MỤC LỤC
Còn các nhà quản trị chức năng như các phó Tổng giám đốc kỹ thuật, phó Tổng giám đốc nguồn nhân lực, hay các chuyên gia các phòng ban như phòng Kỹ thuật-đầu tư, phòng Cung ứng-kho vận, phòng Tài chánh kế toán, phòng Kế hoạch-kinh doanh, phòng bảo vệ-quân sự…thực hiện những chức năng, nhiệm vụ do Tổng Giám Đốc phân công và hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các Phó Tổng Giám Đốc trực tiếp điều hành các nhà máy sản xuất. + Trong một vài vấn đề như: quyết định kế hoạch sản xuất, phân phối tiền lương, khen thưởng…đến các nhà máy thành viên thì việc điều hành giống như cơ cấu chức năng, nghiã là do các bộ phận chức năng trình Tổng Giám Đốc duyệt rồi triển khai thẳng xuống các đơn vị trong công ty, phó Tổng Giám Đốc trực tuyến quản lý các nhà máy, nhưng lại không có quyền quyết định các vấn đề nầy. + Một số công việc Tổng Giám Đốc chỉ đạo các phòng chức năng tham mưu, rồi ban hành quy chế và chỉ đạo theo dừi cỏc nhà mỏy thành viờn thực hiện, như cỏc biện pháp tiết kiệm chi phí giảm giá thành, biện pháp nâng cao chất lượng thiết bị, bảo đảm an toàn bảo hộ lao động, làm sạch đẹp môi trường, hay là tiết kiệm vốn và đầu tư…Do đó để hoàn thành được các chỉ tiêu của từng bộ phận chức năng, các bộ phận nầy gần như chỉ hướng mục tiêu riêng của phần mình mà không nhất quán mục tiêu chung.
Do kết quả hoạt động sản xuất của nhà máy May 2 kém trong nhiều năm, đến khoảng giữa năm 2004, công ty dệt Việt Thắng đã cho ngưng hoạt động và toàn bộ thiết bị, nhà xuởng, lao động, được chuyển sỏt nhập sang cụng ty liờn doanh May Vicoluchứ (Công ty liên doanh May giữa công ty dệt Việt Thắng và một công ty thương mại của nuớc Nga). Công tác Marketing của công ty như nói trên còn nhiều mặt hạn chế, nên khâu tiêu thụ hiện đang hoạt động theo kiểu chờ khách hàng đến đặt hàng, chứ không có tự tìm đến với khách hàng và tạo cho họ có nhu cầu về sản phẩm của công ty, điều nầy ảnh hưởng khâu tiêu thụ sản phẩm và hạn chế kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đức, Nga, Nhật, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hong Kong…công ty cũng xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ qua một số cụng ty cú tầm cở của Hoa Kỳứ và mối quan hệ ngày càng phát triển vì chất lượng sản phẩm may mặc của công ty đã đạt được yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng nước ngoài đặt ra và giá cả cũng đã được chấp nhận.
Nhờ đường lối đổi mới của Đảng, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, cho sự nổ lực của nhiều cấp, nhiều ngành trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và cho sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp, và đặc biệt là những chính sách khuyến khích xuất khẩu. Hiện nay EU đã bỏ hạn ngạch nhập hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU và việc xóa bỏ hạn ngạch đối với thị trường Hoa Kỳ khi gia nhập chính thức vào tổ chức thương mại thế giới WTO trong tháng 01/ 2007 tới, điều nầy góp phần tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường có sức tiêu thụ lớn như thị trường Hoa Kyứ. Ngành Dệt May nói chung và công ty Dệt Việt Thắng nói riêng cũng đã ứng dụng những tựu nầy trong các hoạt động kinh doanh của mình và đã có nhiều kết quả tốt trong việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, các phần mềm vi tính hổ trợ nghiệp vụ, cũng như sử dụng các hệ thống mạng trong quản lý và kinh doanh.
