Giải pháp phát triển hoạt động gia công may mặc xuất khẩu tại Xí nghiệp may Lạc Trung

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU LẠC TRUNG

Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp

Xí nghiệp đã từng bước chuyển sang sản xuất gia công bằng nguyên liệu, phụ liệu do khách hàng đưa đến đồng thời tiến hành các hoạt động quảng cáo, hội chợ, triển lãm… nhằm tạo lập uy tín với các bạn hàng trong và ngoài nước. Thời kỳ đầu xí nghiệp chỉ có 1 phân xưởng chuyên may áo Jacket, đến nay xí nghiệp đã có 3 phân xưởng may nhiều loại mặt hàng khác nhau: quần âu, váy, quần áo trẻ em… Từ chỗ chỉ có 220 công nhân khi mới thành lập, đến năm 1998 xí nghiệp có 418 công nhân và hiện nay có hơn 700 công nhân đang làm việc tại xí nghiệp.

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GIA CÔNG MAY MẶC CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU LẠC TRUNG

Các phương thức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho các công ty trong nước nên doanh thu từ hoạt động xuất khẩu uỷ thác của xí nghiệp đã bị giảm đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm nay. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì việc các doanh nghiệp hạ thấp phí uỷ thác để cạnh tranh giành các hợp đồng gia công uỷ thác đang là một vấn đề lớn ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu của Xí nghiệp, đòi hỏi Xí nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ thị trường để tìm ra các phương thức xuất khẩu phù hợp với tiềm năng của Xí nghiệp và phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành may mặc xuất khẩu. Như mọi doanh nghiệp làm hàng gia công khác, Xí nghiệp luôn ở trong thế bị động, có được phía nước ngoài thuê hay không và thường phải chấp nhận sản xuất theo các yêu cầu về kỹ thuật và mẫu mã mà phía đối tác đưa ra; hơn nữa công việc sản xuất lại phụ thuộc vào thời gian của hợp đồng gia công.

Hoạt động gia công may mặc xuất khẩu của xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung

Tuy nhiên đây lại là một thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng, kiểu dáng rất cầu kỳ, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, do đó để tiếp tục duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu của Xí nghiệp vào thị trường này, Xí nghiệp cần có nhiều cố gắng tăng cường hoạt động tự cung tự cấp nguyên liệu trong quá trình sản xuất, cải tiến máy móc kỹ thuật, xúc tiến quan hệ nhiều mặt với đối tác EU. Để cạnh tranh với hàng Trung Quốc giành lại một phần thị trường Nhật Bản, không chỉ Xí nghiệp mà các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu cần phải cố gắng rất nhiều đặc biệt là khâu quản lý chất lượng bởi tại thị trường này yêu cầu về chất lượng sản phẩm là rất cao; bên cạnh đó là các yêu cầu về mẫu mã kiểu dáng sản phẩm phải phù hợp với các phong tục tập quán của đất nước. Đối với các bạn hàng truyền thống thì các mặt hàng đặt gia công cũng thường là những mặt hàng quen thuộc với Xí nghiệp như áo jacket, áo sơ mi và quần âu… Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì việc có nhiều mẫu mã sản phẩm cũng sẽ đồng nghĩa với việc thu hút được nhiều khách hàng hơn và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng được đánh giá cao hơn.

BẢNG 3: CƠ CẤU MẶT HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU
BẢNG 3: CƠ CẤU MẶT HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU

Ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong công tác gia công may mặc xuất khẩu ở Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung

Một điểm đáng chú ý trong cơ cấu mặt hàng gia công xuất khẩu của Xí nghiệp là hiệu quả kinh tế mà từng mặt hàng này mang lại bởi trong thực tế, mặt hàng áo jacket xuất khẩu của xí nghiệp tuy có doanh thu cao nhất nhưng lợi nhuận mà mặt hàng này mang lại không thực sự cao. Xí nghiệp cũng đã tổ chức được một lớp học về tổ chức quản lý sản xuất cho các cán bộ chủ chốt từ phó Giám đốc đến các trưởng phó phòng, tổ trưởng sản xuất, kỹ thuật, thu hoá của phân xưởng do chuyên gia Nhật Bản giảng gồm 60 người tham gia và đạt kết quả tốt. Ngoài ra, trong nước cũng có nhiều đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu may mặc và điều kiện về lao động, về kỹ thuật, máy móc thiết bị tốt hơn của xí nghiệp, chi phí sản xuất – kinh doanh thấp nên khả năng cạnh tranh của họ cao hơn.

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG

Thực tế phát triển của các doanh nghiệp gia công may mặc xuất khẩu của Việt Nam

Để đẩy mạnh gia công may mặc xuất khẩu, bên cạnh việc tìm hiểu các thông tin về thị trường, giá cả, đặc điểm về kinh tế văn hoá xã hội cũng như bản sắc truyền thống dân tộc của các quốc gia, các công ty cũng đưa ra những chính sách tiếp cận, khai thông và phát triển với từng thị trường cụ thể, trước hết là các thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng như: EU, Nhật Bản, thị trường các nước Đông Nam Á, Mỹ, Canada. Tỷ lệ nội địa hoá trong hàng xuất khẩu cũng được chú trọng nhằm tăng cường sử dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Hiện tại, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) đang thực hiện đầu tư nâng cấp các nhà máy nhuộm và dệt nhằm tăng cường khả năng cung cấp vải cho may xuất khẩu.

Phương hướng đẩy mạnh gia công may mặc xuất khẩu ở Việt nam trong thời gian tới

Về mặt quản lý vĩ mô, một mặt chúng ta cần tích cực và chủ động đàm phán song phương, mặt khác cần tranh thủ đàm phán để kịp hội nhập Việt Nam vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào thời điểm bãi bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt may để mặt hàng này luôn là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của chiến lược xuất khẩu trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ này. Bên cạnh giải pháp thị trường tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thì các biện pháp khác như đào tạo công nhân kỹ thuật, xúc tiến thương mại, củng cố và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình công nghệ như ISO 9000, 9004, 14000 và tiêu chuẩn môi trường lao động SA8000 đang là những động lực để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hoá và thu hút đơn đặt hàng nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu sang những thị trường mới và giữ vững thị trường truyền thống. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc đẩy mạnh hợp tác liên doanh với các hãng nước ngoài may hàng xuất khẩu để xuất khẩu trực tiếp sang các nước trên, từ đó học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, tiếp thu công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển.

Phương hướng phát triển hoạt động gia công xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung

Tăng cường hơn nữa công tác chuẩn bị sản xuất- kinh doanh từ phòng kế hoạch, kỹ thuật đến từng phân xưởng để nhanh chóng đưa các mã hàng vào sản xuất, tránh tình trạng ách tắc, bị trống đầu chuyền, bị gián đoạn về kỹ thuật và thiếu nguyên phụ liệu đầu vào trong quá trình sản xuất. Xí nghiệp cũng đang cố gắng nghiên cứu, học tập kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành để trong giai đoạn tới sẽ đưa vào áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với mô hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm cải thiện chất lượng công tác quản lý và sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động gia công may mặc xuất khẩu của xí nghiệp. Ngoài việc giữ vững các thị trường truyền thống, Xí nghiệp cũng tiếp tục tiến hành mở rộng thị thường và bạn hàng, áp dụng các hình thức kinh doanh linh hoạt phù hợp, tăng cường tự doanh, coi trọng mục tiêu hiệu quả kinh doanh và an toàn vốn.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIA CÔNG

  • Vấn đề sản xuất

    Ngoài ra, Xí nghiệp cũng cần phải tổ chức nhiều hơn nữa các buổi thi nâng bậc, thi tay nghề giỏi để đánh giá đúng trình độ của người công nhân, kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân trong Xí nghiệp có thành tích cao trong sản xuất hoặc có những sáng kiến cải tiến làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Do đặc thù sản phẩm may mặc là sản phẩm có tốc độ thay đổi nhanh, nên Xí nghiệp cần đa dạng hoá chủng loại sản phẩm , tạo ra sự phù hợp hơn đối với mọi nhóm đối tượng tiêu dùng, đồng thời với việc hoàn thiện, cải tiến sản phẩm, phát triển mặt hàng mới nhằm đáp ứng mọi yêu cầu khách hàng và nhu cầu thị trường để thu hút nhiều hơn nữa các đơn đặt hàng. Việc quản lý máy móc thiết bị là một công tác rất quan trọng để có thể giảm đến mức tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành sản xuất, đồng thời có thể cân đối được các loại máy móc thiết bị trong xí nghiệp thông qua việc cho mượn và mượn các loại máy móc thiết bị của các đơn vị khác nhau để quá trình sản xuất diễn ra đều đặn, kịp tiến độ của hợp đồng.