MỤC LỤC
Định nghĩa văn hóa của Cựu Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor có thể giúp ta vận dụng vào lý giải những đặc trưng về bản sắc văn hóa của các dân tộc khác nhau và hành vi của mỗi cá nhân: “văn hóa phản ánh, thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” [36, tr.66]. Từ những cách tiếp cận trên, có thể đưa ra quan điểm phổ quát về văn hóa như sau: văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần của con người, biểu thị trình độ phát triển lịch sử nhất định của một xã hội, thể hiện sự sáng tạo của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn và được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội làm nên bản sắc của một dân tộc, một cộng đồng xã hội mà nó có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lý và hoạt động của con người trong cộng đồng ấy.
Đúc kết lịch sử văn hóa dân tộc Việt, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận định, “Văn hóa là tất cả những gì con người sáng tạo ra, làm cho môi trường xã hội ngày càng lành mạnh, làm cho con người ngày càng vươn lên, tác động ngày càng có hiệu quả vào môi trường thiên nhiên, nó mang dấu ấn của tư duy, khát vọng và hoạt động của con người vươn tới ngày càng có nhiều ánh sáng, tự do và hạnh phúc. Chọn lọc, giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và từng dân tộc; bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc; tiếp thu những giá trị văn hóa, khoa học của nhân loại; dùng nhiều hình thức sinh động giáo dục lý tưởng, trau dồi đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn và thẩm mỹ, nâng cao trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân.
Do vậy, theo chiều hướng tích cực, giá trị văn hóa là những thành tựu của một cá nhân hay một dân tộc đã đạt được trong quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và trong sự phát triển bản thân mình; nói tới giá trị văn hóa cũng là nói tới thái độ, trách nhiệm và những quy tắc ứng xử của mỗi người trong quan hệ của bản thân với gia đình, xã hội và thiên nhiên; giá trị văn hóa cũng là những biểu tượng của cái chân - thiện - mỹ trong đời sống. Các giá trị văn hóa biểu hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ tư tưởng, tình cảm, quan niệm, biểu tượng, đạo đức thẩm mỹ, lối sống đến những giá trị tinh thần do con người sáng tạo nên như nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, õm nhạc. Nét đặc trưng nổi bật và là nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam là ở sự thống nhất mà đa dạng, thống nhất trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng sự đa dạng và nhằm phát triển bản sắc riêng của văn hóa các dân tộc, tuyệt nhiên là không phải thống nhất trên cơ sở đồng hóa hoặc thôn tính.
Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương.., biến văn hóa thành một nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển. Vì vậy, trong mỗi chính sách kinh tế- xã hội phải bao hàm nội dung văn hóa, kết hợp các yêu cầu, mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phải hướng vào việc vun trồng, khơi dậy sức sáng tạo của con người.
Tuy nhiên, do nền sản xuất nương rẫy nên hình thái cư trú có thêm một đặc điểm nữa đó là trong chu kỳ hằng năm, một khoảng thời gian đáng kể (từ 2 đến 3 tháng) họ gắn bó với những ngôi nhà ở nương rẫy (nhà Zun); đây chính là thời gian thu hoạch lúa; mọi sinh hoạt ở nhà rẫy này của một gia đình đều giống như sinh hoạt ở ngôi nhà chính ở Vêêl; chỉ có khác là họ không quần cư nhiều gia đình gần nhau mà mỗi gia đình đều lập nhà, cư trú riêng lẻ ở ngay rẫy của mình. Nhà ở của các thành viên trong Vêêl được xây dựng theo hướng cửa chính quay mặt vào nhà Gươl (như nhà Đình của người Kinh); nhà này cách nhà kia từ 5 đến 8 mét; ở những nơi có nhiều gia đình do dân đông nhưng địa hình đất đai không cho phép mở rộng không gian, diện tích thì nhà này cách nhà kia có khi từ 2 đến 3 mét; đây là những làng có mật độ quần cư lớn. Dù cách xa về mặt không gian, nhưng truyện thần thoại của người Cơtu cũng có nhiều nét tương đồng với thần thoại Hy Lạp trong những câu chuyện về các cuộc chiến đấu chống lại kẻ địch, chuyện nước mắt của tên khổng lồ chảy thành sông Pút và sông Arương, chuyện thần thoại về Núi Ông- Núi Chúa, chuyện sông Voi- sông Vàng thành dòng chảy từ máu và thân xác của hai anh em, chuyện thần thoại về núi Đông Tataanh, chuyện về nguồn gốc dòng họ Pơlong (trôi)… đã thể hiện mong ước tìm kiếm tri thức, tìm về cội nguồn dân tộc mình và tôn vinh những người đã hy sinh thân mình để bảo vệ quyền sống, quyền tự do của cộng đồng, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng ngàn đời của dân tộc Cơtu.
Rừ ràng, hỡnh thức diễn xướng dõn ca so với truyện cổ- trường ca của người Cơtu đã thể hiện sự phát triển về tư duy, đi từ tư duy trừu tượng đến cụ thể hóa, khái quát hóa và hình thức thể hiện cũng sinh động hơn, dễ thuộc, dễ nhớ hơn, gần gũi với cuộc sống hơn, mang tính đại chúng hơn. Giống như các dân tộc khác sống trên vùng rừng núi phía tây miền Trung, âm nhạc vốn là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Cơtu, nó là hình thức quan trọng chuyển tải tình cảm, khát vọng sống, đồng thời nó cũng góp phần tạo nên trạng thái cân bằng, hưng phấn cho cuộc sống vốn đầy bất trắc, biến động của họ. Chủ làng là trung tâm quy tụ dân làng với vai trò quyết định trong việc giải quyết các vấn đề của làng, từ các hoạt động sản xuất, quan hệ cộng đồng trong làng và quan hệ với cộng đồng làng bên ngoài, xử lý các hành vi sai phạm của thành viên trong làng.
Tuy nhiên, chính tinh thần tương trợ trong sản xuất, phát huy sức mạnh tập thể và tinh thần đoàn kết trong cuộc sống trước đây cũng như hiện nay đã hình thành cơ chế xã hội bền vững, gắn kết trong phạm vi từng làng xã và kìm hãm sự phân hóa giàu- nghèo.
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế là cấp bách nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế ở những khía cạnh sau: Xây dựng đường sá nhằm mở rộng thông thương, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các xã và với vùng đồng bằng, tạo điều kiện cho người dân đi lại dễ dàng đến trường, trạm. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường đầu tư, mở rộng các tụ điểm mua bán với miền xuôi, mở rộng kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào để người dân vùng cao nhận thức được vai trò của kinh tế thương mại và thông qua mua bán, người dân chú trọng sản xuất hàng hóa, làm ra các nông sản, sản phẩm thủ công. Những đặc điểm tâm lý, tính cách của người Cơtu và không gian văn hóa làng Cơtu đã nêu trên không chỉ là nguồn cội nuôi dưỡng truyền thống tốt đẹp của người Cơtu mà nó còn trở thành thế mạnh trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân trộc Cơtu, phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng người Cơtu hiện đại.
Nếu dịch vụ y tế thực sự đến với người dân, bên cạnh việc nâng cao sức khỏe cộng đồng thì sự phát triển của y tế sẽ tác động tích cực vào văn hóa, theo cách nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề y học, khoa học- kỹ thuật và khắc phục những hủ tục lạc hậu, tình trạng mê tín, dị đoan trong đời sống cộng đồng dân tộc Cơtu. Những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc này thể hiện trong các di sản văn hóa, trong hành vi và cách thức sinh hoạt hằng ngày của mỗi cá nhân, trong đời sống tâm tinh, trong triết lý sống, đặc biệt là những giá trị nói lên tinh thần đoàn kết, tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc.