhu cầu hoàn thiện pháp luật phá sản và các quy định pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại khoản 1 các điều 13, 14, 15, 16, 17 và Điều 18 Luật Phá sản: “Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản…” chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần (Điều 13); Người lao động (Điều 14); Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (Điều 16); Các cổ đông Công ty cổ phần (Điều 17); Thành viên hợp danh Công ty hợp danh đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó; Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Người nộp đơn phải là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền). Khi nhận đơn, Thẩm phán phải kiểm tra tính hợp pháp của đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng như của người đại diện ký đơn. Ngoài đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với chính doanh nghiệp, hợp tác xã, người nộp đơn phải gửi kèm theo đơn các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật Phá sản năm 2004, bao gồm:. “a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;. b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;. c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;. d) Danh sỏch cỏc chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tỏc xó trong đú ghi rừ tờn, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;. đ) Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rừ tờn, địa chỉ của họ; ngõn hàng mà họ cú tài khoản; cỏc khoản nợ đến hạn cú bảo. đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;. e) Danh sỏch ghi rừ tờn, địa chỉ của cỏc thành viờn, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp”.
Khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước, Toà án phải kiểm tra những yêu cầu chung cũng như kiểm tra danh sách những doanh nghiệp này xem có thuộc danh mục doanh nghiệp đặc biệt theo quy định tại Điều 2 Luật Phá sản năm 2004 hay không, sau đó sẽ kiểm tra những tài liệu cần thiết mà đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước phải gửi kèm như quy định tại Điều 15 Luật Phá sản năm 2004 (như yêu cầu đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó). Khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản, Toà án cần kiểm tra các điều kiện nộp đơn bao gồm:. a) Dấu hiệu chứng minh công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản (như quy định tại Điều 3 Luật Phá sản năm 2004). b) Những quy định của Công ty về quyền (điều kiện) nộp đơn. c) Nội dung đơn và các tài liệu kèm theo (Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu công ty cổ phần thuộc trường hợp pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận; Báo cáo về các biện pháp mà công ty đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; Bảng kê chi tiết tài sản của công ty và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được). Tuỳ trường hợp, Toà án có quyền yêu cầu người nộp đơn nộp bổ sung những tài liệu cần thiết khác. Khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh, Toà án cần chú ý chỉ có thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật Phá sản năm 2004. Xác định doanh nghiệp, hợp tác xã có lâm vào tình trạng phá sản hay không Tình trạng phá sản được quy định tại Điều 3 của Luật Phá sản năm 2004. Để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu của tình trạng phá sản hay không, Thẩm phán phải căn cứ vào các tài liệu chứng minh được:. a) Sự hiện hữu của các khoản nợ đến hạn phải thanh toán;. b) Các chủ nợ có yêu cầu thanh toán;. c) Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán các khoản nợ này theo yêu cầu của chủ nợ. Theo quy định, Luật Phá sản năm 2004 được áp dụng đối với: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại khoản 2 Điều 2 của Luật Phá sản năm 2004 quy định: "Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu". Hiện tại chưa có hướng dẫn của Chính phủ về nội dung này, do vậy khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản một doanh nghiệp, hợp tác xã nào đó, các cơ quan Toà án tạm thời cần đối chiếu vào danh mục quy định tại Điều 4 của Nghị định số 189/CP ngày 23-12-1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp hoặc xem xét đối chiếu với pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã cụ thể đó để xem xét thụ lý hay không thụ lý. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc loại doanh nghiệp, hợp tác xã đặc biệt thì khi giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó, ngoài việc phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Luật Phá sản năm 2004, cần xem xét, đối chiếu và tuân thủ. những quy định cụ thể của Chính phủ hoặc của Luật về tổ chức và hoạt động của loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã cụ thể đó. Phí phá sản và tạm ứng phí phá sản. Phí phá sản bao gồm các chi phí: Đăng quyết định về mở thủ tục phá sản trên báo; kê biên, thu hồi, bảo quản, định giá, bán đấu giá tài sản; chi phí cho việc tổ chức Hội nghị chủ nợ; thù lao cho các thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tuỳ từng trường hợp, Toà án quyết định mức tạm ứng phí phá sản. Luật Phá sản năm 2004 quy định một vấn đề mới đó là tạm ứng phí phá sản từ ngân sách nhà nước và giao cho Chính phủ quy định cụ thể vấn đề này. Theo quy định này, ngân sách nhà nước sẽ tạm ứng phí phá sản trong các trường hợp sau đây:. “a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản;. b) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản không có tiền để nộp, nhưng có các tài sản khác”.
Nhìn chung, thủ tục không chính thức là một thủ tục tự nguyện dựa trên hoàn cảnh thực của doanh nghiệp, thường là một doanh nghiệp có uy tín, kinh doanh mặt hàng đang có nhu cầu và ngày càng có nhu cầu lớn trong xã hội, nhưng vì những lý do chủ quan cũng như khách quan mà doanh nghiệp này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Như vậy, dù đây là thủ tục không chính thức nhưng hậu quả của nó cũng tương tự như thủ tục giải quyết phá sản tại Toà án: nếu phục hồi thành công thì doanh nghiệp, hợp tác xã không còn lâm vào tình trạng phá sản, nếu không thành công thì doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ và tuyên bố phá sản.
Đặc trưng của thủ tục này là: có thể hạn chế quyền của chủ nợ có bảo đảm (có nghĩa là quyền của chủ nợ đối với tài sản thế chấp của người mắc nợ bị đình chỉ, tạm thời chưa thanh toán, chưa giải quyết quyền lợi cho chủ nợ có bảo đảm, quyền này sẽ được khôi phục khi công ty người mắc nợ bị phá sản); Giảm thiểu sự ưu tiên đối với khoản nợ thuế (trong thủ tục phá sản khoản nợ này được ưu tiên); Các cổ đông công ty chia sẻ và cùng gánh chịu thiệt hại; phát hành cổ phiếu mới để hình thành cổ đông mới của công ty. Tổ quản lý tài sản chịu trách nhiệm trước Thẩm phán về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (các điều 15, 16 và 17 Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993). Luật Phá sản năm 2004 quy định Tổ quản lý, thanh lý tài sản làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng. a) Lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hợp tác xã;. b) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;. c) Đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp cần thiết;. d) Lập danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ; những người mắc nợ và số nợ phải đòi của doanh nghiệp, hợp tác xã;. đ) Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ kế toán và con dấu của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý;. e) Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định của Thẩm phán;. g) Phát hiện và đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;. h) Thi hành quyết định của Thẩm phán về việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá;. i) Gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã vào tài khoản mở tại ngân hàng;. k) Thi hành các quyết định khác của Thẩm phán trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.