MỤC LỤC
Phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu hiệu quả ở các bộ phận, các mặt của quá trình kinh doanh như chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, chi phí… Ta cũng có thể đi phân tích từ chỉ tiêu tổng hợp đến chỉ tiêu chi tiết, từ đó khái quát hóa để đưa ra các thông tin hữu ích là cơ sở đưa ra các quyết định phục vụ quá trình kinh doanh. Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các chuyên gia phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trên các góc độ như sức sinh lời kinh tế của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, lãi cơ bản trên cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với chi phí… Mặt khác khi phân tích hiệu quả kinh doanh của từng nội dung cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ.
- Lợi nhuận cao: Dầu khí là tài nguyên khoáng sản nằm sâu trong lòng đất nên để khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi chi phí lớn nhưng bù lại nếu có phát hiện nguồn dầu khí thì lợi nhuận thu được lại rất cao, đời mỏ khai thác thường kéo dài từ 20 đến 25 năm tuỳ theo cấu tạo mỏ trong khi chỉ mất từ 2 đến 3 năm đầu là có thể thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu trong giai đoạn thăm dò và phát triển mỏ, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay giá dầu thô thế giới trong khoảng 90-120USD/thùng. Trong năm này, PV Drilling thành lập Xí nghiệp Thương mại & Dịch vụ Kỹ thuật công nghiệp nay là Công ty TNHH một thành viên Thương mại & Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVD Tech), đơn vị triển khai thành công dịch vụ giàn khoan bề mặt giếng, đưa PV Drilling trở thành công ty Việt Nam đầu tiên có thể thực hiện dịch vụ này mà trước đây chỉ do các công ty nước ngoài đảm nhận.
Qua bảng trên cho thấy các chỉ tiêu sử dụng tài sản của PVD so với các công ty khác cùng ngành, Chỉ tiêu sức sinh lời của tổng tài sản thấp hơn so với các đơn vị cùng ngành nguyên nhân chủ yếu do giai đoạn này Công ty tập chung đầu tư tài sản lớn và chưa sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất. Tất cả các chi phí đều tăng tuy nhiên lợi nhuận có xu hướng ổn định điều này cho thấy việc tiết kiệm chi phí chưa hiệu quả, cần có giải pháp giảm các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể hơn là các giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên, bên cạnh các biện pháp để tăng doanh thu.
Trong thời gian 2010-2015, Tổng Công ty đã có kế hoạch đào tạo cụ thể, dự tính có khoảng hơn 200 khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ nghiệp vụ, và nhất là tăng cường đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao cho các kỹ sư, chuyên gia…, tiến tới dần thay thế các chức danh người nước ngoài bằng người Việt Nam, cụ thể thành lập Ban đào tạo các chức danh kỹ thuật cao để xây dựng lộ trình cho việc đưa người Việt Nam dần thay thế người lao động nước ngoài. * Hạn chế: Từ năm 2010 trách nhiệm của PV Drilling trở nên nặng nề và khó khăn hơn khi điều hành cùng lúc 4 giàn khoan sao cho các giàn khoan hoạt động với hiệu suất cao nhất, giảm thiểu rủi ro và tác động đến môi trường để đảm bảo hiệu quả an toàn ở mức cao nhất như những thành quả đã đạt được năm 2009 (Năm 2009, giàn khoan PV DRILLING I và II đạt hiệu suất hoạt động trung bình trên 99%). Để đạt được mục tiêu trên là một thách thức rất lớn của PV Drilling, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên PV Drilling từ đội ngũ công nhân và chuyên gia trực tiếp vận hành giàn khoan, đến đội ngũ hậu cần, bảo dưỡng bảo trì…Bên cạnh đó, PV Drilling sẽ tích cực tìm kiếm khách hàng bằng cách tăng cường công tác marketing cho các giàn khoan của mình, tích cực tạo mối quan hệ tốt với các công ty dầu khí để tìm hiểu về các chương trình khoan của họ. Đồng thời tận dụng sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc tìm kiếm hợp đồng khoan và sự hậu thuẫn về các chính sách dầu khí. b) Công tác tài chính kế toán. * Thành tựu: PV Drilling đã tiến hành và hoàn thành dự án tập trung ngân quỹ, quản trị dòng tiền mặt trong năm 2010, nhằm tối ưu hóa dòng tiền của Tổng Công ty. PV Drilling đang kết hợp với Ngân hàng để thiết lập Ngân hàng điện tử. Thông qua ngân hàng điện tử, tài khoản của các Công ty thành viên sẽ được liên kết với nhau qua tài khoản chủ của công ty mẹ và mỗi tài khoản của từng Công ty thành viên sẽ được thiết lập hạn mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu. Từ việc tập trung ngân quỹ này, Công ty mẹ luôn được cập nhật và được dự báo lượng tiền mặt trong ngắn hạn, biết rừ được tỡnh hỡnh lưu chuyển tiền mặt của toàn tổng cụng ty, từ đú điều tiết dòng tiền nhàn rỗi từ đơn vị này cho đơn vị khác đang cần, giảm được chi phí tài chính thay vì đơn vị đang thiếu phải đi vay với lãi suất vay, đồng thời có thể sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi để ký quỹ hoặc đầu tư trong ngắn hạn, tăng khả năng sinh lợi cho dòng tiền. * Hạn chế: PV Drilling chưa quản lý tốt dòng tiền mặt, có khi giữ quá nhiều tiền mặt, có khi PV Drilling bị ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền mặt khiến PV Drilling nói chung và các đơn vị thành viên nói riêng khó nắm bắt được cơ hội đầu tư để tăng năng lực kinh doanh của mình, dẫn đến việc phải đi vay, chấp nhận trả lãi. Do vậy, để giữ cho lượng tiền mặt luôn ổn định, PV Drilling cần sử dụng các mô hình dự báo dòng tiền để dễ cân đối dòng tiền ra vào, từ đó nhìn thấy toàn cảnh tình hình lưu chuyển tiền mặt của toàn tổng công ty để có những quyết định kinh doanh sáng suốt. Đồng thời PV Drilling cũng tăng cường kiểm tra hệ thống quản lý tiền để kịp thời phát hiện những sai sót trong dữ liệu và công tác tài chính nhằm hạn chế rủi ro lưu chuyển tiền mặt. Một số rủi ro cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. a) Rủi ro thị trường. Giá dầu thế giới giảm khiến cho giá thuê giàn khoan cũng “tụt dốc” theo. Khi giá dầu tăng lên thì giá cho thuê giàn khoan cũng tăng theo. Tuy nhiên đã ký kết hợp đồng với các khách hàng rồi, nên khó thay đổi giá cho thuê giàn , phải mất ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm mới điều chỉnh giá cho thuê giàn khoan được. Điều này khiến cho lợi nhuận của PVD trong mảng hoạt động này giảm mạnh. Nếu giá dầu không ổn định tình hình kinh doanh của Công ty sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra, những yếu tố khác như công nghệ giàn khoan, hiệu suất sử dụng giàn khoan, chiến dịch hoạt động khoan của nhà thầu dầu..cũng là những yếu tố quan trọng quyết định giá cho thuê giàn khoan. Sự mất cân đối giữa cung và cầu và cạnh tranh ngày càng gay gắt: Tỷ suất hoạt động của các giàn khoan tự nâng trên thế giới vào đầu năm 2010 xuống mức rất thấp, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á vào tháng 5/2010 chỉ đạt trên 80% công suất. Năm 2010 cũng là năm mà các giàn đóng mới được giao rất nhiều. Những giàn nhàn rỗi chịu chi phí bảo trì rất lớn, nên việc cạnh tranh lấy hợp đồng giữa các nhà cung cấp giàn khoan rất khốc liệt. Do PVD là nhà thầu duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực khoan và dịch vụ khoan dầu khí nên sự cạnh tranh chủ yếu từ các nhà thầu nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. b) Rủi ro riêng của doanh nghiệp.
Vì thế, trong khi những yếu tố cơ bản cho thị trường khoan của giàn tự nâng là không thay đổi thì việc tìm kiếm hoạt động cho các giàn tự nâng này có nhiều thử thách hơn khi mà có sự sụt giảm giá dầu và hạn hẹp ngân sách cho tìm kiếm thăm dò dầu khí, tạo ra nhiều áp lực hơn cho cả hiệu suất hoạt động và giá thuê giàn trong khu vực. Tuy nhiên, riêng đối với thị trường Việt Nam, trong đó PV Drilling là nhà cung cấp dịch vụ khoan duy nhất ở trong nước có năng lực và kinh nghiệm tốt, được sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thì với những triển vọng khá lớn của ngành dầu khí cùng với giá dầu thô đang dần phục hồi và ổn định, thì đây là một thị trường nhiều cơ hội và đầy tiềm năng.
