Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

MỤC LỤC

Lý thuyết về Lợi thế cạnh tranh quốc gia của MICHAEL PORTER

  • Mô hình “kim cương”

    - Cơ hội và vận may rủi: những sự kiện về vận may rủi có thể xóa bỏ những ưu thế của một số nhà cạnh tranh ở những vị thế cạnh tranh tổng thể bởi những phát triển như những phát minh mới, những quyết định về chính trị của các chính phủ nước ngoài, các cuộc chiến tranh, các thay đổi quan trọng trong các thị trường tài chính thế giới hay tỉ giá hối đoái, việc ngưng trệ về chi phí đầu vào như các cú sốc về dầu lửa, làn sóng nhu cầu trong khu vực và thế giới tăng lên, và những đột phá về công nghệ trọng yếu. - Vai trò của chính phủ: chính phủ có thể tác động đến tất cả bốn yếu tố xác định qua các hành vi như trợ cấp, chính sách giáo dục, các quy định hay bãi bỏ các quy định trong thị trường vốn, thành lập các tiêu chuẩn và quy định về sản phẩm địa phương, mua các hàng hóa và dịch vụ, các luật thuế, và các quy định về chống độc quyền.

    Thương hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu

    Khái niệm

    - Lý luận của Porter chẳng những lấp đi những khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế vi mô của cạnh tranh mà còn chỉ ra cho chính phủ những biện pháp cần thực thi để ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh cho các công ty. Theo ông, nhà nước không nên can thiệp sâu vào các hoạt động cạnh tranh cụ thể, không nên chiếu cố đặc biệt với riêng ngành nào; nhà nước nên khuyến khích sáng tạo, cải tạo môi trường cho doanh nghiệp hoạt động để có thể nâng cao năng suất.

    Vai trò thương hiệu và giá trị tài sản thương hiệu

      Khi ra một quyết định mua hàng, ngoài các yếu tố giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng, cảm giác phù hợp của sản phẩm do thương hiệu mang lại luôn là yếu tố không thể thiếu được đối với nhiều khách hàng. Tài sản thương hiệu được quyết định bằng các yếu tố: sự nhận biết về thương hiệu, sự trung thành với thương hiệu, chất lượng được cảm nhận, các liên kết và hình ảnh thương hiệu, sự thỏa mãn khi sử dụng, các tài sản có thuộc sở hữu độc quyền khác như bằng sáng chế, thương hiệu độc quyền và các mối quan hệ trong kênh phân phối.

      Đăng ký bảo hộ thương hiệu

      Vấn đề đặt ra là các quốc gia cần xác định vị trí của mình trên trường quốc tế, những cơ hội và cả những nguy cơ mà hội nhập có thể sẽ mang lại để có lộ trình hội nhập phù hợp, cũng như có những chính sách điều chỉnh, phát triển quốc gia hợp lý. Với ý nghĩa trên, chương 1 của Luận văn tập trung trình bày những lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế, về cạnh tranh quốc tế và về thương hiệu, làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam cũng như việc đưa ra những giải pháp phát triển cho ngành.

      HỘI NHẬP QUỐC TẾ

      Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam

      • Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam

        Điều đáng ghi nhận là ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng máy tính thương hiệu Việt Nam xuất phát từ những đơn vị lắp ráp máy tính nhỏ lẻ như Công ty Đầu tư & Phát triển Công nghệ Tin học Nguyễn Hoàng với thương hiệu Vi-bird, Công ty Cổ phần Máy tính và Truyền thông CÔNG NGHỆ XANH với thương hiệu Greentek, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Vũ với thương hiệu “LV”,…. Trong một thời gian dài các doanh nghiệp đã có sự vận động để thành lập Hiệp hội máy tính Việt Nam với mục tiêu và hành động: xây dựng ngành máy tính thương hiệu Việt Nam chất lượng cao, xây dựng và quảng bá hình ảnh, uy tín sản phẩm máy tính thương hiệu Việt Nam; là đầu mối quan hệ với các dự án của chính phủ, các bộ, ban ngành và các tỉnh; là đầu mối hỗ trợ các hội viên trong quan hệ với các đối tác quốc tế, xây dựng trung tâm đảm bảo chất lượng; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các quy trình chất lượng ISO; đào tạo kỹ thuật cho các kỹ sư của các doanh nghiệp hội viên; phát triển hội viên.

        Bảng 2. Số lượng và giá trị các loại máy tính tiêu thụ năm 2004
        Bảng 2. Số lượng và giá trị các loại máy tính tiêu thụ năm 2004

        Những ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam

          Trong khi đó theo kết quả khảo sát, dịch vụ cài đặt phần mềm kèm theo máy được xếp ở vị trí số 1 về tính cần thiết đối với nhóm khách hàng không am hiểu nhiều về máy tính, thường được tư vấn trong các quyết dịnh mua sắm máy tính. Với những chính sách thông thoáng hơn trong quá trình hội nhập, thuế nhập khẩu theo xu hướng giảm, máy tính thương hiệu nước ngoài sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn, là động lực để họ gia nhập vào thị trường máy tính Việt Nam mạnh hơn.

          Bảng 6. Thuế suất thuế nhập khẩu và VAT đối mới mặt hàng máy tính và linh kiện
          Bảng 6. Thuế suất thuế nhập khẩu và VAT đối mới mặt hàng máy tính và linh kiện

          Phân tích SWOT kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam

            Theo chỉ thị 58-CT/TW: “Công nghiệp công nghệ thông tin (CNpCNTT) trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.” và “Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động theo phương châm bảo đảm tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài. Tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức Đảng chỉ đạo khẩn trương xây dựng các hệ thống thông tin cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Sớm hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp và sử dụng có hiệu quả mạng thông tin diện rộng của Đảng và Chính phủ.”. Từ đó tạo nhu cầu tăng về trang bị máy tính vì máy tính là phương tiện, là cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin. 3) Xu hướng thuế nhập khẩu và VAT sẽ giảm và tiến đến 0% trong quá trình hội nhập, chấm dứt cơ sở tồn tại của tình hình nhập lậu hiện nay, giúp giá cả máy tính thương hiệu Việt Nam cạnh tranh hơn. 4) Nhận thức tiêu dùng của người dân dần thay đổi, ý thức được vai trò quan trọng của máy tính trong công việc, học tập, cập nhật thông tin toàn cầu và còn là phương tiện giải trí; tình trạng sính hàng ngoại đã có sự chuyển đổi, hướng về hàng Việt Nam chất lượng cao. (Nguồn: Kết quả khảo sát) 5) Sự hỗ trợ của các nhà sản xuất quốc tế đối với sự phát triển thương hiệu địa phương, điển hình nhất là các chương trình hỗ trợ của Intel về hợp tác xây dựng thương hiệu, hỗ trợ một phần chi phí quảng cáo, hợp tác cung cấp máy tính giá rẻ, hỗ trợ về kỹ thuật,…. để đôi bên cùng có lợi. 6) Xu hướng sản xuất máy tính gần thị trường tiêu thụ. Hiện nay ngành sản xuất lắp ráp máy tính đã chuyển sang giai đoạn không được xem là ngành sản xuất công nghệ cao, mà có xu hướng chuyển sang các nước đang phát triển, chuyển sang sản xuất nơi gần thị trường tiêu thụ. Các nước phát triển tập trung vào các sản phẩm mang tính tích hợp công nghệ cao hơn. Những nguy cơ:. 1) Nhiều vốn, trình độ quản lý chuyên nghiệp, thương hiệu mạnh, nổi tiếng và chất lượng ổn định của các doanh nghiệp máy tính thương hiệu nước ngoài. Các thương hiệu máy tính nước ngoài hiện có tại thị trường Việt Nam là các thương hiệu hàng đầu nổi tiếng trên cả thị trường quốc tế và có kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong ngành với chiến lược phát triển toàn cầu. Những thương hiệu này đã xây dựng được niềm tin vững chắc về chất lượng ổn định đối với người sử dụng. Bên cạnh đó giá cả của những thương hiệu này ngày càng cạnh tranh để thích ứng với đặc điểm của thị trường Việt Nam. Trong điều kiện thị trường máy tính có quá nhiều sự chọn lựa như hiện nay, quyết định mua máy tính thương hiệu nước ngoài là một giải pháp an toàn đối với nhiều người có thu nhập khá. Vì họ chưa thể nhận biết thương hiệu máy tính Việt Nam nào có chất lượng tốt trong hàng trăm loại máy tính có nhãn hiệu Việt Nam. 2) Sự tham gia của các thương hiệu nước ngoài mới vào thị trường Việt Nam. Như đã đề cập ở phần trên, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng về mặt hàng máy tính, đặc biệt là máy tính xách tay và hệ thống máy chủ, một phân khúc có mức tăng trưởng cao và có tỷ lệ lợi nhuận cao. 3) Yếu tố giá có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Giá cả là yếu tố mà khách hàng có thể thấy ngay, so sánh ngay để ra quyết định mua hàng so với chất lượng sản phẩm hay dịch vụ sau bán hàng phải qua quá trình sử dụng mới có thể đánh giá được. Người tiêu dùng đánh giá quá cao yếu tố giá cả là một khó khăn của các doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu Việt Nam với sự đầu tư cao hơn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi so với các sản phẩm máy tính no-name. 4) Giá cả cạnh tranh, sự linh hoạt của máy tính no-name đối với yêu cầu của khách hàng. Với quy mô sản xuất lắp ráp nhỏ lẻ, thủ công, các doanh nghiệp làm máy tính no-name dễ dàng đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng khách hàng về cấu hình. dù số lượng đặt hàng chỉ là một hoặc vài bộ. Ngoài ra, các doanh nghiệp này không đầu tư vào dây chuyền lắp ráp, vào hệ thống kiểm soát chất lượng và hệ thống bảo hành nên có mức giá cạnh tranh. 5) Tình hình nhập lậu vẫn tiếp diễn. Các doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu Việt Nam làm ăn chính thống, nộp thuế đầy đủ khó có thể có được mức giá cạnh tranh cho sản phẩm của mình so với các doanh nghiệp tổ chức nhập lậu, trốn thuế. Những điểm mạnh:. 1) Bước đầu đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường với giá cả cạnh tranh, chất lượng cải tiến.

            Bảng 8. Ý kiến của người sử dụng về chi phí mua sắm máy tính
            Bảng 8. Ý kiến của người sử dụng về chi phí mua sắm máy tính

            Kinh nghiệm phát triển của máy tính DELL

            Qua thời gian phát triển gần 7 năm, máy tính thương hiệu Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định như quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành, đã đạt được 15%-20% thị phần với những thương hiệu tên tuổi như FPT Elead, CMS, Robo, Mekong Xanh, T&H, … Đấy là kết quả của một quá trình kinh doanh nghiêm túc, tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, vào hệ thống bảo hành toàn quốc, vào xây dựng và phát triển thương hiệu của những doanh nghiệp Việt Nam có tâm huyết vì thương hiệu Việt Nam và vì hiệu qủa kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp. Với mục tiêu mà đề tài đặt ra, chương 2 đi vào phân tích, đánh giá thị trường máy tính Việt Nam nói chung, tình hình kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam, phân tích SWOT của ngành trong bối cảnh hội nhập, làm cơ sở đề ra những định hướng, giải pháp phát triển ngành ở chương 3.

            MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH DOANH MÁY TÍNH THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM

            • Định hướng phát triển ngành máy tính thương hiệu Việt Nam
              • Một số giải pháp phát triển ngành máy tính thương hiệu Việt Nam
                • Các kiến nghị đối với Nhà nước

                  Bên cạnh đó, người sử dụng có thu nhập trung bình khá trở lên (5 triệu đồng/ tháng) sẽ mong muốn trang bị máy tính xách tay nhiều hơn bởi tính di chuyển dễ dàng của nó và chi phí bỏ ra không phải là quá cao đối với nhóm khách hàng này. Định hướng phát triển ngành máy tính thương hiệu Việt Nam:. Máy tính thương hiệu Việt Nam đã được xác định là một sản phẩm công nghiệp trọng điểm tiêu biểu cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin, có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và thúc đẩy cho sự phát triển các ngành công nghiệp khác trong phạm vi cả nước theo Quyết định số 19/2001/Qđ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Thông tư 04/2001/TT- BCN của Bộ công nghiệp. Vỡ vậy, định hướng phỏt triển ngành cần được xỏc định rừ ràng để cỏc doanh nghiệp trong ngành có chiến lược phát triển tương ứng. Định hướng sản xuất - lắp ráp của ngành:. Xác định ngành máy tính thương hiệu Việt Nam là một ngành dịch vụ. Hiện nay các cơ quan chủ quản, các doanh nghiệp kinh doanh máy tính cũng như dư luận vẫn thường băn khoăn là Việt Nam nên đầu tư vào sản xuất các linh kiện cấu thành máy tính hay chỉ dừng lại ở việc lắp ráp như hiện nay. Việc này sẽ do chính các doanh nghiệp kinh doanh quyết định căn cứ trên hiệu quả kinh doanh mà họ dự kiến đạt được. Chúng tôi xác định bản chất của ngành máy tính Việt Nam đang và nên sẽ là một ngành dịch vụ. Sản phẩm của ngành dịch vụ thường được chúng ta hiểu là những sản phẩm vô hình. Ví dụ, sản phẩm của du lịch văn hóa, lễ hội là sự hiểu biết thêm của khách hàng về các công trình văn hóa lịch sử, các lễ hội của một vùng miền. Sản phẩm của ngành máy tính Việt Nam là một sản phẩm hữu hình nhưng bản chất của ngành là dịch vụ. Phần mà các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp cho khách hàng trong một một máy cụ thể là những dịch vụ cộng thêm để tạo ra bộ máy và những dịch vụ kèm theo. Tính chất dịch vụ của ngành thể hiện qua những dịch vụ mà các nhà kinh doanh trong ngành cung cấp. 1) Nghiên cứu công nghệ, thiết kế và tạo ra những sản phẩm phù hợp yêu cầu người sử dụng về cấu hình, tính tương thích, độ ổn định. 2) Tìm kiếm những nguồn cung ứng linh kiện có chất lượng và thương thuyết với đối tác để có được giá cả tốt, điều mà từng khách hàng riêng lẻ không thể thực hiện được. 3) Tạo thành bộ máy hoàn chỉnh từ những linh kiện, phụ kiện. 4) Cập nhật công nghệ mới và đưa ra những sản phẩm có tính năng vượt trội. 5) Tư vấn cho khách hàng về cấu hình, cách sử dụng, bảo quản máy, một số thủ thuật, cài đặt các phần mềm, …. 6) Cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo trì, chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Xuất phát từ vai trò của máy tính quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, đặc biệt là máy tính do người Việt Nam tạo nên, mang thương hiệu Việt Nam, máy tính thương hiệu Việt Nam đã được xác định là một sản phẩm công nghiệp trọng điểm tiêu biểu cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin, có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và thúc đẩy cho sự phát triển các ngành công nghiệp khác trong phạm vi cả nước theo Quyết định số 19/2001/Qđ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Thông tư 04/2001/TT- BCN của Bộ công nghiệp.

                  Bảng 14. Dự báo tỷ trọng tiêu dùng máy tính theo đối tượng khách hàng
                  Bảng 14. Dự báo tỷ trọng tiêu dùng máy tính theo đối tượng khách hàng