MỤC LỤC
Trên cơ sở lộ trình cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của hệ thống hải quan khu vực và thế giới, ngày 20/06/2005 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, ngày 17/09/2005 Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo quy định hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được khai điện tử chậm nhất là tám giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; hàng hóa nhập khẩu phải được khai trước khi hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu; thông tin khai hải quan điện tử có giá trị làm thủ tục hải quan trong 15 ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận thông tin khai hải quan điện tử. Hiện nay hầu hết các hoạt động nghiệp vụ của hải quan đều cú sự hỗ trợ đắc lực của CNTT, từ cụng tỏc theo dừi nợ thuế đến cỏc thông tin quản lý rủi ro, quyết định thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp… Có thể nói, không có CNTT thì không thể có hải quan điện tử bởi thủ tục HQĐT từ đăng ký tiếp nhận khai báo hải quan của doanh nghiệp đến tính thuế, quyết định hình thức thông quan, truyền dữ liệu đều được thực hiện qua mạng thông qua chương trình phần mềm được cài sẵn.
Và như vậy, các Bộ ngành này cũng cần được kết nối trực tiếp với Bộ Tài Chính cũng như Cơ quan Hải quan (qua mạng VAN) và sẵn sàng cung cấp các thông tin cần thiết để liên kết thông tin điện tử, tạo cơ sở dữ liệu điện tử, giúp Cơ quan Hải quan xử lý các thông tin phục vụ cho việc làm thủ tục hải quan như giấy phép, tiêu chuẩn chất lượng, các chế độ quản lý hạn ngạch, thông tin về tình trạng tuân thủ pháp luật. Xuất phát từ yêu cầu quản lý của Nhà nước và của cộng đồng doanh nghiệp Trước yêu cầu phát triển đất nước, đòi hỏi ngành Hải quan phải nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàng cấm qua biên giới, ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo về trật tự an toàn xã hội, lợi ích người tiêu dùng, an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, TradeNet còn cung cấp dịch vụ khai báo HQĐT, tăng tốc độ xử lý thông tin khai báo và giải phóng hàng, hạn chế việc xuất trình giấy tờ, cho phép DN nộp thuế hải quan bằng phương tiện điện tử (Electronic Funds Transfer), giảm bớt việc trao đổi các tài liệu thương mại. Với mục tiêu giảm thiểu tối đa số lượng hồ sơ giấy và giảm thời gian thông quan, HQ Thái Lan đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý tự động HQ đối với hoạt động XK tại cảng biển và sân bay.Các doanh nghiệp XNK được phép khai báo điện tử, chuyển các dữ liệu có cấu trúc theo tiêu chuẩn EDIFACT đến cơ quan Hải quan thay cho bộ hồ. Hệ thống của hải quan sau khi tiếp nhận hồ sơ điện tử sẽ tự động kiểm tra tính hợp lệ, kiểm tra việc nộp thuế qua hệ thống kết nối với ngân hàng và nếu được chấp nhận sẽ cấp cho sổ đăng ký, phân luồng tờ khai (sử dụng hệ thống phân luồng) và gửi thông điệp trả lời cho người khai hải quan.
Hệ thống tự động hóa của HQ Hàn Quốc kết nối với cơ quan truyền nhận dữ liệu (VAN) KT- NET để trao đổi chứng từ điện tử với các bên liên quan như người vận tải, giao nhận, ngân hàng, chủ hàng, kho ngoại quan, cơ quan quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành để cấp giấy phép, cảnh sát, HQ các nước. Hệ thống này cũng được liên kết với nhiều hệ thống như hệ thống thống kê thương mại, hệ thống vận tải kho ngoại quan, hệ thống quản lý hoàn thuế,v.v… Hiện nay, hệ thống này được kết nối với 41 văn phòng HQ vùng, 417 đơn vị khai thuê hải quan, 1.782 công ty thương mại và 45 ngân hàng. Mục tiêu của đề án này là nhằm xây dựng mô hình khai báo tập trung thông qua đại lý khai báo hải quan; ứng dụng công nghệ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để thu thập dữ liệu tập trung, xử lý dữ liệu tự động; áp dụng mô hình khai báo tập trung vào quy trình thủ tục hải quan hiện hành nhằm làm giảm áp lực tại khâu đăng ký, giảm thời gian thông.
Tuy nhiên, về mặt ý tưởng, đây là một đề tài có giá trị rất lớn trong việc hình thành mô hình thủ tục HQĐT tại Việt Nam hiện tại và tương lai, vì nó đã xây dựng dựa trên mô hình Hải quan của các nước, có đề cập đến hai thành phần quan trọng đó trong mô hình này là cơ quan truyền nhận dữ liệu và đại lý hải quan. Thêm vào đó, tại điều 8 của Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung ngày 14/05/2005 đã quy định: “Nhà nước ưu tiên đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại; khuyến khích tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục hải quan điện tử. Chính phủ quy định cụ thể về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi số liệu điện tử, giá trị pháp lý của những chứng từ điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan các cấp, cơ quan nhà nước hữu quan, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử”.
Thủ tục HQĐT là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, trong đó việc khai báo và gửi hồ sơ của người khai hải quan và việc tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan của công chức hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan. Đối với Việt Nam, việc thực hiện thủ tục HQĐT là việc làm rất cần thiết do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc ngày càng tăng; yêu cầu phục vụ cho sự phát triển của thương mại điện tử; yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan thế giới; yêu cầu quản lý của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và yêu cầu nhiệm vụ của ngành Hải quan. Đối với các nước có hạ tầng CNTT phát triển và Chính phủ điện tử phát triển thì thực hiện mô hình thông quan điện tử ở mức độ cao, sử dụng toàn bộ chứng từ điện tử (Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc), một số nước có hạ tầng CNTT trung bình và Chính phủ điện tử chưa phát triển thì áp dụng mô hình TQĐT ở mức độ trung bình, kết hợp giữa chứng từ điện tử và chứng từ giấy, DN có trách nhiệm nộp chứng từ giấy sau khi hàng hóa thông quan.
Triển khai thực hiện các chương trình thông quan điện tử, chữ ký số tại tất cả các Chi cục theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan, phấn đấu 95% số lượng tờ khai và kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện thủ tục Hải quan điện tử.
Từ kết quả nghiên cứu được rút ra ở chương II, ở chương này tác giả nêu ra những mục tiêu cho các giải pháp và cũng nêu ra một số các ý kiến đóng góp xoay quanh sự ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình DN thực hiện thủ tục HQĐT tại Chi cục Hải quan Thủy An. Với mong muốn góp phần giúp Chi cục hoàn thiện hơn nữa mô hình thông quan điện tử, nâng cao chất lượng truyền- nhận thông tin trong quá trình xử lý hồ sơ, có những định hướng phát triển phù hợp trong tương lai để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như gia tăng số lượng doanh nghiệp tham gia HQĐT.
Quý công ty cần sự hỗ trợ gì từ Chi cục hải quan Thủy An khi đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử?.