Ngoài ra, cùng với những tác động khó lường của khủng hoảng kinh tế thế giới và sự mất cân đối nguồn cung và cầu trên thị trường khoan, giá cho thuê giàn khoan cũng bị áp lực và sụt giảm mạnh, cụ thể, giá cho thuê giàn khoan ở khu vực giảm còn khoảng 120.000 USD đến 130.000 USD/ngày. Tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, PV Drilling không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ với giá thành cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng nhằm khẳng định vị trí Người tiên phong của ngành khoan dầu khí Việt Nam.
- Áp dụng chương trình 5S (về quản lý chất lượng), ISO để hạn chế các thất thoát nguyên vật liệu và gọn gang từng khu vực hoạt động. - Xây dựng quy trình mua bán, cấp phát vật tư và đảm bảo thực hiện nghiêm túc theo quy trình. - Xây dựng tiêu chí đánh giá và lựa chọn công khai người cung ứng thích hợp tin cậy. - Xây dựng tiêu chuẩn nguyên vật liệu, vật tư để kiểm soát chặt chẽ vật tư mua và cấp phát cho các bộ phận trong quá trình hoạt động. * Giải pháp giảm chi phí lưu kho của phụ tùng thiết bị :. - Ngành khoan phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và trữ lượng dầu, nên việc tính toán thời gian mua sắm và lắp đặt trang thiết bị, máy móc nên tập trung vào những tháng không có bão, nếu mua máy móc, thiết bị vào mùa có bão sẽ phải tồn kho thời gian dài mới đưa vào lắp đặt và sử dụng, tốn chi phí tồn kho. - Bên cạnh đó việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu và trữ lượng dầu khai thác của các công ty sẽ khai thác tối đa thời gian hoạt động của máy móc, tránh tình trạng ngưng hoạt động tồn kho trong thời gian dài, ảnh hưởng đến chi phí lưu kho. * Giải pháp giảm lãi vay ngân hàng:. - Đõy là một chi phớ khỏ lớn của Cụng ty cần theo dừi sỏt và thanh toỏn đỳng hạn để không bị nợ quá hạn. Thu hồi các khoản nợ của khách hàng nhanh chóng để có thể linh hoạt hơn trong việc trả phí lãi vay cho ngân hàng. - Công ty cần xác lập tốt mối quan hệ với các ngân hàng nhằm được vay với lãi suất ưu đãi nhất, linh hoạt nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. a) Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Thất thoát trong thời gian ngưng hoạt động (ĐVT: Tỷ đồng). “Nguồn: Tính toán của tác giả”. Thời gian ngưng hoạt động do thời tiết, không có hợp đồng hoặc chưa tìm được khách hàng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu như tính toán ở trên, thất thoát. chiếm khoảng 10% doanh thu hàng năm. Do đó, công ty cần phải quản lý tài sản tốt hơn, cụ thể cần tiến hành một số biện pháp như sau:. * Cần tiến hành thanh lý giàn khoan PVD 11 vì giàn khoan này sản xuất ở Trung Quốc, chất lượng kém, hoạt động không hiệu quả, thường hư hỏng. Hơn nữa, sở trường của PVD là khoan biển, mà PVD 11 là giàn khoan đất liền. * Thay đổi thời gian ký kết hợp đồng và thời gian bảo trì hợp lý hơn, tính toán thời gian lắp đặt, bảo trì vào những tháng ít bão và ít ảnh hưởng của thời tiết. Thuê các dàn khoan khác khi các giàn khoan bị hư trong thời gian dài. Tăng cường tìm mới các hợp đồng trong và ngoài nước để khai thác với công suất cao nhất các giàn khoan. * Nâng cao chất lượng công tác duy tu, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng như các tài sản cố định khác, nhằm nâng cao tuổi thọ, độ tin cậy của máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng hoạt động, giảm đến mức thấp nhất các gián đoạn trong quá trình khoan. b) Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Bộ phận kiểm soát và kiểm toán nội bộ phải trung thực để phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của Công ty, tăng cường kiểm tra giám sát cán bộ công nhân viên qua việc thực hiện nghiêm túc chế độ công khai hoá báo cáo tài chính. Tóm tắt chương 3: Xuất phát từ thực trạng hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty PVD hiện nay, dựa vào định hướng và mục tiêu của Công ty cũng như dự báo thị trường khách hàng, Tác giả đã đưa ra các giải pháp chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh của PVD, các giải pháp như: tăng cường hoạt động đầu tư giàn khoan mới, đẩy mạnh hoạt động marketing nội địa và nước ngoài, hoàn thiện công tác quản trị tài chính, bộ máy quản lý, công tác quản trị nguồn nhân lực, công tác đào tạo, hoàn thiện chế độ lương thưởng, phân tích rủi ro và đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro.