MỤC LỤC
Từ quan niệm trên có thể hiểu án lệ là quyết định hoặc lập luận, nguyên tắc hoặc sự giải thích pháp luật do tòa án đưa ra khi giải quyết một vụ việc cụ thể được nhà nước thừa nhận làm mẫu hoặc làm cơ sở để tòa án dựa vào đó đưa ra quyết định hoặc lập luận để giải quyết vụ việc khác xảy ra về sau có nội dung hoặc tình tiết tương tự. Án lệ được coi là nguồn của pháp luật và được chia làm hai loại là án lệ mang tính bắt buộc áp dụng (binding precedent,authoritative precedent) như án lệ của toà án cấp trên bắt buộc toà án cấp dưới cùng phân hệ phải tuân thủ và án lệ không mang tính bắt buộc áp dụng (persuasive precedent) như án lệ của toà án cùng cấp có thể áp dụng hoặc chỉ để tham khảo.
Tính chất, đặc điểm của án lệ
Ngoài hai yếu tố trên ( bản án và tiền lệ) còn có một yếu tố thứ ba tham gia vào việc hình thành án lệ đó là yếu tố thống nhất hoá thông qua vai trò giám sát của Toà án cấp trên đối với toà án cấp dưới. Trong quá trình hình thành án lệ, còn có một yếu tố nữa có vai trò rất quan trọng đó là công tác thông tin tuyên truyền về án lệ nhằm công khai hoá và phổ biến rộng rãi các bản án và quyết định của toà án các cấp.
Với quy trình này việc hiện diện của án lệ sẽ không còn quá xa lạ với tất cả mọi người và nó cũng đảm bảo cho sự tồn tại khách quan của án lệ trong hệ thống pháp luật trên thế giới. Quy trình sửa đổi này sẽ dựa trên những tính chất, đặc điểm của bản án cũng như thời điểm phù hợp với bản án và những quan niệm mới trong cách nhìn nhận vụ việc của cộng đồng và các chuyên gia về luật.
Sự nghiêm ngặt: án lệ bắt buộc áp dụng đã trở thành lực cản đối với sự sáng tạo của các Thẩm phán khi xét xử bởi họ phải tuân thủ án lệ một cách nghiêm ngặt. Với những ưu điểm mà án lệ mang lại cũng chính là một trong những lý do quan trọng để các quốc gia sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử của nước mình.
Thượng nghị viện là án lệ bắt buộc đối với tất cả các tòa án ngoại trừ Thượng nghị viện (trước năm 1966 án lệ của Thượng nghị viện có giá trị bắt buộc đối với cả Thượng nghị viện). 2) Các quyết định của tòa phúc thẩm là án lệ bắt buộc đối với tất cả các tòa án cấp dưới thuộc quyền phúc thẩm của tòa án này. Trừ các bản án hình sự, còn các án khác của tòa phúc thẩm có giá trị bắt buộc ngay cả với bản thân nó. 3) Các quyết định của tòa án cấp cao là án lệ bắt buộc đối với các tòa án cùng cấp và các tòa án cấp dưới. Trích lời Thẩm phán Wells của tòa tối cao Bang Nam Úc trong một bài phỏng vấn đã nhận định: “Để hoàn thành vai trò của tòa án đối với vụ việc, thẩm phán, trong sự hiểu biết tốt nhất của mình, phải thể hiện được quyết định của mình về các chuẩn mực hành xử phù hợp được hình thành và thường được duy trì bởi cộng đồng.
