Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

MỤC LỤC

KHÁI NIỆM CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CỦA ASEAN

Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại trong của ASEAN cũng tương tự như cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế khác, đó là tổng thể thống nhất các cơ quan giải quyết tranh chấp, cách thức, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp và việc thi hành phán quyết giải quyết tranh chấp.

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Nguyên tắc giải quyết tranh chấp truyền thống của ASEAN đó là các

Các biện pháp giải quyết tranh chấp theo kênh ngoài tài phán, về cơ bản không có gì xa lạ với chúng ta, đó là các giải pháp vẫn thường được áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại – đầu tư ở các nước (chủ yếu là thương lượng, trung gian, hoà giải) được thống nhất đưa vào Nghị định thư năm 1996 để áp dụng chung. Ngoài ra, các bên có thể viện dẫn các hình thức giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc hoặc các văn bản luật quốc tế khác mà các quốc gia thành viên ASEAN là bên tranh chấp tham gia miễn là các phương thức giải quyết tranh chấp này đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của ASEAN là giải quyết bằng hình thức “hoà bình”.

PHẠM VI THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Đến nay, các nước ASEAN đã ký kết nhiều hiệp định kinh tế; trong đó có các hiệp định quan trọng như Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN, Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), Hiệp định khung về dịch vụ (AFTA), Hiệp định khung về sở hữ trí tuệ, Hiệp định về khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp toàn diện ASEAN (AICO), Hiệp định khung ASEAN điện tử,… Các văn kiện này đều lấy Nghị định thư năm 2004 làm cơ sở nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại. Ngoài ra, Khoản 3 Điều 1 của Nghị định thư năm 2004 khẳng định cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN không ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên trong việc tìm kiếm những giải pháp hoà bình tại các diễn đàn quốc tế khác vào bất kì lúc nào trước khi Hội nghị các quan chức cao cấp về kinh tế SEOM ra quyết định thành lập Ban hội thẩm.

THI HÀNH PHÁN QUYẾT

Tại Khoản 7 Điều 16 Nghị định thư năm 2004 có quy định rằng nếu nước thành viên liên quan phản đối mức độ tạm ngừng ưu đãi được đề nghị, hoặc khiếu nại về việc các nguyên tắc và thủ tục nêu tại Khoản 3 Điều này không được tuân thủ khi bên khiếu nại yêu cầu cho phép tạm ngừng các ưu đãi hoặc nghĩa vụ khác theo khoản 3(b) hoặc (c), vấn đề sẽ được giải quyết bằng trọng tài. Quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng và các bên tranh chấp không được yêu cầu trọng tài khác giải quyết được vấn đề SEOM sẽ phải được thông báo kịp thời về quyết định của trọng tài, và trên cơ sở yêu cầu, sẽ cho phép tạm ngừng các ưu đãi hoặc nghĩa vụ khác nếu yêu cầu đó phù hợp với quyết định của trọng tài, trừ khi SEOM đồng thuận quyết định từ chối yêu cầu đó. Đó là việc sử dụng nguyên tắc đồng thuận phủ quyết đối với việc thành lập Ban hội thẩm, việc thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm và uỷ quyền để đình chỉ các nhượng bộ, sự thay thế cơ quan chính thức của ASEAN bởi một Cơ quan xét xử phúc thẩm, thiết lập khoảng thời gian nghiêm ngặt cho mỗi giai đoạn và thực hiện nhiều biện pháp mang tính chất pháp lý chặt chẽ ở các giai đoạn thực thi.

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI CỦA ASEAN

Thực tiễn áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại chính thức của ASEAN theo các Nghị định thư

Đây cũng là tình hình chung đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp khác của ASEAN. Mặc dù phần lớn các quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp trong các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN về cơ bản là rất rừ ràng, cụ thể và chặt chẽ, nhưng trờn thực tiễn, từ khi ra đời cho đến này, các cơ chế này ít khi được sử dụng, nếu các nước thành viên có sử dụng thì cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn tham vấn. Khi có tranh chấpxảy ra, các nước thành viên tiến hành tham vấn, sau đó cùng nhau xây dựng thêm các cơ chế nhằm hạn chế sự vi phạm các thoả thuận đã cam kết.