Nguồn nguyên liệu xơ bông ở Việt Nam không đủ cung cấp cho các công ty Dệt- Sợi trong nước, phải nhập thêm nguồn xơ bông nước ngoài tới 90% và hóa chất thuốc nhuộm hoàn toàn nhập ngoại, máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu 80%.(13) Công ty dệt Việt Thắng phải nhập ngoại nguồn nguyên liệu bông xơ và hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc, phụ tùng; Điều nầy góp phần làm tăng giá thành sản phẩm. Công ty gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong từng chủng loại mặt hàng; các đối thủ cạnh tranh mặt hàng vải như là các công ty dệt Phong Phú, Thành Công, Thắng lợi, Đông Á…Ngoài ra còn nhiều công ty Dệt May có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và các công ty tư nhân ngày càng lớn mạnh, họsản xuất đa dạng mặt hàng, có khả năng sẽ sản xuất trùng mặt hàng và trở thành những đối thủ cạnh tranh tiềm năng khác của công ty Dệt Việt Thắng.
TỶ LỆ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT – MAY VIỆT NAM VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI.
Sự hình thành Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam, VINATEX, đã tập trung vốn cho phát triển lâu dài, tránh phân tán manh mún trong đầu tư, đồng thời vừa chuyên môn hóa vừa đa dạng hoá một cách cân đối hài hòa, giảm bớt sự cạnh tranh các doanh nghiệp trong cùng ngành. Nghị Quyết Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa VII đã xác định chủ trương phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó hàng tiêu dùng đã được định hướng như sau: “Phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng thông dụng, mỡ rộng sản xuất hàng lâu bền cao cấp, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, cải tiến bao bì, giảm giá thành, phát triển hàng tiêu dùng xuất khẩu, đặc biệt sản phẩm may mặc, dệt, da…chuyển nhanh từ gia công sang tự sản xuất để xuất khẩu”. Ty cũng yêu cầu các công ty thành viên phải rà soát sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tinh gọn và khoa học, tuyển chọn và đào tạo lao động, tăng cường công tác bảo trì thiết bị, đầu tư có trọng điểm, tiếp thu công nghệ mới, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn xuất khẩu, giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh.
Mục đích việc phân khúc thị trường trên sẽ giúp công ty đa dạng mẫu mã sản phẩm, phù hợp với thị hiếu theo lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, nét văn hóa từng khu vực v.v…mặt khác dựa vào năng lực thiết bị, công nghệ của công ty để lựa chọn mặt hàng sản xuất đạt yêu cầu chất lượng và giá cả được chấp nhận. Công ty cần tập trung khai thác tối đa dây chuyền thiết bị, công nghệ mới để sản xuất những mặt hàng cao cấp, giá cao để tích lũy khấu hao trả nợ và lãi vay đầu tư, tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty, do đó sẽ chọn các khúc thị trường cho độ tuổi trung niên và thanh niên, cả giới tính nam và nử, ở khu vực thành thị và những người có thu nhập cao và quan trọng hơn hết là phục vụ cho thị trường xuất khẩu thu. Bên cạnh đó công ty cũng còn những dây chuyền thiết bị củ chất lượng sản phẩm không cao, công ty cần tận dụng dây chuyền nầy sản xuất với những nguyên vật liệu, phụ liệu rẽ tiền hơn, để tạo ra những sản phẩm giá rẽ, phục vụ khúc thị trường nông thôn và những người có thu nhập thấp.
Nhằm mục đích tạo cho khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty và thoát khỏi sự cạnh tranh càng ngày càng quyết liệt, mức độ cạnh tranh càng cao hơn, bên cạnh đó chúng ta biết rằng thị hiếu thị trường thay đổi, vòng đời sản phẩm ngày càng rút ngắn. Từ đó thiết kế những mặt hàng vải pha trộn nhiều loại nguyên liệu để tạo cãm giác thoãi mái khi mặc vào và phù hợp thời tiết khí hậu từng khu vực người tiêu dùng tại các thị trường mục tiêu, đồng thời cũng nên quan tâm và nghiên cứu những loại vải công nghiệp có giá trị cao. Thực tế như chúng ta biết ngoài yếu tố giá thành, có rất nhiều yếu tố liên quan đến giá bán như tùy theo tình hình tiêu thụ trên thị trường, sản phẩm đang nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ sống sản phẩm, giá mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh, phương thức thanh toán và số lượng sản phẩm từng đơn hàng… mà giá bán có thể thay đổi.