Nói chung Án lệ ở Pháp vẫn còn là một vấn đề cần nhiều lí giải, nhưng ta có thể hiểu điều này bằng lời của một luật gia nổi tiếng người Pháp khi ông nói về vị trí của án lệ trong hệ thống nguồn luật ; rằng lịch sử tư pháp Pháp cho thấy án lệ đã trở thành một trong những nguồn luật quan trọng của Pháp ngay cả khi các Thẩm phán không được phép đưa ra những hướng dẫn chung và ngay cả chính khi các phán quyết chỉ có giá trị pháp lý đối với vụ án cụ thể mà thôi. Ba yếu tố để dẫn tới sức nặng, tính tiên quyết trong các phán quyết của tòa án cấp trên đó là : 1.tính thuyết phục của các phán quyết của tòa án cấp trên thường là lớn hơn so với phán quyết của tòa án cấp dưới ; 2.trình độ nghiệp vụ, lí lẽ của các Thẩm phán của tòa án cấp trên đương nhiên cao hơn, sâu sắc và thuyết phục hơn trình độ nghiệp vụ, lí lẽ của các Thẩm phán thuộc tòa án cấp dưới ; 3.
Chức năng của DSB được quy định trong Khoản 1 Điều 2 của Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp – DSU : “Cơ quan giải quyết tranh chấp được thành lập để thực hiện những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định có liên, trừ khi trong hiệp định có liên quan quy định khác. Theo đó, DSB sẽ có thẩm quyền thành lập Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, thông qua các báo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, duy trì sự giám sát và thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép đình chỉ việc thi hành những nhượng bộ và các nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan”.
CHƯƠNG HAI
Tuy nhiên nhu cầu đưa án lệ, tập quán trở thành nguồn của pháp luật nước ta đã được ghi nhận trong Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thốn pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 theo đó một trong những giửi pháp đặt ra là “ nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán kể cả tập quán và thông lệ quốc tế và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung hoàn thiện pháp luật”. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 8 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002: “Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật”.
Ở nông thôn, người dân bị ảnh hưởng bởi tư duy sống theo “lệ làng”, đời sống tự cung- tự cấp, ung dung tự tại diễn ra khép kín sau lũy tre làng, nên việc hình thành ý thức pháp luật cho họ và đưa họ vào một khuôn khổ pháp luật nhất định là việc làm cần tới nhiều thời gian. Tuy nhiên, thực tế là cung- cầu giữa ngành đào tạo luật với xã hội còn mâu thuẫn, đó là việc cử nhân ra trường không đáp ứng được nhu cầu cao của xã hội; ngược lại xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc đào tạo luật.
Năm 2004, Tạp chí tòa án nhân dân dưới sự chỉ đạo của phó chánh án thường trực tòa án nhân dân tối cao Đặng Quang Phương đã tổ chức biên soạn và công bố hai số chuyên đề công bố một số quyết định giám đốc thẩm của tòa án nhân dân tối cao gốm có hai quyển, quyển thứ nhất về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động năm 2003-2004, quyển thứ hai là về hình sự, hành chính. Trang web chứa đựng những bản án được sắp xếp theo loại tranh chấp đặc biệt là có cả bài tranh luận của luật sư… Website này đã tạo ra một kênh truyền thông mang tính tương tác và có ý nghĩa rất lớn, thể hiện được sự quan tâm cũng như nhu cầu của xã hội nói chung, của giới làm luật nói riêng về việc tìm hiểu các bản án.
Tuy nhiên những người ủng hộ án lệ ở Việt Nam tin rằng một hệ thống án lệ bên cạnh luật thành văn để bổ sung, hoàn thiện cho nhau sẽ giải quyết những lỗ hổng hoặc những quy định chưa rừ ràng của phỏp luật trong khi những lỗ hổng này xuất hiện khá nhiều, nhất là trong lĩnh vực phi hình sự. Khi các bản án được công khai, mọi người đều có thể đánh giá và góp ý, trong đó sẽ có những chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp, các luật sư và cả các thẩm phán khác, ngoài ra còn có các giảng viên và các sinh viên luật….Những ý kiến này sẽ là nguồn tư liệu đáng giá góp phần hoàn thiện bản án và giúp công tác xét xử tốt hơn của các thẩm phán trong các những vụ việc sau này.