MỤC LỤC
Đối với DNNN CPH và niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán trong vòng 01 năm sau khi thực hiện chuyển đổi, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm xin phép phải có lãi. Bước 8 : Sau khi nhận Giấy phép NY/ĐKGD công ty làm thủ tục đăng ký niêm yết, lưu ký cổ phần và giao dịch.
Do TTCK phản ánh một cách khách quan hoạt động cũng như tình trạng nợ của doanh nghiệp, nên nó có khả năng thúc đẩy doanh nghiệp phải chuyên nghiệp hóa các họat động kinh doanh, nâng cao công nghệ và chất lượng sản phẩm, đổi mới phương thức quản lý. Loại bỏ các tác động ngoài tầm kiểm soát (biến động kinh tế, chính trị , những tin đồn sai lệch, …) thì sự tăng giá cổ phiếu thể hiện sức cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của công ty gia tăng, hứa hẹn một sự phát triển khả quan với lợi nhuận phân phối cao.
Cụ thể : thị trường cổ phiếu tạo thêm một kênh huy động và phân phối vốn, góp phần giải tỏa sức ép đối với thị trường vốn tín dụng ngân hàng; thị trường cổ phiếu cho phép tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đưa vào đầu tư phát triển kinh tế ; thị trường cổ phiếu thu hút luồng vốn đầu tư nước ngoài, cải thiện tình hình cán cân thanh toán quốc tế. Với vai trò là đầu mối trong quan hệ cung cầu chứng khoán, là nơi tập trung và công khai thông tin cho các đối tác mua bán tham khảo, thị trường niêm yết cần đảm bảo trật tự, sự công bằng, trung thực để tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và công chúng tham gia đầu tư.
Phần vốn nhà nước còn lại tập trung ở các DNNN chưa CPH, mà chủ yếu phần lớn là ở các TctyNN, chiếm khoản 250.000 tỷ đồng tương đương khoảng 15-20 tỷ USD, được xem là một lượng vốn lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đáng buồn con số này mới chỉ bằng vốn của một công ty dầu khí cỡ vừa của Trung Quốc. Song vẫn chưa khắc phục hết những hạn chế cơ bản của tiến trình CPH, đó là DNNN được đưa vào CPH vẫn là những doanh nghiệp nhỏ, lượng vốn chuyển đổi sở hữu vẫn còn thấp, nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ cổ phần khá cao.
Điều này có thể được lý giải như sau : đối với các CtyCP có vốn nhà nước, sau CPH còn được hưởng những ưu đãi về thuế, việc vay vốn cũng dễ dàng hơn so với các CtyCP không có vốn nhà nước, thêm vào đó là những chuyển biến tích cực sau CPH. Tóm lại, như mục tiêu ban đầu đã đề ra cho quá trình CPH, các doanh nghiệp sau cổ phần bước đầu huy động được một lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội tham gia vào tiến trình sản xuất kinh doanh, theo số liệu thống kê các doanh nghiệp CPH trong giai đoạn 2001-2005 huy động được trên 19 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư.
Đồng thời bước đầu có những chuyển biến tích cực trên hầu hết các phương diện như : phương thức quản lý, đầu tư và ứng dụng công nghệ mới, thu hút sự quan tâm của những nhà đầu tư tiềm năng. Như vậy sau CPH doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những gánh nặng tài chính dẫn đến rất nhiều khó khăn cho hoạt động cũng như không đáp ứng được yêu cầu khi công ty thực hiện niêm yết.
Bằng mọi cách họ sẽ thâu tóm hết cổ phần về phía mình (thông qua đấu giá cao, chuyển nhượng ngầm, ….) để doanh nghiệp không lọt và tay kẻ khác. Tóm lại, do các quy định và chính sách thực hiện và giám sát tiến trình CPH còn nhiều hạn chế làm tính ưu việt của một CtyCP gắn với hình thức đa sở hữu chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.
Chẳng hạn điều lệ khụng quy định rừ quyền đề cử thành viờn HĐQT, trách nhiệm cụ thể và các điều khỏan kiểm sóat; cổ đông nhỏ thường bị lấn hay tước quyền, như quyền tham dự Đại hội cổ đông. Chế độ kế tóan, kiểm tóan hiện hành còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, các chuẩn mực mới ban hành chưa được áp dụng thống nhất, còn thiếu sự hướng dẫn cụ các nghiệp vụ phát sinh mới đối với doanh nghiệp và đối với các công ty làm công tác tư vấn, kiểm toán. Đối với CtyCP không còn hoặc còn ít vốn nhà nước, như đã phân tích trên, thường biến tướng thành những CtyCP theo kiểu gia đình trị, và như vậy hiệu quả của một HĐQT trong hình thức CtyCP không được phát huy.
