Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong bối cảnh hội nhập quốc tế

MỤC LỤC

Lược sử quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Trong giai đoạn này hoạt động hợp tác lao động được thực hiện theo cơ chế tập trung - bao cấp. Nhà nước ký kết các hiệp định Chính phủ cung cấp lao động và chuyên gia cho một số nước XHCN Đông Âu, một số nước Trung Đông và Châu Phi. Chỉ thị này cho phép thành lập các tổ chức kinh tế xuất khẩu lao động và chuyên gia, đánh dấu bước chuyển biến của hoạt động đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. Việc tổ chức đưa đi, quản lý chuyên gia và lao động được thực hiện ở trung ương, tập trung ở 3 bộ: Bộ Lao động, Bộ Y tế, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Đối tượng đi lao động rất đa dạng nhưng chủ trương của Nhà nước ta là ưu tiên những người trong biên chế nhà nước, người đã qua nghĩa vụ quân sự. Bước sang năm 1991, chủ trương và chính sách đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đã được đổi mới một cách căn bản so với thời kỳ hợp tác lao động. Ngày 9/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 370/HĐBT, trong đó có quy định đổi mới phương thức và mục tiêu xuất khẩu lao động, coi xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và xác định mục tiêu kinh tế hàng đầu. Tiếp đó, Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động, trong đó có quy định về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nghị định này một lần nữa cụ thể hoá chủ trương, chính sách đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ mới với việc quy định thủ tục cấp phép hoạt động chuyên doanh và đăng ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc,…. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nhiều thay đổi, đòi hỏi các quy định của pháp luật cũng phải có sự điều chỉnh để kịp thời đáp ứng nhu cầu. Đây là văn bản dưới luật quy định khá cụ thể các vấn đề trong hoạt động này, từ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các hình thức đi làm việc ở nước ngoài, tới các quy định về quản lý nhà nước, giải quyết tranh chấp. Đặc biệt, để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện chương trình hỗ trợ các huyện nghèo giảm nghèo nhanh và bền vững, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-Ttg về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành và phối hợp với các cơ quan chức năng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện. Các văn bản pháp luật này đã tạo ra khung pháp lý tương đối đầy đủ, chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP. ĐỒNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN. Nội dung của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Như đã đề cập ở chương 1, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là quy trình tổng thể gồm nhiều mối quan hệ đan xen với nhau, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều chủ thể và chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật trong một quốc gia, của pháp luật các quốc gia có liên quan và pháp luật quốc tế. Do đó, trong phạm vi chuyên đề nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung đề cập đến những vấn đề của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật lao động hiện hành. Cụ thể là các vấn đề cơ bản sau đây: i) Các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được pháp luật Việt Nam thừa nhận và thủ tục tiến hành các hình thức đó; ii) Quyền và nghĩa vụ của chủ thể đủ thẩm quyền đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo luật Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các nghĩa vụ đối với người lao động Việt Nam; iii) Quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tuy nhiên những quyền và nghĩa vụ gắn với quan hệ lao động với chủ sử dụng lao động do được điều chỉnh chủ yếu bởi pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động nờn được đề cập khụng rừ nột lắm trong quy định của phỏp luật Việt Nam (là nước đưa lao động đi làm việc); iv) Vấn đề xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam trong việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; v) Giải quyết tranh chấp trong việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. - Yêu cầu người lao động (hoặc người bảo lãnh) bồi thường những thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật. - Khiếu nại, khởi kiện về các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:. - Được cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam và chính sách, pháp luật có liên quan, phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động. - Được cung cấp thông tin về điều kiện tuyển dụng, quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài. - Được đào tạo, giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài. - Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan va tham gia khóa bồi bưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài. - Ký kết và thực hiện đúng hợp đồng. - Được bảo đảm các quyền lợi trong hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại. - Được bảo hộ về lãnh sự và tư pháp. - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động, phát huy tình thần đoàn kết. - Tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động. - Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Đóng góp và hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật. - Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký. - Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức khác nhau có thêm các quyền và nghĩa vụ cụ thể quy định tại các điều 46, 47, 48, 49 và 53 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đối với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nếu vi phạm các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp có thể bị xử phạt chính cảnh. Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả: i) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ 03 tháng đến 12 tháng; ii) Tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 1 tháng đến 6 tháng; iii) Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động; iv) Buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;.

Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

Thứ nhất, nên bổ sung các quy định ràng buộc trách nhiệm đào tạo và giáo dục định hướng đối với người lao động của các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (tạm gọi là bên A). Nhóm các quy định về vấn đề này bao gồm những vấn đề cụ thể sau đây:. i) Trách nhiệm đào tạo và giáo dục định hướng đảm bảo những kiến thức và nhận thức tối thiểu về ngoại ngữ, pháp luật, tập quán sinh hoạt của nước tiếp nhận lao động;. ii) Trách nhiệm đào tạo tay nghề người lao động phù hợp với yêu cầu của đối tác nước ngoài và có những hiểu biết cần thiết về kỷ luật lao động của doanh nghiệp nơi người lao động đến làm việc (ví dụ như các thông tin cơ bản trong nội quy lao động của doanh nghiệp..);. iii) Có thể quy định những những điều kiện tối thiểu đối với cơ sở, trung tâm đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tránh để tình trạng “thả nổi tự do” cho doanh nghiệp tự thuê giáo viên dẫn đến việc không đảm bảo chất lượng giảng dạy hoặc chỉ đào tạo có tính hình thức, đối phó với quy định của nhà nước;. iv) Về lõu dài, nờn quy định rừ thẩm quyền kiểm tra sỏt hạch “đầu ra” đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Ví dụ như, điều khoản yêu cầu người lao động tự nguyện đặt cọc toàn bộ giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp (bản gốc) cho bên B; yêu cầu người lao động đặt cọc tiền quá mức đặt cọc trần (mức đặt cọc tối đa) đã được pháp luật quy định nhưng ấn dưới hình thức đặt cọc cho tài sản, trang thiết bị học nghề đang được giao cho học viên quản lý.. Song song với việc bổ sung và dự liệu các tình huống vi phạm, cần nâng cao mức xử phạt hành chính bằng tiền đối với hành vi vi phạm của bên A khi để xảy ra những vi phạm pháp luật trong việc xuất khẩu lao động, đặc biệt là những vi phạm gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất và sự tự nguyện ý chí của người lao động dẫn đến việc người lao động bị lừa dối hoặc rơi vào tình cảnh. “tiền mất tật mang”. Mức phạt tiền cụ thể tăng đến bao nhiêu là hợp lý sẽ cần được các cơ quan có thẩm quyền tính toán và quyết định nhưng nhìn chung phải đảm bảo 2 điều kiện: i) Tăng lên so với mức phạt tiền hiện tại theo Nghị định số.