MỤC LỤC
Do đó việc xem xét hiệu quả lâu dài là hết sức quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường họ cần phải bỏ qua lợi ích trước mắt để tập trung vào việc chiếm lĩnh thị trường, tạo lập uy tín với khách hàng, các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi trong giai đoạn này là rất lớn vì thế lợi nhuận thu được là rất thấp thậm chí doanh nghiệp có thể bị thua lỗ, tuy nhiên về lâu dài khi đã chiếm lĩnh được thị trường doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu giảm bớt các chi phí quảng cáo, tiếp thị và lợi nhuận thu được cũng sẽ tăng lên. Do vậy giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của doanh nghiệp có sự ràng buộc lẫn nhau, yêu cầu này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải được xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội bởi vì đó là điều kiện để đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân.
Diện tích cao su của thế giới hiện nay vẫn tiếp tục tăng song khả năng mở rộng diện tích cao su ở một số nước truyền thống bị hạn chế bởi những vùng đất đai có khí hậu tương tự với vùng nguyên gốc của cây Hevea brasilensis không còn nữa, như Srilanca, Ấn độ, Thái lan..Việc phát triển diện tích cao su ở những khu vực có khí hậu thích hợp còn trông vào Braxin và Đông Dương. (Nguồn:Tổng hợp của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam) Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy sản lượng cao su thế giới nhìn chung tăng rất nhanh tuy nhiên tốc độ tăng không đều giữa các thời kỳ cũng như giữa các nước và các khu vực phụ thuộc vào giá cả, nhịp độ phát triển kinh tế của thế giới cũng như từng nước sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao su thiên nhiên.
Diện tích cao su thế giới từ năm 1995 đến năm 1998 không tăng đáng kể do giai đoạn này giá cao su giảm mạnh làm cho người trồng cao su phải chững lại hoặc chuyển ngành nghề khác. Việt Nam là nước đứng thứ tư về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới, đứng thứ 5 về sản lượng, đây là thời kỳ Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng nhanh nhất từ trước tới nay.
Phía nam tỉnh có doanh nghiệp quốc doanh là Công ty Lệ Ninh được thành lập với nhiệm vụ sản xuất chủ yếu là trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ mủ cao su. Mặc dù hiện nay hai doanh nghiệp này có mở rộng thêm các ngành nghề khác song ngành nghề kinh doanh chính vẫn là kinh doanh cao su, hàng năm đã đóng góp một phần khá lớn vào ngân sách của tỉnh Quảng Bình và đặc biệt là đã đào tạo ra hàng ngàn công nhân có trình độ và kinh nghiệm trồng và khai thác cao su.
Vốn kinh doanh có tầm ảnh hưởng đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh cao su, do đặc điểm của thời gian đầu tư kiến thiết cơ bản dài (7-8 năm) thời gian thu hồi vốn chậm, lại chịu nhiều tác động rủi ro của điều kiện tự nhiên nên nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp này lớn..để khắc phục tình trạng này các doanh nghiệp kinh doanh cao su phải huy động vốn từ nhiều nguồn: Vay ngân hàng, vốn cổ phần.. Ngày nay, nói đến kinh doanh thì nhân tố đầu tiên được quan tâm chính là vốn, đây là yếu tố nền tảng cho một hoạt động kinh doanh ban đầu, nó có vai trò quyết định trong việc thành lập loại hình doanh nghiệp theo luật định. Nó là điều kiện quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là một trong những tiềm năng quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vốn lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện quan trọng để xếp doanh nghiệp vào loại có quy mô lớn, trung bình, nhỏ. Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở để hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Nó là một chất keo để chắp nối, dính kết các quá trình và các quan hệ kinh tế. Vốn kinh doanh là điều kiện, khả năng để đẩy mạnh kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc tối đa hoá lợi ích dựa trên cơ sở chi phí bỏ ra hay là tối thiểu hoá chi phí cho một mục tiêu nhất định nào đó. Trong kinh doanh không thể thiếu khái niệm chi phí khi muốn có hiệu quả. Vì vậy mà vốn chính là cơ sở để tạo ra lợi nhuận, đạt được mục đích cuối cùng của nhà kinh doanh. Vốn kinh doanh quyết định quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khối lượng vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thiếu vốn cho kinh doanh sẽ làm giảm hiệu quả do không tận dụng được lợi thế quy mô, không tận dụng được các thời cơ, cơ hội. Tuy nhiên, thiếu vốn là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn luôn gặp phải. Đứng trên góc độ của nhà kinh doanh thì cách thức giải quyết sẽ là tối đa hoá lợi ích trên cơ sở vốn hiện có. Con người là khởi nguồn của mọi hoạt động có ý thức. Hoạt động kinh doanh được bắt đầu là con người tổ chức, thực hiện nó cũng chính do con người. Một đội ngũ công nhân viên tốt là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có hiệu quả. Với khả năng lao động và sáng tạo thì nhân tố con. người được đánh giá là nhân tố nòng cốt cho sự phát triển. Kết hợp