Báo cáo khảo sát hoạt động kinh doanh của Maritime Bank

MỤC LỤC

Hoạt động kinh doanh

Là một trong các Ngân hàng cổ phần được thành lập đầu tiên tại Việt Nam (Giấy phép thành lập số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới của nền kinh tế Việt Nam và đã khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, Maritime Bank luôn không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, bằng cả về nội tệ lẫn ngoại tệ, với mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh và chia sẻ lợi nhuận với công chúng; hệ thống mạng lưới Chi nhánh mở rộng qua các năm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu gửi tiền của dân cư cũng như cung ứng dịch vụ cho các tổ chức kinh tế. Đặc biệt, với sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Thế giới, Maritime Bank đã có được hệ thống công nghệ tin học và công nghệ ngân hàng tiên tiến, đảm bảo hoạt động an toàn nghiệp vụ và đó cũng là cơ sở thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Bằng sự năng động của một Ngân hàng cổ phần, với thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, Maritime Bank đã tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng nội tệ và ngoại tệ. Đối tượng khách hàng cá nhân của Maritime Bank là những người có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm; phương thức tài trợ được thực hiện trên cơ sở các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu tiêu dùng cá nhân thiết thực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. Trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, công tác thẩm định khách hàng từng bước được củng cố, toàn hệ thống chấp hành tốt các quy định về bảo lãnh và không có phát sinh rủi ro về nghiệp vụ này, thu phí từ dịch vụ thanh toán trong 9 tháng đầu năm đạt 68,2 tỷ đồng.

Với tốc độ tăng trưởng trên đã khẳng định vị thế của Maritime Bank trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam và cũng đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp của chiến lược phát triển Maritime Bank trở thành một ngân hàng thương mại đa năng trên thị trường tài chính và tiền tệ. Cùng với sự phát triển chung của ngành Ngân hàng Việt Nam, Maritime Bank đã và đang xúc tiến việc thành lập các công ty trực thuộc như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, liên kết liên doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, mua bán nợ v.v.

Bộ máy tổ chức doanh nghiệp

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận +Đại hội đồng Cổ đông

Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị Ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác.

Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ lien quan đến tín dụng, quản lý các săn phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, tiêp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho cá doanh nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ lien quan đến tín dụng, quản lý các săn phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, tiêp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho cá nhân.

Thẩm định đầu tư, cung cấp các dịch vụ ngân hàng lien quan đến công tác quản lý tài chính, xử lý hạch toán các giao dịch.Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên. Phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh

Tình hình tài chính của công ty

Hoạt động đầu tư: Các khoản đầu tư của MSB bao gồm Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (trái phiếu, cổ phiếu) và góp vốn cổ phần đầu tư dài hạn. Nếu việc mở rộng hệ thống ngân hàng cũng như các chiến lược marketing chiếm lĩnh thị trường được tiếp tục duy trì đúng hạn và hiệu quả , MSB hoàn toàn có thể duy trì mức tăng trưởng doanh thu cho các năm tiếp theo. Mức tăng trưởng của MSB cho thấy MSB đã có 2 năm tăng trưởng vượt bậc và MSB có thể xếp vào nhóm thị trường tăng trưởng Cân đối nợ và khả năng thanh toán.

Mặc dù chỉ chiếm 13%, mảng tín dụng cá nhân cũng có những bước tiến đáng kể trong việc chuyên nghiệp hóa với sự ra đời các bộ sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu vay vốn của nhiều đối tượng khách hàng, góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Đây là kết quả của việc Maritime Bank tập trung chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng do đó đ. Khả năng thanh toán NH (CR) của MSB tốt vì tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đang dịch chuyển theo xu hướng giảm xuống qua các năm từ 2007-2009.

Tuy nhiên vảo năm 2009 ROE tăng cao lên 37,1% chứng tỏ MSB sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là MSB đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.Tài sản của MSB được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Đến năm 2009 đã có sự phục hôi lại với mức là 3,394 MaritimeBank quản lý chi phí có hiệu quả, hay doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động.

Bảng 11: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Bảng 11: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Mối quan hệ giữa phòng bán hàng trực tiếp và các phòng ban khác Phòng bán hàng thuộc trung tâm bán hàng. Trung tâm bán hàng có nhiệm phát

MaritimeBank đã dần cải thiện chỗ đứng của mình trên thị trường II Tổ chức bộ máy và hoạt động tại Phòng bán hàng trực tiếp. - Quản lý, đào tạo, huấn luyện thúc đẩy nhóm gồm các Chuyên viên Quan hệ Khách hàng hoàn thành chỉ tiêu được giao. - Tìm kiếm các kênh quan hệ tiềm năng để mở rộng số lượng khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm của Maritime Bank.

Họ chủ động tiếp xúc với khách hàng nhằm tư vấn và bán các sản phẩm như thẻ, trả lương qua tài khoản, cho vay tiêu dùng, huy động tiết kiệm. Đồng thời, chuyên viên KHCN được yêu cầu chăm sóc khách hàng, khai thác các điểm hợp tác liên kết, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ cá nhân trước khi chuyển cho các bộ phận khác thẩm định. - Trực tiếp liên hệ, gặp gỡ, tư vấn, thuyết phục khách hàng cá nhân sử dụng các sản phẩm Huy động vốn của Maritime Bank.

Tùy mức độ kinh nghiệm, mỗi chuyên viên KHCN phụ trách từ 50-100 tài khoản, chịu trách nhiệm dư nợ và đưa về khoảng 0.5 - 1 tỷ VND lợi nhuận hàng năm cho ngân hàng. Do thay đổi nhân sự vào tháng 12/2010 hiện tại nhóm có 6 chuyên viên quan hệ khách hàng và 1 trưởng nhóm thường trực hoạt động.

Nhận xét và đánh giá

Đánh giá chung về Maritime Bank

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2009. Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng.

Với định hướng để phát triển và trở thành ngân hàng có uy tín, chất lượng hàng đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam, Maritime Bank đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng,. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng rất nhanh trong những năm tới bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu và từ lợi nhuận để lại. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, Maritime Bank cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động.

Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế. Các yếu tố đó thể hiện các định hướng và chiến lược kinh doanh của ngân hàng hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng bước vào hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.