Thực tiễn áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại thông qua con đường ngoại giao

Hiệp định cơ bản về AIPS nói, khi giao một dự án công nghiệp tương tự của ASEAN như các dự án quốc gia chỉ có thể được thành lập sau khi tham vấn với các nước thành viên và cũng với điều kiện là cơ sở cho các dự án công nghiệp ASEAN không bị ảnh hưởng bởi dự án mới đề nghị quốc gia. Tuy nhiên, không có một tổ chức chính thức nào có thể quyết định xem dự án công nghiệp của ASEAN có thể không bị ảnh hưởng cũng không phải là một tiêu chuẩn cố định có thể được sử dụng để định nghĩa "ảnh hưởng" đã có trong quy định của ASEAN. Tuy nhiên bất chấp phản đối của Singapore, các vấn đề về sao chép sản phẩm vẫn chưa được giải quyết và trở thành một điểm chính trong sự bất đồng giữa Indonexia và Singapore dẫn tới việc thu hồi các dự án động cơ diesel của Singapore AIPS vào năm 1978 [18].

ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT ASEAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

Thêm vào đó, những thành viên của Ban hội thẩm là những cá nhân được tuyển chọn từ những người có đủ tài năng, trình độ cũng như cơ chế hoạt động để đảm bảo tính khách quan, vô tư khi xem xét giải quyết tranh chấp; cùng với Cơ quan phúc thẩm được thành lập chuyên trách và thường trực (trước đây, ASEAN sử dụng AEM là cơ quan kiêm nhiệm thêm việc giải quyết tranh chấp) sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp được chính xác, hiệu quả và tạo được lòng tin đối với các bên tranh chấp, bởi lẽ, chính những cơ quan này là người trực tiếp xem xét, đưa ra kết luận, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, những kết luận này sẽ phải được SEOM thông qua. Thẩm quyền của Cơ quan phúc thẩm cần được mở rộng hơn trong một số trường hợp như: Xuất hiện những tình tiết mà chưa được Ban hội thẩm xem xét nhưng tình tiết đó liên quan trực tiếp tới vụ tranh chấp thì cần trao thẩm quyền xem xét đó cho Cơ quan phúc thẩm để đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp được chính xác; Ban hội thẩm đưa ra kết luận không đủ chứng cứ, bỏ sót các vấn đề chưa được giải quyết trong vụ tranh chấp thì cũng cần trao thêm quyền cho Cơ quan phúc thẩm trong trường hợp này. Hơn nữa, ASEAN là một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không chỉ có lĩnh vực kinh tế nên khi giải quyết tranh chấp trong bất kì lĩnh vực nào, để gìn giữ mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước thành viên, các nước luôn phải cân nhắc thoả đáng mọi khía cạnh và đôi khi điều đó vượt ra khỏi phạm vi tranh chấp và giải quyết tranh chấp đơn thuần giữa các bên tranh chấp.

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

Chính vì vậy khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, ngoài các yếu tố đảm bảo về mặt pháp lý cho hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thì các chủ đầu tư cũng đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, giải quyết tranh chấp phải nhanh chóng, hiệu quả mới đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ. Để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại nên có sự nghiên cứu, tham khảo pháp luật của một số quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế nói chung và tổ chức thương mại nói riêng khác bởi quá trình xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam đi sau rất nhiều. Bởi sự vận động liên tục, đa dạng của các quan hệ kinh tế - thương mại trong thực tiễn quốc tế cũng như các quan hệ kinh tế - thương mại trong nước, các tranh chấp thương mại sẽ ngày càng phát sinh đa dạng và phức tạp, để cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam hoạt động một cách có hiệu quả, hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam phải mang tính ổn định, hoàn thiện kịp thời để phù hợp với cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

Quan điểm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam

Trong tháng 10 năm 2003, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất hướng tới thành lập Cộng đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột: Cộng đồng kinh tế ASEAN, Cộng đồng an ninh ASEAN và Cộng đồng văn hoá, xã hội ASEAN, như vậy ASEAN đã chuyển dần từ hợp tác vào hội nhập và Việt Nam là một thành viên của ASEAN, điều đó có nghĩa là Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài quá trình đó. Việt Nam sẽ chủ động đề xuất các sáng kiến và ý tưởng mới nhằm thúc đẩy hợp tác và tăng cường liên kết ASEAN; tích cực cùng ASEAN giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp cũng như các thách thức đang đặt ra, nhằm duy trì sức sống cũng như giá trị của Hiệp hội trong hoàn cảnh mới; có trách nhiệm cùng ASEAN nỗ lực thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết đã đề ra, với ưu tiên hàng đầu hiện nay là xây dựng thành công một Cộng đồng ASEAN (AC) vững mạnh, thống nhất và gắn kết. Với việc thông qua Nghị định thư năm 2004 và mới đây là Nghị định thư năm 2010, ASEAN đang ngày càng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại dựa trên hệ thống mang tính chất pháp lý chặt chẽ, thay thế cho cách thức giải quyết tranh chấp truyền thống của ASEAN dựa trên con đường ngoại giao là chủ yếu.