MỤC LỤC
Bất kì yếu tố nào tăng hay giảm đều ảnh hưởng tới hoạt động của khách hàng doanh nghiệp hay cá nhân.RRTD thường xảy ra khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng khi đó lạm phát tăng cao kéo theo thất nghiệp và sự thắt chặt trong chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương sẽ càng làm cho các chủ thể kinh tế hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận suy giảm dẫn đến việc thanh toán nợ gặp khó khăn hay dễ dẫn đến RRTD. Năm là, phải phân tán rủi ro tín dụng: các ngân hàng tuân thủ theo luật giới hạn cho vay ≤ 15% vốn tự có, dựa trên giá trị tài sản bảo đảm thì giới hạn cho vay bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm, thực hiện đồng bộ với chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động kinh doanh và yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản bảo đảm.
Danh mục tín dụng của các ngân hàng mỹ rất đa dạng và các ngân hàng ở đây cũng phải đối mặt với nhiều RRTD lớn bởi qui mô của các ngân hàng này rất lớn. Cuộc khủng hoảng thế chấp tại mỹ do các ngân hàng giảm nhẹ các tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản vốn vay và việc các ngân hàng nước này có xu hướng chứng khoán hóa các khoản cho vay đó.
Nói chung khủng hoảng đã gây ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác. Nhưng qua đây, cũng đã thấy được tầm quan trọng của việc hạn chế RRTD trong ngân hàng là điều hết sức quan trọng.
Nhìn vào bảng 2.6 và biểu đồ 2.8 thấy rằng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ, tiếp theo là dư nợ trung hạn rồi đến dài hạn. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ theo thời gian qua các năm lại có sự biến động nhẹ. Nguyên nhân là do năm 2007 một số khách hàng lớn của chi nhánh đang trong thời kì cơ cấu lại tổ chức, hình thức sở hữu, đã ảnh hưởng một phần đến sự thay đổi này.
Nhà Nước giảm, trong khi đó thì dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại tăng lên. Riêng năm 2007 chi nhánh còn mở rộng đối tượng cho vay là hợp tác xã và các thành phần khác. Nguyên nhân là do năm 2007 chi nhánh thực hiện giải pháp về tín dụng chuyển dần hướng đầu tư sang đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, dự án vừa và nhỏ, hộ gia đình sản xuất hàng hóa, ngành nghề kinh doanh có hiệu quả.
Nguyên nhân là do nợ quá hạn giảm qua các năm nhưng chủ yếu là do chính sách của ngân hàng mở rộng cho vay đối với các khu vực khác, và do việc thế chấp tài sản của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa chưa thực hiện được theo qui định do giấy tờ sở hữu tài sản của các doanh nghiệp trên không đầy đủ nên dư nợ cho vay đối với khu vục quốc doanh cũng giảm. Nguyên nhân là do việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là các doanh nghiệp cần hạn mức lớn lại kinh doanh trong các lĩnh vực như xây dựng, bất động sản, khai thác khoáng sản…mặt khác, năm 2008 là năm chịu nhiều biến động 9 tháng đầu năm thì lạm phát cao, đến tháng 10/2208 thì suy thoái, hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kinh doanh chẳng hạn công ty vận tải và xây dựng, công ty cổ phần than sông Hồng khiến cho nợ quá hạn tại chi nhánh tăng lên nên tỷ lệ NQH ngoài quốc doanh tăng. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay bằng VND giảm mạnh mà nợ quá hạn bằng VND lại tăng vì cuối năm thị trường hàng hóa các mặt hàng truyền thống như sắt, thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi giảm giá làm các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và không có nhu cầu vay vốn, đồng thời nợ quá hạn tăng cao.
Năm 2006,2007 để giảm nợ xấu chi nhánh thực hiện các giải pháp đồng bộ: nâng cao chất lượng thẩm định, đầu tư những dự án có hiệu quả; tăng cường kiểm tra trước và sau cho vay; thành lập tổ thu nợ do một thành viên ban giám đốc làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo; giao khoán chỉ tiêu thu nợ đến từng cán bộ.
Trên cơ sở quyết định 493/2005/ QĐ-NHNN và quyết đinh 636/QĐ-HĐQT chi nhánh Thăng Long đã kiên quyết không dấu nợ xấu, mạnh dạn phân loại vào nhóm nợ xấu các khoản nợ tuy chưa quá hạn nhưng có nghi ngờ về khả năng trả nợ của khách hàng. - Đội ngũ cán bộ của chi nhánh ngân hàng đã chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, các dự án/ phương án có sản xuất kinh doanh khả thi và ngân hàng cũng luôn quan tâm duy trì, củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống. - Thực hiện triệt để các biện pháp nhằm thu hồi lãi róc, nợ xấu, tận thu nợ đã xử lí rủi ro như: thành lập tổ thu nợ do 1 thành viên trong ban giám đốc làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo với chế độ làm việc tập trung; khoán thu nợ xấu đến từng cán bộ tín dụng; kết quả thu nợ của từng cán bộ tín dụng là một trong những tiêu chuẩn trong xếp loại lao động, thi đua đối với cá nhân, đơn vị.
Đối với khách hàng bị lỗ kế hoạch: thực hiện SXKD theo chỉ dạo của chính phủ, có cơ chế tài chính xử lí số lỗ bằng nguồn ngân sách theo quy định cảu chính phủ, bộ tài chính hoặc bị lỗ khi mới thành lập(theo dự án được phê duyệt) thì được tạm phân loại B.
- Tăng cường kiểm tra trước và sau cho vay để kiểm soát việc sử dụng vốn vay, tình hình kinh doanh, tài chính và khả năng tài trợ của khách hàng để có biện pháp quản lí vốn kịp thời. Đã thực hiện các đợt kiểm tra công tác tín dụng, kiểm tra công tác TCCB, kiểm tra quyết toán niên độ, kiểm tra công tác tài chính, kế toán, ngân quĩ,…. Nếu sai sót thì chi nhánh nghiêm túc chỉnh sửa, khắc phục các tồn tại sau thanh tra, kiểm tra, xử lí các vấn đề có biểu hiện rủi ro, vụ việc vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.
Chú trọng đầu tư các dự án, doanh nghiệp vừa và nhỏ , mở rộng cho vay tiêu dùng thông qua việc hợp tác với các trường đại học, cơ quan để phát hành thẻ có chức năng thấu chi….
Tuy nhiên có một số chương trình phần mềm hỗ trợ lại đa dạng, độc lập, phục vụ các nghiệp vụ khác nhau khiến người sử dụng gặp nhiều lúng túng khi phải làm quen và sử dụng cùng một lúc nhiều chương trình ứng dụng. - Do năng lực kinh doanh của khách hàng kém trong khâu tổ chức nhân lực, quản lí nội bộ, quản lí và sử dụng vốn vay hay thiếu thông tin về thị trường…nên không đủ năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài. - Hệ thống văn bản hướng dẫn công tác tín dụng còn nhiều bất cập như luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng, nghị định, thông tư hướng dẫn qui định về tín dụng đang trong quá trình xây dựng và sửa đổi nên còn chồng chéo, rườm rà, chưa đầy đủ khiến việc thực thi còn khó khăn.
Chẳng hạn, một số văn bản về cưỡng chế thu hồi nợ: “trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lí tài sản đảm bảo nợ vay” nhưng các NHTM không làm được ddieuf này vì chỉ là tổ chức kinh tế không có chức năng cưỡng chế.
Từ khi chuyển thành Chi nhỏnh tới nay, chi nhỏnh Thăng Long luụn nừ lực và ngày càng mở rộng thêm thị phần tại địa bàn Hà Nội, tuy có phải gặp nhiều khó khăn từ nền kinh tế, từ sự cạnh tranh của đối thủ cũng như từ chính bản thân khách hàng. * Về nguồn vốn: củng cố quan hệ kinh doanh với khách hàng dặc biệt là khách hàng lớn như kho bạc nhà nước, cục tần số vô tuyến điện; điều hành lãi suất linh hoạt trên cơ sở khung lãi suất của NHNNOVN; đa dạng các loại hình sản phẩm tiết kiệm. * Về công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng; ứng dụng các công ghệ như thư điện tử, tổng đài trung kế điện thoại IP, củng cố dịch vụ đã có, tăng cường đào tạo ứng dụng phần mềm, tăng cương tiếp thị phát hàng thẻ, bổ sung cán bộ chuyên sâu mạng, an ninh hệ thống.
* Về chỉ đạo, điều hành: bám sát chiến lược kinh doanh củ NHNoVN, đồng thời chú trọng những giải pháp điều hành linh hoạt đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và đảm bảo tài chính cảu chi nhánh và toàn hệ thống; duy trì thường xuyên công.