với hệ thống tư liệu sản xuất con người đã hình thành lên quá trình sản xuất. Sự hoàn thiện của nhân tố con người sẽ từng bước hoàn thiện quá trình sản xuất và xác lập hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy vậy mỗi cá nhân đặt ngoài sự phân công lao động sẽ lại là một nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh, khắc phục điều này chính là nguyên nhân ra đời của bộ máy tổ chức, quản lý. Bộ máy tổ chức, quản lý là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống các cá nhân, công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hành động hay một công việc nào đó. Bộ máy tổ chức, quản lý có hiệu quả là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Sự kết hợp yếu tố sản xuất không phải là tự phát như quá trình tự nhiên mà là kết quả của hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có điều khiển của con người, vì vậy hình thành bộ máy tổ chức có hiệu quả là một đòi hỏi để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo ra một cơ cấu sản xuất phù hợp và thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Một cơ cấu hợp lý còn góp phần xác định chiến lược kinh doanh thông qua cơ chế ra quyết định và ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu và chiến lược đó. Cơ cấu tổ chức phù hợp góp phần phát triển nguồn nhân lực. Xác định rừ thực lực của từng cỏ nhõn cụ thể, đặt họ đỳng vị trớ trong doanh nghiệp sẽ là cách thúc đẩy hiệu quả và phát huy nhân tố con người. Đồng thời nó tạo động lực cho các cá nhân phát triển, nâng cao trình độ khả năng của mình. Thành công của mỗi doanh nghiệp không tách khỏi yếu tố con người. Con người vừa với tư cách là chủ của quá trình sản xuất vừa là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất và có tính quyết định đến hiệu quả của kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mặc dầu ngày nay kỹ thuật và công nghệ đã can thiệp hoặc thay thế được lao động của con người trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên dù công nghệ, dù kỹ thuật có tân tiến. đến đâu thì nó cũng chỉ là công cụ, là phương tiện để giúp con người trong hoạt động.Yếu tố con người quyết định mọi thành, bại của doanh nghiệp. Ngày nay, nhân loại đang từng bước phát triển nền kinh tế tri thức, đòi hỏi lực lượng lao động phải có kiến thức, kỹ năng rất cao .. điều này một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. c) Trình độ kỹ thuật trồng chăm sóc, khai thác, công nghệ chế biến Công cụ lao động, phương tiện lao động là nhân tố thứ hai, cùng với lao động tạo nên sức mạnh của lực lượng sản xuất. Ngày nay người ta đã thống nhất một luận điểm cho rằng ” Công nghệ là chìa khoá để làm chủ sự phát triển kinh tế xã hội, ai nắm được công nghệ người đó sẽ làm chủ được tương lai”. Với giá trị và ý nghĩa như vậy, làm chủ công nghệ là một đòi hỏi không ngừng và cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi công nghệ và thiết bị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến chất lượng sản phẩm, đến năng suất lao động, đến chi phí kinh doanh ..của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh cao su việc đầu tư kiến thiết cơ bản tốt sẽ đưa lại hiệu quả cao trong khai thác vì vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng. Với đặc điểm sản phẩm cao su cần phải chế biến ngay, công nghệ chế biến quyết định chất lượng sản phẩm, từ đó cho thấy doanh nghiệp kinh doanh cao su nào có trình độ kỹ thuật trồng, chăm sóc, công nghệ chế biến thường có lợi thế trong cạnh tranh mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh do đó các doanh nghiệp cần phải nắm bắt những thông tin liên quan đến sự biến đổi đang diễn ra của yếu tố kỹ thuật công nghệ để có chiến lược ứng dụng vào huy động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình một cách có hiệu quả nhất. d) Hệ thống thông tin, xử lý thông tin. Để có thể giành phần thắng trong cạnh tranh các doanh nghiệp không chỉ hiểu biết rừ về đối thủ cạnh tranh, nắm bắt được thụng tin thị trường và mụi trường kinh doanh mà doanh nghiệp cũn phải biết rừ về bản thõn doanh nghiệp. Vì vậy không còn cách nào khác ngoài việc phải có đủ thông tin, trong đó đặc biệt là thông tin kinh tế, vì thông tin kinh tế có thể coi như huyết mạch của các doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế mở hiện nay, thế giới đang từng bước hội nhập và toàn cầu hoá thì việc nắm bắt kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin về nhu cầu thị trường, kỹ thuật công nghệ, chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước …là rất cần thiết. Có như vậy thì doanh nghiệp mới nắm bắt được thời cơ kinh doanh, hạn chế những rủi ro, chủ động trước mọi tình huống xẩy ra. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh cao su, việc nắm bắt kịp thời thông tin thị trường về giá cả sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn. e) Trình độ tổ chức quản lý. Trình độ tổ chức quản lý của các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp có vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp được biểu hiện qua các mặt sau:. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Việc xác định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cần căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quy mô và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức hợp lý là phải gọn nhẹ, bao quát hết chức năng quản lý, không chồng chéo và tiết kiệm chi phí. Tổ chức kinh doanh cao su: Tổ chức kinh doanh trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất phù hợp với yêu cầu của trình độ tay nghề, quy mô phương tiện và công nghệ đã xác định nhằm tạo ra kết quả tạo hiệu quả cao nhất. Tổ chức sản xuất hợp lý sẽ tiết kiệm được chi. phí, tăng doanh thu, lợi nhuận góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức phân công lao động: Việc tổ chức phân công lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, phân công lao động hợp lý thể hiện ở việc xác định đúng với khả năng và trình độ của mình góp phần nâng cao hiệu quả chung của doanh nghiệp. g) Đòn bẩy kinh tế trong doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng các hình thức trách nhiệm vật chất, thưởng phạt nghiêm minh sẽ tạo ra động lực cho người lao động nổ lực hơn trong phần trách nhiệm của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhân tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi bộ phận phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. h) Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là giá trị vô hình của doanh nghiệp, nó tác động đến sự thành bại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động đó là phi lượng hoá mà chúng ta không thể tính toán hay đo đạc bằng các phương pháp định lượng. Quan hệ, uy tín của doanh nghiệp sẽ cho phép mở rộng những đầu mối làm ăn và từ đó doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn những gì có lợi cho mình. Hơn thế nữa quan hệ và uy tín cho phép doanh nghiệp có ưu thế trong việc tiêu thụ, vay vốn hay mua chịu hàng hoá.. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp a) Môi trường tự nhiên:. Kinh doanh cao su là loại hình kinh doanh nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên: Điều kiện thổ nhưởng, đất đai, địa hình, kết cấu đất.. thời tiết khí hậu vì vậy để kinh doanh cao su các doanh nghiệp cao su. cần phải nghiên cứu kỹ điều kiện tự nhiên của địa phương, cùng với đặc thù sinh trưởng và phát triển của cây cao su để có hướng đầu tư phù hợp. b) Môi trường chính trị, pháp luật, chính sách của Nhà nước, của địa phương Hoạt động ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hưởng của thể chế chính trị và hệ thống Pháp luật. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống Pháp luật hoàn thiện là chổ dựa vững chắc tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động. Mọi doanh nghiệp hoạt động đều phải tuân theo Pháp luật, đây là môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp, nó thường xuyên tác động lên kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời môi trường pháp lý còn là trọng tài khi cần thiết xử lý tranh chấp của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý quy định hành vi của doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó, có thể khai thác, tận dụng những thuận lợi, thời cơ của môi trường này để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tránh được những rủi ro đối với doanh nghiệp. Do đặc thù của kinh doanh cao su là kinh doanh nông nghiệp đòi hỏi việc đầu tư trên địa bàn khá dàn trải, sản phẩm cao su cần phải chế biến ngay tránh hư hỏng thất thoát chính vì vậy việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các doanh nghiệp này hết sức quan trọng từ đường sá, điện .. đến các cơ sở vật chất hạ tầng cho ổn định khu dân cư từ đó ổn định sản xuất. d) Môi trường quốc tế. Xu thế hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp. Nước ta đã chính thức gia nhập ASEAN, WTO nó là cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các nước trong. khu vực và trên thế giới, tuy nhiên điều mà các doanh nghiệp phải đối đầu đó là sự cạnh tranh quốc tế sẽ diễn ra hết sức gay gắt. e) Thị trường và giá cả. Thị trường ở đây bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên nhiên vật liệu, phương tiện máy móc thiết bị, lao động..Thị trường đầu vào tác động đến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình sản xuất do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc thù thị trường đầu ra của các doanh nghiệp kinh doanh cao su ở nước ta là các nước phát triển, sản lượng cao su nước ta chưa đủ lớn để điều tiết thị trường vì vậy giá cả trong nước phụ thuộc rất nhiều đến biến động giá cả thị trường thế giới. g) Các sản phẩm thay thế và giá cả của nguyên liệu tạo ra sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cao su tổng hợp được xem là một loại sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên, nó được tạo ra từ dầu mỏ và vì vậy những biến động của giá dầu mỏ sẽ làm thay đổi giá thành và giá bán ra của cao su tổng hợp trên thị trường thế giới.
Chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động là chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh số lượng sản phẩm mà một người lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian, tăng năng suất lao động là mục tiêu quan trọng của mỗi doanh nghiệp, tăng năng suất lao động làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. -Thu nhập hổn hợp bình quân (MI): Là một bộ phận của giá trị tăng thêm sau khi đã trừ đi thuế sản xuất, sở dĩ sử dụng chỉ tiêu này vì đối với hộ gia đình thì họ vừa là chủ doanh nghiệp vừa là người lao động nên không thể tách riêng lương và lãi ra được.
Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, tham mưu về việc bố trí sắp xếp đội ngũ lao động, tổ chức bộ máy lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất; giải quyết các chế độ xã hội cho người lao động như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, nghỉ mát, điều dưỡng, thăm hỏi (hiếu hỷ); trực tiếp tiếp dân hàng tuần theo quy chế dân chủ của Công ty. Lao động trong kinh doanh cao su là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là lao động thủ công, chính vì vậy ta nhận thấy ở bảng 2.2 lực lượng lao động của Công ty khá lớn trên một ngàn lao động, do có mở rộng thêm diện tích cao su nên lao động của Công ty tăng nhanh qua 3 năm từ 1.235 lao động năm 2005 lên 1.505 lao động năm 2007.
- CN nhận khoán diện tích cây có độ tuổi <3 năm: Lúc này các công việc của công nhân là trồng mới, chăm sóc mắt ghép, hướng tược ghép, tủ gốc, bón phân, trồng dặm… khối lượng công việc trên đơn vị diện tích khá nhiều. (Nguồn: Kết quả điều tra) Để so sánh hiệu quả công tác khoán sản phẩm cho từng vườn cây theo độ tuổi và ý kiến về chính sách quản lý vườn cây chúng tôi tiến hành điều tra 52 CN khai thác cao su theo phương pháp điều tra chọn mẫu mổi loại 13 công nhân (mẫu điều tra đính kèm ở phụ lục 1).
Việc điều tra các công nhân nhận khoán tại Công ty chúng tôi gửi qua đội trưởng sản xuất đề nghị công nhân điền vào phiếu và gửi trả thông qua đội trưởng sản xuất. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định giả thiết Ho: Sự đồng nhất về ý kiến đánh giá của từng CN nhận khoán của Công ty theo từng tiêu thức khác nhau.
Phân phối lợi nhuận: Dựa trên mức lợi nhuận ròng thu được, Công ty căn cứ vào các điều khoản yêu cầu trích lập các quỹ được quy định tại luật doanh nghiệp, Công ty đã tiến hành phân phối lợi nhuận. Trong những năm qua Công ty luôn giữ truyền thống phân chia quỹ khen thưởng theo hình thức lương tháng 13 cho cán bộ công nhân viên, tạo cho người lao động niềm tin và sự phấn khích trong lao động sản xuất.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (Từ khi thành lập đến nay) Công ty đã đóng góp xây dựng nhiều công trình phúc lợi nhưng phải kể đến là các công trình: Bệnh viện Nông trường được xây dựng từ khi thành lập là nơi khám chữa bệnh cho công nhân trong Công ty và nhân dân trên địa bàn tổng giá trị xây dựng ban đầu và sửa chữa nâng cấp lên đến 199 triệu đồng. Tóm lại qua phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty cao su Việt Trung ta thấy rằng trong những năm qua Công ty đã thu được những kết quả nhất định, hoạt động kinh doanh có lãi, đảm bảo thu nhập cho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước đồng thời mang lại hiệu quả xã hội góp phần cải thiện đời sống dân sinh trong vùng.
Do cao su thu bói là loại cao su bắt đầu đưa vào kinh doanh, thường mật độ cây cạo thấp do mở dần miệng cạo trong các năm đầu, sản lượng mủ ở các vườn này đang thấp nên diện tích khoán đối với loại cao su này cao hơn các loại khác, đối với cao su già cũng vậy do lúc này năng suất mủ đã giảm nên diện tích khoán cao hơn các loại cao su mới và cao su trung niên khi mà cây cho năng suất mủ cao, mật độ cây cạo lớn ổn định. Qua phân tích ta thấy Công ty cần có sự điều chỉnh đầu tư cho từng giai đoạn để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, cao su thu bói mặc dù hiệu quả chưa cao nhưng cần phải đầu tư thêm để cây có sức cho các thời kỳ sau nhất là phân bón, công khai thác nhằm khuyến khích người lao động cạo đúng kỹ thuật tránh cạo chà, cạo phá nhằm đạt sản lượng cao làm hư hỏng cây ảnh hưởng hiệu quả sau này.
(Nguồn: Kết quả điều tra). Qua kết quả phân tích ở trên, ta thấy chất lượng phục vụ vật tư kỹ thuật giao khoán của Công ty chưa được tốt, đây là vấn đề Công ty cần chấn chỉnh lại trong thời gian tới. b) Kiểm định phương sai (ANOVA) về ý kiến của CN nhận khoán về các tiêu chí phục vụ vật tư của Công ty. *) Kiểm định phương sai ( ANOVA) ý kiến của CN nhận khoán cao su KTCB theo các tiêu thức phân tổ. Bảng 2.17 Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su KTCB theo các tiêu thức phân tổ về các tiêu chí phục vụ vật tư kỹ thuật của Công ty. STT Tiêu chí Mean. Quy mô diện. tích Tuổi cây Khoảng cách Hệ số. Mức ý nghĩa α= 0,34 và 0,191 lớn hơn 0,05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các CN nhận khoán cao su KTCB theo khoảng cách khi đánh giá về tiêu chí phục vụ vật tư đủ số lượng và đúng thời gian của Công ty. Với mức ý nghĩa α=0,046 nhỏ hơn 0,05 nên có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các CN nhận khoán cao su KTCB theo khoảng cách khi đánh giá về chất lượng phục vụ vật tư kỹ thuật của Công ty. *) Kiểm định phương sai (ANOVA) ý kiến của CN nhận khoán cao su khai thác theo các tiêu thức phân tổ. Bảng 2.18 Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su khai thác theo các tiêu thức phân tổ về các tiêu chí phục vụ vật tư kỹ thuật của Công ty. STT Tiêu chí Mean. Quy mô diện. tích Tuổi cây Khoảng cách Hệ. số F Sig Hệ số. Các tiêu chí của nhân viên thu mua mủ nguyên liệu Công ty. *) Phân tích ý kiến đánh giá của CN nhận khoán về các tiêu chí nhân viên thu mua mủ Công ty. Bảng câu hỏi điều tra được thực hiện theo 3 cấp độ:. *) Phân tích ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su khai thác. (Nguồn: Lược trích kết quả xử lý trên máy tính từ kết quả điều tra) Tuy nhiên đối với hai tiêu chí về thái độ nhiệt tình và mức độ hài lòng về nhân viên thu mua mủ thì với mức ý nghĩa α=0,027 và α=0,006 nhỏ hơn 0,05 nên có thể nói rằng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm CN nhận khoán cao su khai thác theo quy mô diện tích về việc nhận xét hai tiêu chí trên.
Qua tính toán cho thấy giá trị hiện tại ròng (thời điểm đầu năm 2001) NPV=1.379.820 ngàn đồng chứng tỏ ngoài hiệu quả về xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, phủ xanh đất trống đồi núi trọc đầu tư cao su đã đem lại hiệu quả kinh tế. Chứng tỏ trong trường hợp lãi suất vay ngân hàng lên đến 13,67% thì Công ty vẫn có thể đầu tư kinh doanh cao su được vì nó còn có yếu tố hiệu quả xã hội: Là nguồn sống, kế sinh nhai của 1.500 công nhân và gia đình họ, trong quá trình kinh doanh cao su đem lại nhiều lợi ích phúc lợi cho công nhân và dân cư trên địa bàn.
- Nếu xem xét trong phạm vi sản xuất mủ nước cao su thì Công ty kinh doanh không hiệu quả bằng việc đầu tư kinh doanh ở các hộ, song nếu xét trong phạm vi rộng hơn, do chủ động nguồn vốn đầu tư, Công ty có điều kiện đầu tư vào lĩnh vực chế biến mủ cao su, đây là điều mà các hộ tiểu điền không thể làm được. Từ những vấn đề nêu trên, để kinh doanh có hiệu quả hơn Công ty cần phối hợp chặt chẽ với các hộ kinh doanh, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cung ứng nguyên liệu đầu vào, hỗ trợ dịch vụ tư vấn kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc vườn cây cho các hộ kinh doanh để khai thác tốt nguồn nguyên liệu ở địa phương một cách ổn định và có hiệu quả.
Mặt khác qua thực tế cho thấy nếu bán toàn bộ vườn cây thì Công ty không chủ động được chất lượng mủ do hộ tư nhân sẽ chạy theo lợi nhuận mà việc đầu tư sẽ không đảm bảo, các biện pháp kỹ thuật cũng không đúng quy trình, Công ty sẽ không chủ động được nguồn nguyên liệu. Xét thấy tính hiệu quả của việc bán vườn cây cho công nhân Công ty nên xem xét lại phương án có thể bán toàn bộ hay một phần diện tích cao su cho công nhân, bên cạnh đó cần có hợp đồng chặt chẽ trong việc thu mua sản phẩm nhằm khắc phục tình trạng không chủ động được nguồn nguyên liệu, từ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh.
Đặc biệt các chế độ của người lao động luôn được Công ty quan tâm: Nộp BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, hàng tháng có chính sách khen thưởng kịp thời, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động. Hoạt động kinh doanh của Công ty góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường, hàng năm đóng góp cho Nhà nước các khoản thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT..một lượng lớn (là doanh nghiệp đứng thứ nhất, nhì về đóng góp ngân sách nhà nước trong tỉnh).
Trong suốt gần 50 năm hoạt động Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng, có mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CAO SU TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG.
- Các sản phẩm hiện nay đang sản xuất, Công ty cần duy trì ổn định về chất lượng, mẫu mã, nhãn mác, bao bì, đóng gói giữ vững chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nghiên cứu và xây dựng phương án đa dạng hóa sản phẩm, để chế biến hết lượng cao su nguyên liệu khai thác từ rừng cao su, chế biến ra bốn loại sản phẩm khác nhau có ký hiệu (SVR 3L, SVR 5, RSS 3, SVR 10) đây là các loại sản phẩm thị trường ưa chuộng, chất lượng của từng loại sản phẩm này phải đáp ứng yêu cầu khách hàng, nâng cao tỷ trọng của từng loại sản phẩm đạt chất lượng cao, phải cải tiến cơ cấu sản phẩm, để có. Các phản ứng chiến lược của Công ty về cơ bản không phải được hình thành trên cơ sở phương pháp tư duy chiến lược mà chủ yếu dựa vào nhạy cảm, trực giác của người lãnh đạo, phòng kinh doanh không phát huy được vai trò chức năng của mình trong việc xây dựng chiến lược cho Công ty, một mặt do chưa đánh giá hết tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh, mặt khác do nhận thức về chiến lược kinh doanh chưa đầy đủ.
- Luôn luôn tăng cường công tác bảo vệ vật tư sản phẩm, bên cạnh việc tăng cường năng lực của đội bảo vệ cơ động Công ty, gắn trách nhiệm bảo vệ vườn cây cho công nhân nhận khoán, kết hợp với chính quyền địa phương có chính sách thưởng đối với những người có công trong bảo vệ vật tư sản phẩm, phạt nghiêm đối với những hành vi trộm cắp mủ và vật tư vườn cây. - Thiết lập bộ phận Marketing, bán hàng để nâng cao khả năng và có các hoạt động một cách có hiệu quả nền tảng cho tất cả các nổ lực mở rộng thị trường của Công ty, trích kinh phí cho việc nghiên cứu thị trường cả trong nước và quốc tế, xây dựng và thực thi các biện pháp xây dựng uy tín về nhãn hiệu đối với cao su của Công ty góp phần đưa thương hiệu cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế.