MỤC LỤC
Mặt khác việc giải quyết khiếu nại hành chính còn bảo đảm cho công dân được tham gia vào giám sát hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời cũng giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa chữa những bất hợp lý, sai sót trong quá trình quản lý; từ đó ý thức trách nhiệm của chủ thể quản lý cũng được nâng cao khi có sự giám sát của nhân dân. Vì vậy, việc ra quyết định giải quyết khiếu nại là một hoạt động đặc biệt quan trọng vì chính thông qua hoạt động này mà các yêu cầu của người khiếu nại được thỏa mãn toàn bộ hay từng phần hoặc bị bác bỏ, ngoài ra, thông qua việc giải quyết khiếu nại cơ quan nhà nước đảm bảo quyền khiếu nại cho công dân, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý để kịp thời bổ sung, sửa đổi, tạo niềm tin trong nhân dân.
Vai trò của thanh tra không chỉ là hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của Nhà nước, kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm và đề ra các biện pháp giúp các đối tượng thanh tra khắc phục, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, phát huy ưu điểm… mà còn là phương tiện để chủ thể quản lý phát hiện những biểu hiện trì trệ, không phù hợp với thực tế khách quan của cơ chế và phương pháp quản lý đã và đang cản trở các hoạt động quản lý, từ đó đề xuất các biện pháp cải cách, hoàn thiện các hoạt động quản lý nhà nước. Trong quá trình điều hành, cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành ra các văn bản pháp luật để đặt ra các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lý có liên quan phải thực hiện, khi chủ thể thực hiện quản lý vì lợi ích chung của Nhà nước và công dân thì khó có thể tránh khỏi ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức nhất định vì vậy có thể xảy ra những mâu thuẫn tất yếu trong quá trình quản lý, công cụ quản lý của nhà nước bằng pháp luật có thể cũng chưa phù hợp với thực tiễn, bản thân chủ thể quản lý có thể có những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tóm lại, về phương diện lý luận vai trò của cơ quan thanh tra có thể được khẳng định ở các góc độ sau: Là một yếu tố không thể thiếu trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính; là cơ quan tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước nhiệm vụ giải quyết khiếu nại hành chính; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại hành chính và quản lý nhà nước đối với công tác giải quyết khiếu nại hành chính cũng như thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của các đối tượng thanh tra thuộc quyền.
Tại khoản 2, Điều 58 của Nghị định có quy định: “Thanh tra Nhà nước các cấp, các ngành có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới của Thủ trưởng cùng cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; trong trường hợp cần thiết, đề nghị Thủ trưởng cùng cấp triệu tập Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới họp để đề xuất biện pháp tổ chức chỉ đạo, xử lý đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp”.[10]. Đánh giá về hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại thì việc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về khiếu nại được quan tâm, triển khai thực hiện một cách bài bản nhất, có hiệu quả nhất, cụ thể: năm 2010, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các cấp, các ngành đã tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nhiều Bộ ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ngoài ra, trình tự, thủ tục chưa được quy định dẫn đến việc mỗi cơ quan thanh tra áp dụng khác nhau, các Đoàn thanh tra, kiểm tra còn lúng túng, chưa thực hiện tốt các khâu như xây dựng kế hoạch, xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, địa bàn, đối tượng, thời gian, phương pháp tiến hành thanh tra nên kết quả của các cuộc thanh tra, kiểm tra này không cao. Với việc kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về khiếu nại và việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại ở địa phương, các bộ, ngành, các cơ quan thanh tra kịp thời phát hiện những cơ quan, đơn vị không chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, không tổ chức tốt việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, từ đó có các kiến nghị tích cực với thủ trưởng cơ quan nhà nước kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, sửa chữa các sai phạm, lệch lạc trong công tác này.
Đồng thời cũng góp phần tham mưu cho các cấp, chính quyền trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự và an toàn xã hội, tạo điều kiện kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên, để các cơ quan Thanh tra nhà nước phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính, ngành thanh tra phải đổi mới mạnh mẽ trờn cỏc phương diện: xõy dựng thể chế để khẳng định rừ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đổi mới hoạt động trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp với các cơ quan nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Việc bảo đảm vai trò của các cơ quan Thanh tra nhà nước thực chất là việc tăng cường trách nhiệm của các cơ quan này với các cơ quan quản lý trong công tác giải quyết khiếu nại của công dân, bảo đảm trật tự kỷ cương trong công tác giải quyết khiếu nại và do đó là đòi hỏi khách quan trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của việc cải cách hành chính Nhà nước là việc xây dựng các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quy, hiện đại, có cơ cấu tổ chức hợp lý, có sự phõn định nhiệm vụ, quyền hạn, trỏch nhiệm cụ thể rừ ràng, cú đội ngũ cỏn bộ có năng lực, phẩm chất, có tinh thần phục vụ nhân dân, tôn trọng và có ý thức trách nhiệm cao trước nhân dân.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, ngoài việc sửa đổi bổ sung các văn bản phỏp luật xỏc định rừ hơn, đầy đủ hơn vị trớ, vai trũ, trỏch nhiệm của cỏc cơ quan thanh tra trong công tác giải quyết khiếu nại, đổi mới tổ chức hoạt động thanh tra, thì việc nâng cao năng lực cho các cơ quan thanh tra để đủ khả năng hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao là yêu cầu quan trọng. Trong công tác giải quyết khiếu nại, cơ quan thanh tra tập trung vào việc giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp trong việc xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, trong đó đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Trước tiờn cần quy định rừ những nội dung phải thanh tra, kiểm tra trỏch nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, bao gồm: việc triển khai thực hiện pháp luật về khiếu nại; nội dung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc tổ chức công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại; nội dung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, thuộc thẩm quyền; nội dung thanh tra,. Cần đổi mới theo hướng các cơ quan hành chính nhà nước chỉ giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại…Nếu còn khiếu nại tiếp thì do các cơ quan thanh tra của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp giải quyết, cơ quan hành chính cấp trên không giải quyết khiếu nại mà các cơ quan hành chính cấp dưới đã giải quyết mà khiếu nại tiếp thì do toà án hành chính xét xử.