ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CỦA GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG MANET DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG CÁC NÚT MẠNG

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận

Khả năng mô phỏng của NS-2

 Các kỹ thuật quản lý hàng đợi: Vào trước Ra trước (Drop Tail), Loại bỏ sớm ngẫu nhiễn - RED (Random Early Drop) và Xếp hàng dựa trên sự phân lớp – CBQ (Class-Based Queueing).  NS-2 cũng thực thi multicasting và vài giao thức lớp Điều khiển truy cập đường truyền (MAC) đối với mô phỏng LAN.

GIAO THỨC MAC CỦA MẠNG LAN VÀ WLAN

Mạng LAN và mạng WLAN

    IEEE 802.3 là tập hợp các tiêu chuẩn do tổ chức IEEE định nghĩa về tầng vật lý (Physical layer) và lớp con điều khiển truy cập môi trường truyền (MAC sublayer) của lớp liên kết dữ liệu (Data link layer) trong mạng Ethernet. Theo chuẩn này, các kết nối vật lý được thực hiện giữa các nút và (hoặc) các thiết bị cơ sở hạ tầng như: hub, switch, router… bằng các loại cáp đồng hoặc cáp quang.

    Chuẩn 802.11 và giao thức CSMA/CA 1 Chuẩn 802.11

      Nguyên tắc hoạt động của phương thức này dựa trên việc cảm nhận sóng mang, tránh xung đột và cơ chế nghe trước khi nói “Listen before talk”. Tuy nhiên, nếu trước đó một nút khác đã truy cập môi trường truyền trước khi thời gian Backoff của nút này giảm đến không thì nó sẽ giữ lại giá trị thời gian Backoff hiện tại để sử dụng cho lần truy cập tiếp theo.

      MẠNG MANET VÀ BÀI TOÁN ĐỊNH TUYẾN

      Mạng MANET

        Trường học: Chúng ta cũng có thể thiết lập các mạng Adhoc trong trường học, lớp học, thư viện, sân trường,… để kết nối các thiết bị di động (laptop, smartphone) lại với nhau, giúp sinh viên, thầy cô giáo có thể trao đổi bài một cách nhanh chóng thông qua mạng adhoc vừa tạo. Gia đình: Tại nhà bạn có thể tạo nhanh mạng Adhoc để kết nối các thiết bị di động của bạn với nhau, nhờ đó ta có thể di chuyển tự do mà vẫn đảm bảo kết nối truyền tải dữ liệu. Kết nối các thiết bị điện tử với nhau: Trong những năm tới khi mà các thiết bị điện tử đều được gắn các giao tiếp không dây, giúp chúng có thể trao đổi giao tiếp với nhau thì mạng Adhoc sẽ rất phù hợp để tạo nên một hệ thống thông mình có khả năng liên kết với nhau.

         Băng thông hạn chế: Các liên kết không dây có băng thông thấp hơn so với đường truyền cáp và chúng còn chịu ảnh hưởng của sự nhiễu, suy giảm tín hiệu, các điều kiện giao thoa vì thế mà thường nhỏ hơn tốc độ truyền lớn nhất của sóng vô tuyến.  Bảo mật yếu: Đặc điểm của mạng MANET là truyền sóng qua môi trường không khí, điều này khiến cho cơ chế bảo mật kém hơn so vơi môi trường truyền cáp vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị tấn công, nghe lén đường truyền, giả mạo, DoS,….

        Vấn đề định tuyến trong mạng MANET 1 Các thuật toán định tuyến truyền thống

        • Phân loại các kỹ thuật định tuyến 1. Link state và Distance Vector

           Thích ứng nhanh khi tô-pô mạng thay đổi: khi các nút mạng di chuyển nhanh, yêu cầu kết nối tăng lên thì các giao thức hoạt động theo cơ chế tiếp cận tập trung sẽ giảm hiệu quả rừ rệt do phải tốn nhiều thời gian để thu thập thụng tin về trạng thái hiện tại và phát tán lại nó.  Không có lặp định tuyến: Cần ngăn chặn hiện tượng này, bởi vì khi đó các gói tin bị định tuyến sai, dẫn đến việc bị truyền quay vòng liên tục trong một số kết nối mạng, khiến cho băng thông mạng và các tài nguyên khác như năng lượng nguồn nuôi bị tiêu tốn vô ích. Khi một nút khởi động lần đầu, nó chỉ biết các nút kề trực tiếp với nó, và chi phí trực tiếp để đi đến đó (thông tin này, danh sách của các đích, tổng chi phí đến từng đích và bước kế tiếp để gửi dữ liệu đến đó tạo nên bảng định tuyến, hay bảng khoảng cách).

          Giao thức định tuyến trạng thái liên kết tối ưu OLSR (Optimized Link State Routing) và giao thức định tuyến vector khoảng cách tuần tự đích DSDV (Dynamic Destination-Sequenced Distance-Vector Routing) là hai ví dụ của giao thức định tuyến chủ ứng. Hầu hết các tiếp cận hiện nay đều sử dụng thông tin phản hồi tới thiết bị nguồn nhằm khởi tạo tuyến mới, vì vậy lưu lượng bản tin trao đổi là rất lớn và tăng lên rất nhanh khi kích thước mạng lớn, nhất là đối với các giao thức định tuyến chủ ứng.

          Các giao thức định tuyến chính trong mạng MANET

            Trong suốt quá trình chuyển tiếp RREQ, các nút trung gian ghi vào Bảng định tuyến của chúng địa chỉ của các nút lân cận từ khi nhận được bản sao đầu tiên của gói quảng bá, theo đó thiết lập được một đường dẫn theo thời gian. Nếu một nút trên tuyến chuyển động, nút lân cận luồng lên của nó chú ý đến chuyển động đó và truyền một bản tin “Khai báo sự cố đường thông” (một RREP không xác định) đến mỗi nút lân cận tích cực luồng lên để thông báo cho các nút này xoá phần tuyến đó. Giao thức DSR (Dynamic Source Routing) là một giao thức định tuyến phản ứng từ nút nguồn. Trong đó, các nút di động cần duy trì bộ nhớ đệm về tuyến chứa các nút nguồn mà nút di động nhận biết được. Các thực thể trong bộ nhớ đệm về tuyến được cập nhật liên tục. Giao thức này bao gồm 2 giai đoạn chính: a) Khám phá tuyến và b) Duy trì tuyến.

            Việc định thời là một yếu tố quan trọng đối với TORA do tham số “độ cao” độc lập với thời gian sự cố đường thông; TORA giả sử rằng tất cả các nút đều có đồng hồ đồng bộ (thực thi qua một nguồn thời gian bên ngoài như hệ thống định vị toàn cầu - GPS). Các tham số của TORA gồm: a) Thời gian sự cố đường thông, b) ID duy nhất của nút xác định mức tham chiếu mới, c) Bit chỉ thị phản ánh, d) Tham số thứ tự truyền, và e) ID duy nhất của nút. Do TORA sử dụng toà độ liên nút nên bài toán bất cân bằng của nó tương tự như bài toán tính đến vô cùng trong các giao thức định tuyến theo vector cự ly, ngoại trừ các biến động là tạm thời và sự hội tụ tuyến cuối cùng vẫn đạt được.

            ĐÁNH GIÁ BẰNG MÔ PHỎNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC NÚT MẠNG ĐẾN

            • Xác định các tham số hiệu suất cần đánh giá và cách thức phân tích kết quả mô phỏng
              • Thiết lập mạng mô phỏng MANET
                • Thực hiện mô phỏng các giao thức định tuyến 1. Phân tích kết quả bằng công cụ perl

                  Ban đầu, Perl (Practical Extraction and Report Language) là một ngôn ngữ lập trình được phát triển cho thao tác văn bản, sau này được phát triển để sử dụng cho một loạt các ứng dụng khác như: quản trị hệ thống, phát triển web, lập trình mạng, giao diện phát triển,…Ưu điểm vượt trội của Perl là nhỏ gọn, dễ sử dụng, hỗ trợ cả lập trình hướng đối tượng (OOP), được xây dựng hỗ trợ xử lý văn bản. Chúng sẽ được dùng làm input cho chương trình NAM để trực quan hóa toàn bộ quá trình mô phỏng bằng đồ họa; làm input cho đoạn mã perl do tôi xây dựng để tính: Tỷ lệ phân phát gói tin thành công, thời gian phản ứng của các giao thức định tuyến, thông lượng; và kết xuất ra các tệp dùng cho gnuplot vẽ đồ thị. Mỗi chuyển động diễn ra trong khoảng thời gian travel_time (thời gian di chuyển của nút trước khi thay đổi hướng và tốc độ) hoặc trong một khoảng cách hằng số và đặc biệt là không có thời gian tạm dừng trước khi nút mạng thay đổi hướng và tốc độ.

                  Chúng được sắp xếp phân bố hợp lý trên khu vực mô phỏng sao cho đảm bảo có đủ các chặng truyền phát với độ dài khác nhau, từ các cặp truyền thông nằm gần nhau nhất tới các cặp truyền thông nằm xa nhau nhất có thể trong khu vực mô phỏng , các nút mạng còn lại tham gia vào quá trình định tuyến với vai trò là nút trung gian chuyển tiếp gói tin. Giao thức AODV thể hiện ưu điểm của mình khi tô-pô mạng cố định không có thay đổi nào, nó cho phép truyền dữ liệu khá tin cậy với tỷ lệ gói tin truyền thành công là 99,75% nhưng khi các nút mạng thay đổi tốc độ di chuyển thì hiệu quả của nó lại bị giảm đi nhiều hơn so với các giao thức còn lại. Một điều khá đặc biệt mà đồ thị 19 cho chúng ta thấy đó là khi các nút mạng tăng vận tốc di chuyển lên trong khoảng từ 10m/s đến 15m/s thì thời gian thiết lập kết nối của hai giao thức DSDV và DSR là giữ nguyên không không có sự tăng đột biến trừ giao thức AODV có mất thời gian kết nối lâu hơn một chút.

                  Trái với mô hình chuyển động Radom Waypoint, trong mô hình này giao thức DSDV lại thể hiện được ưu điểm vượt trội của mình, cho phép kết nối nhanh chóng với thời gian luôn dưới 1s cho dù tô-pô mạng có thay đổi nhanh hơn đi chăng nữa, giao thức vẫn cho khả năng kết nối nhanh chóng.

                  Hình 16: Đồ thị tỷ lệ phân phát gói thành công – Random Waypoint
                  Hình 16: Đồ thị tỷ lệ phân phát gói thành công – Random Waypoint