MỤC LỤC
Cũng giống như các doanh nghiệp hoạt động trọng các lĩnh vực khác, các công ty bảo vệ thực vật tại Việt Nam đã phần nào nhận thức được vai trò quan trọng của thương hiệu và từ đó đã có những chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Hiện tại ý thức bảo vệ thương hiệu của các công ty phần lớn nằm ở hai thái cực: thứ nhất là quá xem nhẹ việc bảo vệ thương hiệu và thứ hai là cho rằng chi phí đăng ký hay tranh chấp thương hiệu là quá tốn kém.
Các chiến lược thiết kế thương hiệu phải được xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó thiết kế và định vị thương hiệu cho sản phẩm trong một chiến lược marketing tổng thể nhằm tác động tích cực tới nhận thức của đối tượng tiêu dùng trong và ngoài nước, tạo dựng một phong cách đặc biệt và vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Phần quan trọng hơn và có tính quyết định đối với thương hiệu là "cái bám rễ trong đầu khách hàng" như tạo lập lòng tin đối với khách hàng, chất lượng sản phẩm, duy trì sự ổn định chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã phải thể hiện nét đặc trưng của cônh ty, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, thời gian giao hàng đúng hạn, hệ thống kênh phân phối được thiết lập rộng rãi, các biện pháp xúc tiến thương mại có hiệu quả, dịch vụ khách hàng tốt. Theo thống kê, với một khách hàng đến bởi hấp lực của chương trình khuyến mại phải 11 tháng sau mới mang lại lợi nhuận cho công ty (trước đó, doanh số có từ khách hàng mới thu hút được bởi chương trình khuyến mại của doanh nghiệp chỉ để trang trải những chi phí của chương trình ấy) Khi công ty đã tiến hành các hoạt động khuyến mại rồi thì lại phải tiếp tục khuyến mại vì nếu không hình ảnh của mình trong thâm tâm khách hàng bị phai nhạt.
Tuy nhiên cũng giống như các chiến lược khuyếch trương thương hiệu khác các hoạt độnh này được thực hiện một cách thiếu chuyên nghiệp, nội dung quá đơn giản, không được chuẩn bị kỹ lưỡng, thể hiện một sự đầu tư thấp và thiếu hiệu quả. Điều này chứng minh một thực tế đáng buồn là sản phẩm của công ty chưa được biết đến nhiều trên thị trường và điều này là hệ quả tất yếu của những chiến lược xây dựng và khuyếch trương thương hiệu sai lệch và thiếu hệu quả. Việc thiết kế thương hiệu của công ty thời gian qua chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan của những người thiết kế chứ không hề được xuất phát từ phía khách hàng-yếu tố quyết định đến thành công của thương hiệu trên thị trường.
Việc xây dựng bộ phận chuyên trách thực hiện các hoạt động chuyên nghiệp và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và ban giám đốc sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp và theo đó là hiệu quả của việc khuyếch trương thương hiệu của công ty ra bên ngoài. Việc đầu tiên cho một công ty trong việc xây dựng thương hiệu của mình là xác định được sự quan trọng của việc này và ban giám đốc cần xác định được tỉ lệ đầu tư tính trên doanh thu cho việc xây dựng thương hiệu. Nói như vậy có nghĩa là đầu tư về tài chính là vô cùng quan trọng là tiền đề và cũng là động lực của các chương trình xây dựng cũng như khuyếch trương thương hiệu.
Bước đầu tiên của việc lựa chọn tên thương hiệu cho một sản phẩm mới là phải xác định mục tiêu tạo dựng thương hiệu trên cơ sở cân nhắc và phân tích năm tiêu chí như đã nói trên (dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi, dễ bảo hộ). Thông thường các thương hiệu mới được kế thừa một phần thương hiệu đã có như màu sắc, một phần của tên gọi, kiểu dáng bao bì … điều này sẽ làm tăng sự nhận biết và uy tín đối với một sản phẩm mới ra đời bằng sự thừa hưởng uy tín của những sản phẩm thành công trước đó. Các nguồn sáng tạo từ cấp quản lý cho đến nhân viên công ty, khách hàng hoặc các nhà phân phối, công ty quảng cáo, chuyên qia tư vấn và thiết kế thương hiệu hoặc các phần mềm đặt tên … Ở bước này công ty có thể có hàng chục thậm chí hàng trăm, hàng nghìn tên gọi khác.
Nó thường xuất hiện như một dấu hiệu nhận diện thư tín kinh doanh, ấn phẩm quảng cáo, tờ rơi, tờ gấp, các văn bản nội bộ của công ty… Logo và biểu tượng càng trở nên quan trọng hơn đối với các dịch vụ mang tính vô hình. Với những ưu điểm trên đây, câu khẩu hiệu có thể được thiết kế cho phù hợp với mục tiêu của việc tạo dựng giá trị thương hiệu (nhằm củng cố tên thương hiệu, giới thiệu về sản phẩm, gợi mở và thúc đẩy động cơ mua sắm hay củng cố vị trí và định vị thương hiệu).
Chúng là các yếu tố marketing cơ bản như: Các đặc tính của sản phẩm như: tên thương hiệu,hính thức,bao gói biểu tượng màu sắc;mức giá chuẩn; hoạt động truyền thông bao gồm:quảng cáo, bán hang trực tiêp và xúc tiên bán hàng; các quyết định về phân phối như loại điểm bán hang và kiêu kênh phân phối. Sự kích thích này được cung cấp bởi sự đầu tư của công ty cho quảng cáo, bán hàng, khuyến mại, quan hệ công chúng…Công ty cần truyền tin về giá trị của thương hiệu và duy trì hình ảnh của thương hiệu để bắt đầu vòng quay kinh nghiệm sử dụng của người tiêu dùngvà giữ nó chuyển động qua sự phối hợp giữa các kích thích của truyền thông và sự thoả mãn trong kinh nghiệm sử dụng, mới tạo nên nhận thức, lòng tin và hình ảnh của thương hiệu. Nếu sản phẩm gắn thương hiệu có chất lượng tốt, phù hợp với mong muốn của khách hàng khi sủ dụng, mang lại sự hài lòng sẽ dẫn đến gia tăng giá trị cho khách hàng, tạo nên sự trung thành của họ và hình thành nên tài sản thương hiệu.
Phương châm kinh doanh duy nhất hay còn gọi là đề nghị bán duy nhất phải bao gồm những yếu tố khác biệt ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động lựa chọn và mua của khách hang mạnh đến mức nó có thể làm lay chuyển nhận thức của hang triệu người tiêu dùng, thúc đẩy họ tới mua sản phẩm. Để tạo nên sự khác biệt, công ty phải khai thác không chỉ hành vi mua và mức độ sẵn sàng mua của người tiêu dùng mà còn phải khai thác yếu tố người tiêu dùng đã không thoả mãn như thế nào với các sản phẩm hiện tại mà công ty cũng như các đối thử cạnh tranh cung cấp. Nó có thể đại diện cho lý niệm triết học, quan niệm giá trị, theo đuổi tinh thần của doanh nghiệp, có thể đại diện cho đặc trưng văn hoá của thời đại, một ký ức lịch sử tốt đẹp, một thời thượng, một sự ký thác…Văn hoá là thứ có sinh mệnh, chỉ có văn hóa có sinh mệnh mới có thể hoàn thiện việc thúc đẩy lịch sử tên thương hiệu phát triển, đến ranh giới cao nhất của thương hiệu, tích tụ sức sống mãnh liệt.
Nhưng để một thương hiệu đươc chấp nhận ở nước ngoài, theo quy định của hầu hết các nước, thương hiệu phải đươc đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và tiến hành các thủ tục đăng ký thương hiệu theo quy định về đăng ký thương hiệu của các nước này hoặc theo quy định của các hiệp ước hoăc thoả ước quốc tế mà Việt Nam và nước mà chủ sở hữu muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu là thành viên tham gia hoặc theo quy định trong hiệp định song phương liên quan đén bảo hộ sơ hữu trí tuệ. Như vậy, thương hiệu sẽ trở thành một tài sản vô hình của công ty, giá trị của tài sản phụ thuộc vào uy tín và quy mô nhãn hiệu được sử dụng, nó sẽ là một công cụ đắc lực cho kinh doanh, và sẽ là nguồn vốn rất có giá trị khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng, bán li-xăng hoặc liên doanh. Vì thế, thương hiệu hàng hóa được liệt vào một trong các đối tượng truyền thống của sở hữu công nghiệp gồm: Các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa… Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất, Nhà nước đã ban hành Luật nhãn hiệu hàng hóa.