Nguyên nhân và ảnh hưởng nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006

MỤC LỤC

Các phương thức điều chỉnh mức nhập siêu 1. Khuyến khích xuất khẩu

Khi có thâm hụt thương mại, các biện pháp nhập khẩu các nước thường sử dụng là khuyến khích phát triển các ngành thay thế nhập khẩu bằng các biện pháp bảo hộ và kích thích các ngành công nghiệp nội địa để thay thế cho hàng công nghiệp nhập khẩu trước đó tại thị trường trong nước, hoặc hạn chế nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch hàng nhập khẩu, hay cấm nhập khẩu những hàng tiêu dùng mà trong nước có thể sản xuất được. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á, WB đã khuyến cáo các nước áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ rất hạn chế (được gọi là “điều chỉnh cơ cấu” của WB và “những chính sách ổn định” của IMF) nhằm giảm nhu cầu trong nước, từ đó giảm nhập khẩu và giảm bớt sức ép lạm phát đã gây nên tỷ giá hối đoái “được định giá quá cao” đã làm chậm tiến trình xuất khẩu và thúc đẩy nhập khẩu.

Kinh nghiệm điều tiết nhập siêu ở một số quốc gia châu Á và bài học đối với Việt Nam

Một số biện pháp cụ thể khuyến khích xuất khẩu của Hàn Quốc là (i) không đánh thuế đối với hàng xuất khẩu, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu; (ii), tự do hóa xuất khẩu cho hầu hết tất cả các mặt hàng; (iii) bảo hiểm xuất khẩu; (iv) cung cấp thông tin miễn phí thông qua các tổ chức như Cục xúc tiến thương mại (KOTRA), Phòng Thương mại và Công nghiệp (KCCI) và các Viện nghiên cứu; (v) hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ bầng cách cho vay ngắn hạn với lãi suất phù hợp để tìm kiếm, thâm nhập thị trường cũng như xuất khẩu mặt hàng mới. Điều này có thể lý giải một cách đơn giản là do (i) các biện pháp kiểm soát nhập khẩu được nới lỏng để thực hiện các cam kết quốc tế với Hoa Kỳ, AFTA, gia nhập WTO, (ii) kinh tế thế giới và nhất là khu vực đã phục hồi và phát triển sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, (iii) giai đoạn đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa – hiện đại hóa, (iv) đầu tư nước ngoài phục hồi trở lại, (v) phát triển khu vực kinh tế tư nhân, (vi) nền kinh tế cần phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Khả năng của những ngành xuất khẩu có giá trị gia tăng cao còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang công nghiệp chế biến và kỹ thuật cao thể hiện xu thế của công nghiệp húa và hội nhập sõu chưa thật rừ nột; sức cạnh tranh của nền kinh tế cũn thấp và chậm được cải thiện; quá trình xây dựng các thể chế của kinh tế thị trường diễn ra chậm.

Xuất khẩu ròng (XK-NK) là một trong ba thành tố cấu thành tổng cầu của nền kinh tế. Số liệu thống kê được trong 10 năm qua cho thấy đóng góp theo điểm phần trăm tăng trưởng cũng như tỷ lệ phần trăm tăng trưởng của xuất khẩu ròng ở nước ta luôn là số âm. Đây là một ảnh hưởng tiêu cực của nhập siêu, vì sự thâm hụt của cán cân thương mại đã kéo theo sự sụt giảm của tăng trưởng GDP. góp theo tỷ lệ phần trăm). góp theo điểm phần trăm). Trong khi đó, các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thường được coi là nhạy cảm hơn với sự biến động của giá cả tương đối thì một số sản phẩm có kim ngạch khá như hàng may mặc, giày dép, điện tử, đồ gỗ lại phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, còn các sản phẩm chế biến khác lại chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, nên ít khai thác được lợi thế từ sự thay đổi tỷ giá (đặc biệt là trong trường hợp phá giá đồng nội tệ). Hạn chế nhập siêu luôn là mục tiêu của các chính sách kinh tế đối ngoại và vĩ mô của Việt Nam, tuy nhiên, việc hạn chế nhập siêu một cách triệt để, không chỉ đơn giản là vấn đề làm suy giảm kim ngạch chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, mà quan trọng hơn, là phải nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, làm sao để có thể làm giảm nhập siêu nhưng vẫn không ảnh hưởng tới động lực phát triển kinh tế.

Do vậy, trong thời gian tới, không nhất thiết là phải tìm cách để làm giảm kim ngạch nhập siêu, vì hiện tại, nhập siêu cũng chưa phải ở mức đáng báo động và có những tác động quá xấu tới nền kinh tế, mà quan trọng hơn, là phải khắc phục được nguyên nhân sâu xa, là sự kém hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó mới có thể phát triển kinh tế bền vững và giải quyết được tận gốc bài toán nhập siêu.

Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006

Quan điểm, định hướng điều chỉnh nhập siêu của Chính phủ trong thời gian tới

Định hướng điều chỉnh nhập siêu

Đây là hướng chủ đạo để cải thiện thâm hụt cán cân thương mại, đồng thời đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. - Tăng tỷ trọng nhập khẩu thiết bị máy móc từ các nước có công nghệ nguồn để nhanh chóng đổi mới công nghệ, đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ thay thế nhập khẩu nguyên liệu. - Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm nhập khẩu từ thị trường châu Á, tăng tỷ trọng nhập khẩu ở các thị trường khác như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, những thị trường mà Việt Nam đang có xuất siêu.

- Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xem đây là một trong những biện pháp then chốt để nâng cao trình độ công nghệ và tạo sức ép cải thiện chất lượng lao động, quản lý ở nước ta. - Điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt nhằm đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, thuận lợi hóa nhập khẩu mà không gây biến động xấu tới nền kinh tế như lạm phát, nợ nước ngoài.

Một số kiến nghị và giải pháp nhằm điều chỉnh nhập siêu trong thời gian tới

Đánh giá lại khả năng cung cấp dịch vụ và mức giá dịch vụ để có hướng giảm bớt chi phí sản xuất nhằm tạo môi trường thuận lợi và giảm chi phí đầu vào và chi phí trung gian cho doanh nghiệp, trước hết là giảm giá các hàng hóa và dịch vụ công có tác động làm tăng chi phí sản xuất chung như giá điện, nước, bưu chính viễn thông, năng lượng, cước phí vận tải, phí dịch vụ bến cảng, sân bay, dịch vụ hành chính. Xây dựng hệ thống đại lý phân phối bán hàng các cấp có uy tín (về giao nhận, bao gói, đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hoá), có chi nhánh rộng rãi trên địa bàn và các địa phương khác; phát triển hệ thống đại diện và đại lý thương mại ở nước ngoài; Phát triển các dịch vụ bán hàng chậm trả, thanh toán bồi hoàn, thuê mua tài chính, đặt hàng trực tiếp các nhà sản xuất… để tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp công nhiệp, các cơ sở sản xuất theo hướng vừa đa dạng hoá các mặt hàng,. Ở giai đoạn đầu, khi kinh tế còn kém phát triển, lao động xã hội dư thừa, khả năng vốn có hạn trong khi phải phát triển công nghiệp, xây dựng nông thôn, bên cạnh một số công trình công nghiệp nặng, công trình quy mô lớn có chọn lọc, có hiệu quả, phải hết sức coi trọng những ngành và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, được trang bị hiện đại, có công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tiêu thụ được và thu hồi được vốn, trả được nợ.

- Các chính sách khuyến khích đầu tư cần ưu tiên cho việc xóa bỏ các hạn chế thương mại làm tăng giá các tư liệu sản xuất; tăng cường các biện pháp trợ cấp cho đầu tư sản xuất được áp dụng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử; đơn giản húa chế độ khuyến khớch đầu tư theo hướng làm rừ cỏc mục tiêu, công khai hóa và giảm bớt các thủ tục hành chính; chú ý hơn tới đầu tư sản xuất các ngành hàng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đa dạng hóa cơ cấu nền kinh tế; đầu tư Nhà nước vào cơ sở hạ tầng, thủy lợi, cảng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất có tác dụng khuyến khích đầu tư tư nhân; kết hợp tốt các biện pháp tăng cường xuất khẩu với thay thế nhập khẩu ở một số lĩnh vực nhất định. Mặt khác, áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi là phù hợp với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, nhưng đối với Việt Nam, một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi, mức độ hội nhập còn thấp, các công cụ thị trường chưa phát triển, hệ thống ngân hàng còn yếu kém, thị trường ngoại hối đang trong giai đoạn hình thành, dự trữ ngoại tệ còn thấp, nợ nước ngoài đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chưa thích ứng linh hoạt với sự biến động của thị trường.