+ Nhóm 3 (nhóm các cổ phiếu 3 xu ) : BBT, BTC, DPC, LAF, TTC, TS4, BPC, CAN, KHA, PNC … khối lượng niêm yết, khối lượng giao dịch, tính thanh khoản của các cổ phiếu đều thấp, kết quả kinh doanh của các CtyCP này không hấp dẫn, ít tạo ra tác động đến thị trường, thường diễn biễn tăng giảm theo diễn biến của các cổ phiếu nhóm một. Phân tích thị trường cổ phiếu Việt Nam năm 2006 phải tách riêng ra khỏi xu thế phát triển của thị trường vì đây là giai đoạn mà thị trường cổ phiếu chịu rất nhiều những tác động lớn, như : sự có mặt của các ngân hàng, các doanh nghiệp lớn trên TTCK, tổ chức thành công hội I nghị APEC, sự kiện gia nhập WTO với những cam kết mở cửa thị trường , quy chế PNTR được thông qua …. Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu, với những doanh nghiệp chưa tích cực thay đổi chính mình, nếu không muốn nói là phải “tái sinh lại “, chưa lột bỏ được những tàn dư của loại hình DNNN cũ, thì về lâu dài khi những ưu đãi không còn nữa, doanh nghiệp không đủ khả năng đáp ứng với những yêu cầu khắc khe của thị trường cổ phiếu, không thể chống chọi với những thách thức mới.
Việc mở cửa sẽ làm gia tăng rủi ro thị trường do chịu ảnh hưởng mạnh của các tác động từ thị trường khu vực và thế giới trong khi đó khả năng điều hành thực hiện các chính sách và giám sát của các cơ quan quản lý còn hạn chế. Đến với tiến trình tự do hoá tài chính, TTCK cũng như các CtyCP đều có xuất phát điểm thấp so với các tập đoàn, tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài, xét trên các khía cạnh : Vốn, tác phong và tư duy kinh tế, khả năng phán đoán và dự báo,. Dự báo trong thời gian tới, dòng vốn trong nước và dòng vốn di cư của nước ngoài vào thị trường cổ phiếu Việt Nam ngày một nhiều tạo nên một sân chơi phong phú hơn với triển vọng dài hạn…Trong khi đó lượng hàng hóa cung ứng cho nhu cầu trên còn rất hạn chế, số công ty FDI chuyển đổi thành CtyCP tham gia niêm yết là rất ít, các CtyCP có vốn trong nước tự tham gia niêm yết là hầu như không có, việc tăng cung hàng hóa cho TTCK sắp tới chỉ trông chờ vào nguồn hàng cổ phiếu của các công ty nhà nước CPH.
Bên cạnh đó, với các DNNN được CPH nhưng tình hình tài chính, quy mô vốn, số lượng cổ đông chưa đủ đáp ứng điều kiện niêm yết thì phải thực hiện cải tổ doanh nghiệp trước khi đưa lên tham gia niêm yết, thực hiện việc đăng ký giao dịch sau đó bán bớt cổ phần của nhà nước để đủ tiêu chuẩn niêm yết, hoặc bán bớt cổ phần nhà nước kết hợp với niêm yết/đăng ký giao dịch. Trước hết, bắt đầu bằng việc sàn lọc các DNNN thuộc diện CPH, là những doanh nghiệp làm ăn có lãi, và có khả năng phát triển.Thứ hai, phân loại và xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản vốn góp, kiểm kê và định giá tài sản…Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng thua lỗ, bù lỗ và đạt lợi nhuận cho các năm liên tục trước thời điểm cổ phần hoá. + Các nội dung tối thiểu cần có : Kết quả tài chính và hoạt động của cụng ty; cỏc mucù tiờu, chiến lược phỏt triển ngắn hạn, dài hạn; rủi ro và thỏch thức; quyền sở hữu cổ phiếu và quền biểu quyết; các thành viên HĐQT, ban kiểm soát và đội ngũ quản lý chủ chốt; chế độ lương, thưởng, phụ cấp cho từng loại đối tượng trong công ty (người lao động, HĐQT, ban giám đốc ….); các vấn đề lớn có liên quan đến người lao động; cơ chế quản lý và các chính sách của Chính phủ có tác động đến công ty.
Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán dự kiến nâng mức vốn điều lệ lên mức cao hơn, một CtyCK thực hiện đủ 5 nghiệp vụ (lưu ký, môi giới, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, tự doanh) thì phải có vốn khoảng 200 tỷ đồng (so với mức hiện nay là 43 tỷ đồng), thị trường cũng đã bắt đầu phân hoá nhóm các CtyCK mạnh và yếu. Còn đối với những người đã biết và đã đầu tư thì việc đầu tư còn mang tính manh mún, từng nhóm nhỏ, đầu tư cá nhân với xu thế đầu cơ ngắn hạn, đầu tư không chiến lược và thiếu kinh nghiệm trong phân tích tổng hợp thông tin đa chiều trên TTCK, giao dịch trên thị trường vẫn còn theo phản ứn tâm lý và tác động của tin đồn.