Nghiên cứu nuôi cấy mô gấc để tạo nguồn giống sạch bệnh và phục vụ y học

MỤC LỤC

NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI .1 Nguồn gốc và phân loại

Đặc điểm hình thái

Hoa đực mọc ở kẽ lá, lá bắc hình thận to và rộng; đài có ống ngắn, các thuỳ hình tam giác nhọn, màu lam sẫm; tràng có 5 cánh, màu trắng hoặc ngã vàng, hình trứng thuôn, có lông ở mặt trong, 5 nhị. Theo kinh nghiệm của nhân dân ở một số vùng thuộc tỉnh Hải Hưng, gấc có loại tẻ và loại nếp: gấc tẻ có tên khác là gấc giun (Hưng Yên), ruột màu đỏ, ăn không ngấy (béo) (màu này nhạt đi khi nấu chín), quả to, rất sai, gai quả dày, nhiều hạt; gấc nếp (gấc gạch), ruột màu vàng, ăn rất ngấy (béo), quả nhỏ, cây ít quả, gai quả thưa, ít hạt.

Đặc điểm sinh thái

Giống quả vàng hiện thấy trồng ở một số vùng miền núi thuộc tỉnh Lai Châu và Sơn La. Giống quả đỏ có hai loại: quả to và quả nhỏ, đều được trồng nhiều ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CỔ TRUYỀN

Nếu gấc được trồng trên đất tốt, ít sâu bệnh và được chăm sóc chu đáo có thể sống và cho quả từ 10-15 năm.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG, CÔNG DỤNG VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ .1 Thành phần dinh dưỡng

Công dụng

Uống dầu gấc, người bệnh chóng lên cân, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống oxy hoá, làm chậm quá trình lão hoá kéo dài tuổi thanh xuân của con người, dùng cho trẻ em chậm lớn, phòng trị các chứng bệnh khô mắt, quáng gà. Dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh, trĩ, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng, chữa chai chân, chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu.

Nghiên cứu và ứng dụng

Rễ gấc: vị đắng, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu, chữa tê thấp, sưng chân.

NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT .1 Giới thiệu

Quá trình vi nhân giống

Nồng độ của khoáng đa lượng và vi lượng trong môi trường ra rễ thường giảm xuống còn một nữa so với bình thường (tuỳ loài thực vật), nguyên nhân là do nhu cầu về đạm của chồi trong giai đoạn tạo rễ giảm xuống (Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2002). Các chồi bên này được tiếp tục chuyển sang môi trường mới có bổ sung cytokinin thì các chồi bên mới lại tiếp tục được tạo ra…Sau đó, các chồi này được chuyển sang môi trường ra rễ và được đưa ra ngoài vườn ươm khi đã có rễ hoàn chỉnh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy

Mặc dù tất cả các loại mô và tế bào thực vật nuôi cấy in vitro có khả năng tự tổng hợp được hầu hết các loại vitamin, nhưng thường không đủ về lượng, do đó cần phải bổ sung từ bên ngoài vào, đặc biệt là các vitamin thuộc nhóm B (Lê Trần Bình và ctv., 1997). Trong nuôi cấy mô, auxin có các vai trò chính gồm: tạo rễ bất định (ở nồng độ cao), tạo chồi bất định (ở nồng độ thấp), kích thích phôi sinh dưỡng, phân chia tế bào, thành lập mô sẹo và phát triển, ức chế sự phát triển chồi nách, ức chế sự phát triển rễ (Nguyễn Bảo Toàn, 2005). NAA và IBA thường dùng để cho sự ra rễ và phối hợp với cytokinin, các auxin tổng hợp này cũng được sử dụng để tạo rễ cành giâm các loại cây ăn trái và hoa kiểng phục vụ cho công tác nhân giống (Lê Văn Hoà và ctv., 2001) (trích dẫn bởi Nguyễn Minh Hùng, 2006).

Trong nuôi cấy mô cytokinin có các tác dụng chính gồm: tạo chồi phụ (ở nồng độ cao), ức chế tạo rễ, phân chia tế bào, thành lập và tăng trưởng mô sẹo, kích thích mọc chồi nách, ức chế sự vươn dài chồi, ức chế sự lão hoá lá (Nguyễn Bảo Toàn, 2005). Cytokinin có khả năng kích thích chồi bên và đặc biệt là vượt qua ảnh hưởng ưu thế chồi ngọn, nhưng khi chồi bên được tạo ra thì cần phải loại bỏ cytokinin ra khỏi môi trường đồng thời bổ sung auxin để chồi có thể tạo rễ (Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2002).

Hình 1.1 Đường cong diễn tả mức độ đáp ứng điển hình đối với nồng độ   chất
Hình 1.1 Đường cong diễn tả mức độ đáp ứng điển hình đối với nồng độ chất

PHƯƠNG TIỆN

PHƯƠNG PHÁP .1 Môi trường nuôi cấy

Cách tiến hành

    Mục đích: Nhằm tìm ra môi trường có nồng độ các chất điều hoà sinh trưởng thích hợp cho sự ra rễ gấc in vitro. Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố (nồng độ chất điều hoá sinh trưởng và than hoạt tính) gồm 12 nghiệm thức với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 1 keo, mỗi keo chứa 5 mẫu chồi. Để đảm bảo cho các cây con sinh trưởng và phát triển tốt thì các chất làm nền: xơ dừa, tro trấu được ngâm trong nước tối thiểu 3 ngày để không còn chất chát hay mặn.

    Mục đích: nhằm tìm ra loại nền môi trường có giá thể thích hợp cho cây gấc in vitro khi chuyển ra vườn ươm có tỷ lệ sống cũng như có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố, nhân tố thứ nhất là 3 loại nền giá thể (tro trấu, xơ dừa, tro trấu + xơ dừa), nhân tố thứ hai là có phủ và không phủ nylon lên các rổ đựng các mẫu cây, với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 4 cây, mỗi cây trồng trong 1 chậu.

    Thí nghiệm 1: Hiệu quả của Benzyl Adenine (BA) và Indole-3-butyric acid (IBA) đến sự tạo chồi gấc in vitro

      Qua kết quả phân tích chiều cao cho thấy, vào cả 2 thời điểm 3 và 6 TSKC ở các nghiệm thức có sự kết hợp giữa BA và IBA chiều cao cụm chồi gia tăng cao hơn so với cỏc nghiệm thức chỉ sử dụng BA, và sự khỏc biệt này biểu hiện càng rừ vào thời điểm 6 TSKC. Trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm quan sát ở tất cả các nghiệm thức đều có sự hình thành mô sẹo ở phần gốc của mẫu chồi cấy, trong đó 2 nghiệm thức 0,8 ppm BA, 1 ppm BA và 0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA có phần mô sẹo hình thành to, màu nâu vàng vào thời điểm 6 TSKC. Nhưng chồi hữu hiệu ở nghiệm thức này có chiều cao chồi ngắn hơn so với chiều cao chồi hữu hiệu ở hai nghiệm thức 0,1 ppm BA+0,01 ppm IBA và 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA, kèm theo kích thước lá nhỏ hơn, có màu xanh nhạt và hình thái cây phát triển không tốt.

      Tóm lại, để có thể tạo ra một số lượng lớn chồi hữu hiệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, việc sử dụng kết hợp giữa cytokinin và auxin ở tỷ lệ 10/1 tỏ ra có ưu điểm hơn so với việc chỉ sử dụng cytokinin trong việc tạo chồi cây gấc trong điều kiện in vitro. Điều này có thể do mẫu chồi cấy chuyền nhiều lần trên môi trường cơ bản MS có bổ sung BA, nên nồng độ cytokinin tích tụ dần trong mẫu chồi cấy, từ đó làm cho chồi trở nên sinh trưởng và phát triển kém với lá xanh vàng, tạo callus to, tạo ít chồi hữu hiệu.

      Bảng  3.1  Hiệu  quả  của  BA  và  IBA  lên  sự  gia  tăng  chiều  cao  cụm  chồi  của mẫu chồi gấc in vitro theo thời gian (tuần sau khi cấy)
      Bảng 3.1 Hiệu quả của BA và IBA lên sự gia tăng chiều cao cụm chồi của mẫu chồi gấc in vitro theo thời gian (tuần sau khi cấy)

      Thí nghiệm 2: Hiệu quả của Naphthaleneacetic acid (NAA) và than hoạt tính trên sự tạo rễ chồi gấc in vitro

        Mô sẹo sau khi hình thành nếu tiếp tục duy trì trong môi trường có auxin thì mô sẹo tăng sinh nhanh và tuỳ thuộc vào thành phần cũng như nồng độ auxin sử dụng (Bonner và Galston, 1959; De Garcia và Martinez, 1995; Grant và Fuller, 1968), nồng độ auxin cao kích thích tạo mô sẹo dạng bở, nồng độ thấp mô sẹo dạng nốt và chắc (Ceriani và ctv, 1992) (trích dẫn bởi Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2002). Như vậy, có thể NAA ảnh hưởng không có ý nghĩa lên sự gia tăng chiều cao của mẫu chồi gấc in vitro trong môi trường tạo rễ, vì nghiệm thức đối chứng có chiều gia tăng cao nhất (3,75 cm), trong khi các nghiệm thức có sử dụng NAA lại có chiều cao gia tăng thấp hơn. Kết quả trình bày ở Bảng 3.8 cho thấy, ở các nghiệm thức có sử dụng NAA thì nghiệm thức 0,2 ppm có sự hình thành số rễ nhiều nhất (2,58 rễ) và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng (không sử dụng NAA) và các nghiệm thức còn lại.

        Trong suốt quá trình thí nghiệm ghi nhận, ở tất cả các nghiệm thức không sử dụng than hoạt tính thì rễ chính hình thành có hình thái ngắn, to, không hoặc có rất ít sự tạo rễ phụ, đồng thời ở các nghiệm thức có sử dụng than hoạt tính nhưng nồng độ NAA cao 0,6 ppm và 0,8 ppm các rễ cũng hình thành ngắn, to và rất ít tạo rễ phụ. Từ kết quả thí nghiệm trên cũng cho thấy, ở nghiệm thức 0,2 ppm NAA kết hợp với than hoạt tính có số rễ và chiều dài phác thể cao nhất, số lá, chiều cao, trọng lượng tươi không khác biệt so với các nghiệm thức có chiều cao chồi, số lá, trọng lượng cao nhất. Tuy nhiên cũng từ kết quả trình bày ở Bảng 3.10 cho thấy, khi khảo sát sự tương tác giữa giá thể trồng và điều kiện có sử dụng và không có sử dụng nylon giữ ẩm cho cây thì tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.

        Ngoài ra, tuy các giá thể trước khi bố trí thí nghiệm đã được khủ trùng và có sử dụng thuốc duyệt nấm bệnh, nhưng phát hiện 2 cây ở giá thể tro trấu kết hợp với nylon giữ ẩm có xuất hiện côn trùng gây hại vào thời điểm 25 ngày sau khi giâm, mật số không đáng kể.

        Bảng  3.5  Hiệu  quả  của  NAA  và  than  hoạt  tính  trong  sự  gia  tăng  trọng
        Bảng 3.5 Hiệu quả của NAA và than hoạt tính trong sự gia tăng trọng

        ĐỀ NGHỊ

        Chuyển mẫu vào ống nghiệm chứa môi trường cơ bản MS có bổ sung 0,5 ppm BA. Chuyển mẫu vào ống nghiệm chứa môi trường cơ bản MS có bổ sung 0,5 ppm BA. Chuyển mẫu vào ống nghiệm chứa môi trường cơ bản MS có bổ sung 0,5 ppm BA.

        Chuyển mẫu vào ống nghiệm chứa môi trường cơ bản MS có bổ sung 0,5 ppm BA.