Liên kết kinh tế vùng: Phát triển kinh tế giữa Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai

MỤC LỤC

Những yêu cầu cơ bản đối với các địa phương tham gia vào hoạt động liên kết kinh tế

Mỗi địa phương tham gia vào liên kết kinh tế xuất phát từ mục tiêu trực tiếp là đem lại lơi ích kinh tế -xã hội cho chính địa phương mình, trên cơ sở đó địa phương tự nguyện cách thỏa thuận phối hợp.Tham gia liên kết kinh tế chỉ là một trong số nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu tổng quát của mỗi tỉnh. Phát triển hoạt động liên kết kinh tế, các địa phương phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn phấn đấu.Kết hợp liên kết kinh tế trong tỉnh với liên kết, liên doanh với các địa phương trong vùng khác bằng nhiều hình thức thích hợp để phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước.Tăng cường khả năng cạnh tranh và nhanh chóng hòa nhập của các doanh nghiệp trong tỉnh vào đời sống kinh tế vùng và toàn quốc.Chống khuynh hướng không lành mạnh, quá nhấn mạnh liên kết kinh tế với nước ngoài mà không chú ý thích đáng đến phát triển liên kết kinh tế trong vùng và ngược lai.

Nội dung liên kết

Liên kết trong huy động vốn đầu tư phát triển: Các Bộ ngành và các địa phương cùng phối hợp trong xúc tiến đầu tư và huy động vốn đầu tư (nhất là vốn FDI, ODA) trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và kế hoạch huy động vốn đầu tư FDI,ODA và có sự phối hợp giữa các địa phương trong các vùng kinh tế.Phối hợp cùng huy động vốn đầu tư tư nhân và các doanh nghiệp vào đầu tư tại các địa phương trong các vung kinh tế trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương và vào những lĩnh vực khuyến khích đầu tư với cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trong Luật đầu tư và luật doanh nghiệp. Liên kết trong đầu tư phát triển: Đối với những công trình dự án có liên quan đến nhiều địa phương thuộc các lĩnh vực chủ yếu như: Xử lý nước thải, chất thải rắn, nhất là chất thải rắn nguy hại; phát triển các hải cảng biển sân bay; Triển khai xây dựng đường giao thông kết nối, đường cao tốc, xây dựng và phát triển trung tâm đào tạo chất lượng cao, hệ thống mạng lưới trường dạy nghề; Phát triển hệ thống trung tâm y tế chất lượng cao phối hợp theo nguyên tắc cùng đầu tư trên cơ sở kế hoạch cụ thể của các Bộ ngành chủ quản, thông qua thỏa thuận, hợp tác và phối hợp giưã các Bộ ngành và địa phương.

Các hình thức liên kết

Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là công tác liên kết giữa các tỉnh là nhiệm vụ vô cùng nặng nề lại đặt lên vai trung ương vốn đã quá tải, dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất giữa các kế hoạch phát triển của cỏc tỉnh. Hôị đồng này thường xuyên họp và thành lập các ủy ban chức năng giải quyết chi tiết các vấn đề khác nhau mà các tỉnh thành viên gặp phải như ủy ban cơ sở hạ tầng, ủy ban các vấn đề xã hội, ủy ban quản lý phát triển.

KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG

    Cụ thể tham gia vào quá trình phối hợp này có các cơ quan nhà nước cấp dưới, trung tâm quy hoạch Nhật Bản, trung tâm xúc tiến đưa công nghiệp vào nông thôn, trung tâm thông tin doanh nghiệp, chi nhánh của các Bộ, ngành tại địa phương, các tổ chức chính quyền địa phương như: tỉnh, thành phố, thị xã, huyện..và các cơ quan khác ở địa phương như: trung tâm phát triển khu vực, phòng thương mại và công nghiệp, giao dịch kỹ thuật. Hiện nay, vấn đề liên kết kinh tế được đặc biệt quan tâm ngay cả những vùng kinh tế không phải vùng kinh tế trọng điểm.Tại vùng châu thổ sông Mêkông có nhiều ý kiến cho rằng nên xem tam giác kinh tế trọng điểm Cà Mau- Cần Thơ- Kiên Giang là đòn bẩy cho sự phát triển vùng.Vùng này rất gần với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cho phép mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, nguồn nhân lực và tiếp cận công nghệ mới.

    ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG THAM GIA LIÊN KẾT

    Vùng trung du miền núi

    Quỹ đất có khả năng sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp nhìn chung không thuộc loại xấu và có thể được khoảng 5 triệu ha (trong đó nông nghiệp khoảng một triệu ha, lâm nghiệp 4 triệu ha), hiện đã sử dụng 2,7 triệu ha, chiếm 54% so với tiềm năng hàng ngàn ha để phát triển các khu, cụm công nghiệp và hình thành các khu đô thị mới. Trên lãnh thổ Đông Bắc có những sông lớn chảy qua là hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, Kỳ Cùng, sông Cầu..ngoài ra còn nhiều sông nhỏ ven biển Quảng Ninh..tạo điều kiện thuận lợi khai thác nguồn nước và phát triển giao thông phục vụ sản xuất và đời sống; ở nhiều khu vực nguồn nước ngầm tương đối khá.

    Những lợi thế so sánh, tiềm năng hợp tác của Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai

    Một số mỏ có rữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế như Apatit Lào Cai (có trữ lượng hàng tỷ tấn, là một trong bốn khu vực lớn nhất), đồng ở Sinh Quyền – Bát Sát; Sắt ở Quý Sa – Văn Bàn ; Fenspat – Kim Tân, Văn Bàn; Cao Lanh, đôlômit, graphit ở Nậm Thi, các mỏ kim loại hiếm như: vàng, đá quý, chì, kẽm. Động Mường Vi: Động Mường Vi hay còn gọi là động Thủy Tiên là một quần thể hang động lớn (thuộc xã Mường Vi - huyện Bát Xát – cách thị xã Lào Cai hơn 30 km) bao gồm 4 động chính: Nà Rin, động thấp, động gió và động trên.Quần thể hang động Mường Vi không chỉ đẹp mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân gian, đã và đang thu hút khách tham quan du lịch tới chiêm ngưỡng và tìm hiểu.

    PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA BA TỈNH PHÚ THỌ,YÊN BÁI, LÀO CAI

    Những thuận lợi và khó khăn trong việc liên kết kinh tế giữa ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai

    Trong vùng trung du miền núi phía Bắc, ngoài các thành phố, thị xã của các địa phương còn các địa phương khác vẫn ở trình độ phát triển lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.Tuy có những nơi công nghiệp phát triển sớm (như Quảng Ninh, Việt Trì,Thái Nguyên) nhưng nhìn chung ở phần lớn lãnh thổ của vùng công nghiệp chưa phát triển. Mặt khác do địa hình vùng Đông Bắc núi cao, chia cắt phức tạp, đất đai bị chia cắt manh mún, không liền khoảnh, gây khó khăn cho việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.Việc đi lại của dân cư và giao lưu kinh tế giữa vùng này với vùng khác, đặc biệt là giữa các địa phương trong vùng, nhất là ở vùng cao gặp nhiều khó khăn.

    Phân tích thực trạng liên kết kinh tế 1.Liên kết phát triển sản xuất

    Trong sản xuất nông, lâm nghiệp: cả ba tỉnh không ngừng đẩy mạnh sản xuất cây lương thực, thực phẩm theo hướng thâm canh cao và mở rộng diện tích ở những nơi có điều kiện thuận lợi.Tập trung phát triển toàn diện cả lúa, ngô, và cây mầu để đảm bảo an ninh lương thực.Cây công nghiệp chủ yếu ở vùng là cây chè, tuy cả ba tỉnh nhất là Phú Thọ và Yên Bái đều có diện tích trồng chè lớn và có các nhà máy sản xuất chè như công ty chè Phú Đa ở Thanh Sơn (Phú Thọ), sản lượng chè búp tươi ở Yên Bái năm 2005 đạt 60 nghìn tấn, Lào Cai đạt 6 nghìn tấn. Ở Phú Thọ,tài nguyên rừng được phát triển và bảo vệ tốt hơn, hình thành được vùng nguyên liệu giấy trên 30 nghìn ha phân bố ở 10 huyện, mỗi năm cung cấp cho nhà máy giấy Bãi Bằng từ 5- 6 nghìn tấn nguyên liệu.Còn về chăn nuôi gia súc gia cầm ở các tỉnh cũng có sự liên kết nhưng mới chỉ liên kết giữa các địa phương trong tỉnh với nhau như ở Phú Thọ đã hình thành vùng nuôi lợn xuất khẩu tập trung ở Việt Trì, Phù Ninh và Lâm Thao, ở Yên Bái dự tính cuối năm nay sẽ hình thành hợp tác xã chăn nuôi bò thịt ở Trạm Tấu và Văn Chấn.

    ĐÁNH GIÁ CHUNG

    Những tồn tại trong quá trình liên kết

    Đối với hệ thống cung cấp điện: Yên Bái đã hoàn thành việc xây dựng các công trình đường dây tải điện có sự liên kết với các địa phương trong vùng như: đường dây tải điện 220KV Việt Trì- Yên Bái, đường dây 220 KV Yên Bái- Lào Cai; Khu vực Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang được tăng cường cung cấp điện bằng đường dây220 KV Hòa Bình- Lâm Thao và trạm Lâm Thao 220 KVcông suất 125MVA. Việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng, nên địa phương nào cũng có các khu công nghiệp có chức năng tương tự nhau dẫn đến tình trạng cạnh tranh không cần thiết, thậm chí chèn ép lẫn nhau để thu hút đầu tư, trong khi các chính sách kinh tế hàng rào kể cả hạ tầng xã hội lại chưa được quan tâm đúng mức.

    Nguyên nhân chủ yếu

    Chính phủ mới chủ yếu khuyến cáo các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch của địa phương phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của toàn vùng chứ chưa có văn bản hướng dãn cụ thể và thiếu những quy định chặt chẽ về mặt pháp lý. Như vậy chỉ trến cùng một địa bàn vùng và lân cận đã bao gồm nhiều cơ quan chủ quản khác nhau, và hình thành nên cấu trúc kinh tế trung ương (bao gồm các doanh nghiệp do các bộ ngành trung ương là chủ quản) và kinh tế địa phương (bao gồm các doanh nghiệp do địa phương là chủ quản).

    Những vấn đề đặt ra

    Cần có sự thống nhất từ các cơ quan trung ương đến địa phương, các tổ chức doanh nghiệp về chủ trương phát triển vùng và hướng liên kết phát triển kinh tế cho các địa phương trong vùng, khẩn trương rà soát, chỉnh sửa bổ sung các quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của các địa phương trong vùng, xây dựng cơ chế phối hợp triển khai các nội dung hợp tác phát triển thống nhất. Để thúc đẩy phát triển vùng, một vấn đề quan trọng là địa phương phải xuất phát từ điều kiện và lợi thế của mình để chủ động xây dựng kế hoạch liên kết với các tỉnh trong vùng, khai thác tối đa ưu lợi thế của nhau trong quá trình phát triển.

    QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO 1. Tư tưởng chỉ đạo

    Quan điểm liên kết phát triển

    Quan điểm 1: Quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai trong vùng phải nhằm phát huy và kết hợp hiệu quả các tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh của mình phải đặt trong mối liên hệ với toàn vùng và cả nước.Do đang ở điểm xuất phát thấp nên phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh phải đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo ra được các khâu đột phá để đưa nền kinh tế phát triển nhanh hơn, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu so với cả nước. Tăng cường liên kết phát triển kinh tế giữa các địa phương trong vùng cho phép khai thác tiềm năng, lợi thế, khắc phục những hạn chế, vấn đề bức xúc phát sinh của từng địa phương và cả vùng; cho phép tập trung nguồn lực vùng cần thiết để xây dựng và phát triển những ngành, lĩnh vực thích hợp nhất với điều kiện cụ thể của địa phương, của vùng làm động lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước.

    Mục tiêu liên kết phát triển

    Bảo đảm khai thác, phân bổ các tiềm năng nguồn lực hợp lý giữa các địa phương: xây dựng đồng bộ và thống nhất hệ thống kết cấu hạ tầng, hạn chế sự đầu tư trùng lặp, lãng phí, bảo đảm sự phát triển và hiệu quả trong sử dụng các tiềm năng nguồn lực của mỗi địa phương và toàn vùng thông qua cung cấp thông tin, trao đổi kế hoạch và phối hợp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng vùng nguyên liệu; liên kết trong tiêu thụ và cung cấp sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi các nhà đầu tư của các địa phương đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn của nhau (ví dụ đầu tư phát triển trang trại, làng nghề, khu du lịch, nhà nghỉ, các nhà máy và cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ..). Nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi địa phương thông qua khai thác và sử dụng các thông tin nói chung và phối hợp hành động trong quản lý dân cư, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phối hợp quản lý chống buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm sóat vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng ngừa dịch bệnh, trao đổi các thông tin về thị trường, xuất nhập khẩu, các thông tin về khoa học công nghệ mới và khả năng ứng dụng, chuyển giao, quảng bá các sản phẩm văn hóa và phát triển du lịch.

    PHƯƠNG HƯỚNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIỮA BA TỈNH: PHÚ THỌ - YÊN BÁI – LÀO CAI

      Dự kiến hướng hợp tác đối với những sản phẩm như sau: khai thác vật liệu xây dựng truyền thống (cát, sỏi, đất sét..),sản xuất các loại vật liệu xây dựng thông dụng mà chủ yếu là gạch xây và gạch ốp lát, gạch trang trí, sản xuất các loại cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm, sản xuất một số chi tiết của thiết bị vệ sinh và một số vật liệu cao cấp khác. Phương hướng liên kết phát triển du lịch và dịch vụ. Hoạt động du lịch mang tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao. Do tính xã hội hóa cao của hoạt động du lịch nên việc liên kết hợp tác giữa các địa phương trong vùng không những là chủ trương khai thác nội lực mà còn là yêu cầu khách quan của hoạt động này. a)Liên kết trong đầu tư xây dựng các điểm, khu du lịch (bao gồm các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các điểm văn hóa..) nhằm góp phần giữ gìn tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hiện đại, hấp dẫn góp phần đẩy ngành du lịch toàn vùng phát triển mạnh. + Đối với đường thuỷ: Duyệt dự án khả thi đầu tư nâng cấp toàn tuyến sông Hồng (Việt Trì- Yên Bái – Lào Cai). Xây dựng các bến cảng: Hồ Thác Bà, Mậu A, Văn Phú. Ở Lào Cai đoạn đường sông Hồng từ Lào Cai – Yên Bái khả năng vận tải vẫn ở quy mô nhỏ, dự kiến giai đoạn 2006-2010 sẽ nghiên cứu xây dựng một cảng trên sông Hồng thuộc địa phận Lào Cai. c)Liên kết trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp các thiết bị và phương tiện giao thông vận tải.

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC TỈNH

      Giải pháp tổ chức điều hành và cơ chế phối hợp

      Hiện nay, chúng ta đã và đang triển khai xây dựng hệ thống quy hoạch tổng thể kinh tế -xã hội, quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm và 6 vùng kinh tế lớn trong đó có vùng trung du miền núi phía Bắc.Tuy nhiên, các quy hoạch tổng thể kinh tế -xã hội nói chung và các quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển địa phương nói riêng thường được xây dựng trong một khoảng thời gian nhất định(thông thường là khoảng 5 hay 10 năm). Khi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch cần phải lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương về những vấn đề có liên quan như: đánh giá tiềm năng của từng ngành, từng tỉnh trong phạm vi vùng; xác định lợi ích chung, lợi ích trước mắt và lâu dài; tạo điều kiện phát triển hài hòa giữa các ngành, các địa phương trong vùng, tận dụng lợi thế để nâng cao hiệu quả kinh tế, phối hợp sử dụng các nguồn lực, sử dụng cơ sở hạ tầng chung, liên doanh, liên kết trong sản xuất.

      Sơ đồ kết nối kế hoạch vùng với kế hoạch địa phương và kế hoạch quốc gia
      Sơ đồ kết nối kế hoạch vùng với kế hoạch địa phương và kế hoạch quốc gia

      Hình thành những tổ chức kinh tế mang tính liên vùng

      Trong thời gian tới, vùng cần có hướng tăng cường hoạt động của các công ty này nhằm tăng cường hợp tác, phát triển năng lực kinh doanh cho các dvị thành viên, cần nghiên cứu tìm hướng liên danh, liên kết, sáp nhập thêm đơn vị vào các tổng công ty có sẵn nhằm củng cố thêm loại hình kinh doanh này trong một số lĩnh vực có tiềm năng như dệt may, giầy dự án, Bưu chính viễn thông, du lịch, công nghiệp chế biến. Trong thời gian tới vùng trung du miền núi phía Bắc cũng như cả nước càn hình thành một số mô hình công ty mẹ - công ty con theo một trong hai phương thức sau: Thứ nhất dựa vào một số Tổng công ty 91 có quy mô tương đối lớn, có trình độ quản lý cao, được trang bị thiết bị khá, lại có sự lao động liên kết với nhìeu đối tá trong và ngòai nước: Thành lập tập đòan kinh tế từ những doanh nghiệp, công ty hiện có và sẽ có, kể cả những thành phần kinh tế khác.