MỤC LỤC
Chính điều này đã tạo nhiều thuận lợi cho NHCT Hoàn Kiếm trong quá trình hoạt động như : có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh tín dụng , thanh toán và các dịch vụ khác như : dịch vụ chuyển tiền , dịch vụ tư vấn , dịch vụ cầm cố tài sản … Tuy nhiên ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn do trên địa bàn có hơn 70 ngân hàng cùng hoạt động nên sự cạnh tranh cũng rất lớn , đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nỗ lực để đáp ứng nhu cầu thị trường. - Thứ 1: Về dự án vay vốn : Do có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và phát triển cho nên trong công tác thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng Ngân Hàng đã đánh giá , phân tích cho khách hàng những dự án phù hợp với hoạt động kinh doanh , trình độ quản lý của công ty bằng nghiệp vụ và trình độ của mình, cán bộ quản lý tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh đã tư vấn cho khách hàng những biện pháp đảm bảo an toàn trong đầu tư phát triển.
Nhiều NH cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là có rủi ro. - Thậm chí, dù nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro.
Chính vì lẽ đó xin được cùng nghiên cứu trao đổi thêm một số nội dung thông qua thực hiện cơ chế cùng đồng nghiệp, không ngoài ý tưởng học hỏi kinh nghiệm và bổ sung kiến thức cho bản thân; Phấn đấu vì sự lớn mạnh và phát triển của hệ thống Ngân hàng nói chung, NHCT nói riêng. Tuy nhiên, khác với các quy định trước đây, Quyết định 493 cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài, nếu được NHNN chấp thuận bằng văn bản.Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của TCTD. Nợ không chỉ bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, tiền trả thay cho người được bảo lãnh, mà còn bao gồm các khoản ứng trước, thấu chi, các khoản bao thanh toán (một hình thức cấp tín dụng mới được phép theo Quy chế bao thanh toán của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của NHNN) và “các hình thức tín dụng khác”.
Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành 5 nhóm tương ứng như 5 nhóm nợ theo cách phân loại nợ theo phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được NHNN chấp thuận.
- Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn để lại tài sản để thanh toán nợ. - Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ. - Những khoản nợ mà người mắc nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh hoạc thanh lý tài sản hoặc kinh doanh thua lỗ và tài sản không còn đủ để trả nợ.
- Các khoản nợ khách được phân vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”.
- Khách hàng có biểu hiện trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác, không phải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán. - Xuất hiện ngày càng nhiều các chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tập trung quá nhiều chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền…. - Khách hàng sẵn sàng từ bỏ những hợp đồng giá trị nhỏ và vừa nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm các hợp đồng lớn với các bạn hàng có tên tuổi dù lợi nhuận thu về có khả năng đạt thấp hơn.
- Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, khụng rừ ràng, khụng rừ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; cỏn bộ tớn dụng cố ý thoả hiệp các nguyên táce tín dụng với khách hàng mặc dù biết có rủi ro tiềm ẩn.
Ví dụ, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT -NHNN-BTP- BTC-TCĐC giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 quy định tổ chức tín dụng không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Để hỗ trợ các Ngân hàng thương mại nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn hướng dẫn việc bán nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại nhà nước cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Nguyên nhân khách quan thứ hai là sự thay đổi trong cơ chế, chính sách như: Chính trị, sự điều chỉnh chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước hoặc thay đổi địa giới hành chính các địa phương, sự sáp nhập hay tách ra của các Bộ, Ngành trong nền kinh tế.
Thứ tư là do ngõn hàng thiếu một cơ chế theo dừi, quản lý rủi ro, thiếu hạn mức tín dụng tối đa cho từng lkhách hàng thuộc từng ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm, địa phương khách nhau để phân tán rủi ro, chưa có các tiêu thức đo lường rủi ro, độ rủi ro cho phép chấp nhận đối với mỗi đối tượng khách hàng.
Thông thường, những khách hàng này đều xuất trình những dự án rất sáng sủa, những lời hứa hẹn hoa mỹ. Các nhà ngân hàng một phần thì thiếu kinh nghiệm, phần nữa có thể do tham một chút lợi nhỏ nên đã đầu tư vào những dự án này và đương nhiên là sẽ gặp rủi ro.
Việc kiểm tra, giám sát khoản vay được thực hiện sau khi cho vay nhằm bảo đảm người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, đồng thời, có các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Nó giúp nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước được và phòng ngừa sự gian lận của khách hàng đi vay. Khi phát hiện ra khoản vay có vấn đề hoặc tài sản bảo của khách hàng có dấu hiệu sút giá so với ban đầu hoặc giá trị tài sản bảo đảm thấp so với giá trị khoản vay, cán bộ tín dụng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm nợ vay.
Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn thực hiện gia hạn nợ cho khách hàng, Việc này cũng chỉ được thực hiện nếu như cán bộ tín dụng thấy nó có hiệu quả khi mà khách hàng chưa có đủ khả năng trả nợ nhưng nếu cứ duy trì khoản cho vay đó thêm một thời gian thì chắc chắn sẽ sinh lãi và trả được nợ cho ngân hàng.
Trừ một số ít khách hàng có phát sinh nợ xấu bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan như: kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước thì hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định quá hời hợt của cán bộ tín dụng. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Thậm chí còn có doanh nghiệp sử dụng đồng thời hai hệ thống kế toán, một luôn lỗ hay lợi nhuận rất thấp để đối phó với cơ quan thuế và một rất đẹp đẽ khi đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng.Và nhiều yếu tố quan trọng khác gây ra nợ xấu.
Các yếu tố lãi suất, cung cấp thông tin , công tác thẩm định đều ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến khả năng đạt đến mục tiêu (mục tiêu đó là Ngân Hàng thực hiện các biện pháp giảm thiểu mức rủi ro nợ xấu trong tín dụng của mình).