MỤC LỤC
Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập ( CDF) được dựa trên một nguyên lý cơ bản “giá trị thời gian của tiền”, một đồng tiền ngày hôm nay luôn có giá trị hơn so với một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp này khác với một đồng đầu tư vào doanh nghiệp khác. Mô hình CAPM lập luận rằng chứng khoán càng rủi ro thì mức lãi suất yêu cầu khi đầu tư vào chứng khoán đó phải càng lớn, tức là chi phí vốn cổ phần của công ty phát hành ra chứng khoán đó phải càng lớn ( rủi ro càng cao thì mức bù đắp rủi ro phải càng lớn ).
Giả sử có t – 1 năm nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, đến năm thứ t người đầu tư bán cổ phiếu của mình thì ta có thể định giá được giá cổ phiếu hiện tại chính là giá trị quy về hiện tại của luồng thu nhập cổ tức cho đến năm t và giá trị quy về hiện tại của giá cổ phiếu năm t. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến giả định trên khi định giá cổ phiếu vì giá trị của cổ phiếu không phụ thuộc vào người nắm giữ là ai và giá của cổ phiếu tại thời điểm bán sẽ phản ánh toàn bộ các luồng thu nhập tiếp theo trong tương lai của cổ phiếu đó.
Vì vậy, phương pháp này được coi là căn cứ quan trọng để định giá cổ phiếu khi mà thị trường chứng khoán chưa phát triển, đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển hay khi thiếu thông tin lịch sử về tình hình tài chính của doanh nghiệp làm cho việc định giá doanh nghiệp thao các phương pháp khác gặp nhiều khó khăn và thiếu sự tin cậy. Giá trị tương đối được tính trên cơ sở so sánh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh và dựa trên các thông số: giá trị doanh nghiệp bình quân của các nhóm doanh nghiệp khác cùng quy mô, cùng lĩnh vực, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp phát hành, và lợi nhuận ròng bình quân của nhóm doanh nghiệp so sánh, giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp phát hành và tài sản ròng bình quân của doanh nghiệp so sánh nói trên ( NAV0 và NAV1).
Thực ra, việc không chi trả cổ tức nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn gĩư lại toàn bộ phần thu nhập của chủ sở hữu để thực hiện tái đầu tư sản xuất, điều này sẽ là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng của công ty dù được đánh giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người mua cổ phiếu thì tương lai của công ty mới là điếu đáng quan tâm hơn cả.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tham gia thị trường chứng khoán, huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua việc xác định cổ phiếu một cách chính xác, các chủ thể phát hành có thể định ra đựơc mức giá hợp lý nhằm đảm bảo người đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức giá đó, đồng thời doanh nghiệp cũng không bị thua thiệt do cổ phiếu bị đánh giá quá thấp.
- Đối tượng CPH còn hạn chế, vẫn còn hiện tượng các tống công ty nhà nước, công ty nhà nước mà theo tiêu chí phân loại không thuộc diện nhà nước cần nắm giữ 100% vốn chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty TNNN một thành viên để tránh CPH. - Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện CPH dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn, toàn bộ khoản chênh lệch do bán cổ phần đều phải nộp cho Nhà nước hoặc cho tổng công ty, công ty mẹ mà không được để lại cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư, mở rộng sản xuất nên thực tế nhiều doanh nghiệp CPH chỉ chú trọng hình thức bán bớt vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cổ phần hoá, trừ những doanh nghiệp thuộc đối tượng phải áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu (có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị DN). Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. - Đối với một số khoản mục như TSCĐ vô hình, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí chờ phân bổ … do quy định không phải xác định lại giá trị mà lấy theo số dư trên sổ kế toán, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách ẩn tiền của nhà nước vào các khoản mục này, hoặc thực hiện một loạt các giao dịch kinh tế để đẩy nó vào chi phí xác định lãi lỗ trong năm trước khi CPH.
Theo quy định tại Thông tư 126/2004/TT – BTC của Bộ Tài chính: đối tượng áp dụng phương pháp định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền là “các DNN hoạt động trong các ngành dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, dịch vụ tài chính, kiểm toán, tin học và chuyển giao công nghệ có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề của doanh nghiệp trước CPH cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp”.
Cách làm này là coi Tổng công ty như một doanh nghiệp để CPH, trong phương án CPH phải xác định nhu cầu vốn điều lệ Tổng công ty là bao nhiêu để phục vụ sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển và mở rộng quy mô của Tổng công ty, trên cơ sở đó xác định phần vốn Nhà nước mà Tổng công ty cần nắm ở các đơn vị thành viên (doanh nghiệp nào tổng công ty cần nắm giữ 100% vốn, doanh nghiệp nào không cần giữ 100% vốn, doanh nghiệp nắm giữ cổ phần chi phối); tỷ lệ cổ phần mà người lao động trong tổng công ty, nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ là bao nhiêu. - Đối với các công ty đã chuển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp thỡ Tổng cụng ty phải xỏc định rừ vị thế, vai trũ, khả năng của công ty trong Tổng công ty, để Tổng công ty xác định mức độ chi phối đối với công ty này.
Mặt khác, việc định giá các tài sản vô hình như danh tiếng, thương hiệu, địa điểm, uy tín trên thị trường, sở hữu trí tuệ….sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của người định giá, nếu không có một tổ chức chuyên nghiệp, có những cơ sở khoa học và đáng tin cậy định giá thì dễ dẫn đến giá trị DN có thể được định giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị hợp lý. Phương pháp này cho phép xác định chính xác hơn giá trị DN đang hoạt động có hiệu quả và có khả năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là các DN trong lĩnh vực dịch vụ, bảo hiểm … Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp này, các DN cần phải xác định các thông tin như tỷ suất lợi nhuận của 3 – 5 năm liền kề và dự kiến trong 5 – 10 năm tương lai trên cơ sở kế hoạch SXKD, tỷ lệ tăng trưởng của DN, hệ số rủi ro của DN, ngoài ra, DN còn phải xác định các thông tin khác như: tỷ lệ tăng trưởng của ngành, thị phần, vùng kinh tế… Để xác định tỷ lệ chiết khấu trong phương pháp này, việc xác định thông tin nêu trên hiện rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian, thậm chí nhiều thông tin không được xác định một cách chính xác mà phải dựa trên cách tính toán phân tích gần đúng của các chuyên gia.